Linh Mục và Bí Tích Thánh Thể
Bối Cảnh:
Năm nay, ĐGH Benedicto XVI công bố Năm Linh Mục và kêu gọi cầu nguyện để thánh hoá các Linh mục, xây dựng một luân lí hoàn hảo trong đời sống Linh mục, và một “con tim mới” trong con người Linh mục.
Lời kêu gọi và ý định chọn một năm để tập trung vào thiên chức Linh mục không gây ngạc nhiên vì đã được đoán trước từ lâu, đúng hơn là từ sau công đồng Vatican II.
Với các nhà thần học, công đồng Vatican I được xem là công đồng của Giáo Hoàng, vì công đồng khẳng định vai trò và chức năng của Giáo Hoàng trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II được gọi là công đồng của các Giám Mục vì những quan tâm đặc biệt trong những văn kiện của công đồng liên quan đến vai trò và chức năng các Ngài.
Riêng với Linh mục, từ sau công đồng Vatican II, ngoài Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Các Linh Mục (Presbyterorum Ordinis) , và những thư của các Đức Thánh Cha huấn dụ các Linh mục, các nhà chuyên môn vẫn trông mong những lời dạy chính thức của Giáo Hội về căn tính, chức năng và vai trò Linh mục một cách rõ ràng hơn.
Căn tính Linh mục gặp khủng hoảng một phần do những thay đổi về mặt xã hội, cách sống đạo, quan điểm chính trị, phong trào Đại Kết, ảnh hưởng thần học của Tin Lành v.v… khiến nhiều người hiểu sai và chức năng và vai trò Linh mục của Giáo Hội Công Giáo.
Đồng thời, ý thức dân chủ làm gíáo dân Tu Sĩ Hoá chính mình; và thức tự do cá nhân khiến tu sĩ Giáo Dân Hoá chính mình. Nghĩa là Tu Sĩ muốn làm (đóng vai) giáo dân, và Giáo Dân muốn làm (đóng vai) Tu Sĩ.
Theo Đức Thánh Cha Benedicto XVI, cả hai ý thức này đều bị một sức mạnh chung cuốn hút là Chủ Nghĩa Tục Hoá.
Vậy Ta Phải Tìm Lại Căn Tính Chức Năng Linh mục ở đâu?
Thưa, trong Bí Tích Thánh Thể (BTTT).
Giáo lí Công Giáo số 1324 dạy: “Thánh thể là ‘nguồn mạch và đỉnh cao của sinh hoạt Giáo Hội.’ ‘Các bí tích khác cũng như tất cả các thừa tác vụ trong Giáo Hội và các tác vụ tông đồ đều liên kết và qui hướng về Thánh Thể. Bởi vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho báu thiêng liêng của Giáo Hội, tức chính bản thân Chúa Kitô, lễ Vượt Qua của chúng ta”
Công đồng Vatican II trích lời thánh Thomas Aquinas: “Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội” và “ Tiệc Thánh Thể là trung tâm tụ họp các tín hữu mà vị Linh mục là người chủ sự” (Presbyterorum Ordinis, 5).
ĐTC Gioan Phaolô II viết thư cho các Linh mục trong ngày thứ năm tuần thánh năm 1980, Dominicae Cenae, trong chương 5 Ngài nhắc lại tư tưởng thần học của các giáo phụ, được Henry de Lubac khai thác nhiều trong thời kì công đồng Vatican II: “Giáo Hội sản sinh ra Thánh Lễ, và Thánh Lễ sản sinh ra Giáo Hội” (Lubac). Và đương nhiên, Linh mục gắn liền với Thánh Lễ.
Sự tương quan mật thiết giữa hai yếu tố này được xây dựng không phải trong một mấu chốt thời gian nhất định (như ta thường hiểu về nguồn gốc thiết lập chức Linh mục trong bữa Tiệc Ly, lúc Chúa Giêsu cầm lấy chén và bánh, trao cho các môn đệ và nói “hãy làm để nhớ đến Ta” ) mà Dominicae Cenae muốn nói đến sự tập hợp của các môn đệ quanh Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Nghĩa là, giáo hội hình thành từ khi Chúa Giêsu kêu gọi và triệu tập các môn đệ sống với Ngài. Như thế, bữa Tiệc Ly là điểm đúc kết hơn là khởi đầu cho quá trình tìm về căn tính Linh mục. Nói cách khác, căn tính Linh mục trong Giáo Hội được gắn liền với BTTT không như một yếu tố chỉ vị luật mà còn vị nhân (một quá trình quan hệ người với người được đánh dấu bằng việc Chúa Giêsu kêu gọi môn đệ, và việc Giáo Hội được Chúa Thánh Thần thánh hoá trong ngày lễ Ngũ Tuần).
Có như thế, ta mới hiểu được lời dạy công đồng Vatican II “Thánh Lễ là nguồn mạc và đỉnh cao của sinh hoạt Giáo Hội” (Sacrosanctum Concilium, 47; Lumen Gentium, 11).
Những Liên Hệ Mật Thiết Giữa Linh mục và BTTT:
Có hai điểm đáng chú ý.
Một là: Linh mục bắt nguồn từ Thánh Thể - tồn tại cho BTTT (là lí do chính để chức Linh mục tồn tại) - và có Trách Nhiệm quan tâm đến BTTT (nói đến trách nhiệm mục vụ) (Dominicae Cenae, ch. 5).
Hai là: Căn tính của Linh mục được biểu lộ khi cử hành BTTT (Thánh Lễ). Nghĩa là, Linh mục thi hành nhiều chức năng và ban bí tích khác nhau (như làm cha sở, dạy giáo lí, hay ban bí tích hoà giải v.v…) nhưng Linh mục làm tròn sứ mạng chính của mình khi cử hành Thánh Lễ. Và chính khi cử hành Thánh Lễ thì sứ mạng Linh mục này được hiển thị cách trọn vẹn.
Công đồng Trent (1545-1563) dạy rằng Linh mục dâng Thánh Lễ là chủ tế nhân danh Đức Kitô và nhân danh Giáo Hội (in persona Christi – in persona ecclesiae).
Thánh Augustine dạy “mầu nhiệm Giáo Hội là nội dung của Thánh Lễ.” (Civ. 10,6).
Vì thế, khi dâng thánh lễ, Linh mục làm cho mầu nhiệm Giáo Hội được trở nên cụ thể, hữu hình “Qua Linh mục và Trong Linh mục.”
Linh Mục với Vai Trò Chủ Tế:
Tất cả các mầu nhiệm của Giáo Hội đều được cảm nghiệm hữu hình qua những biểu tượng và dấu hiệu chứa đựng trong các Bí Tích. Đối với “nguồn mạch và đỉnh cao mọi sinh hoạt Giáo Hội” (LG, 11), Thánh Lễ chứa đựng mầu nhiệm sâu thẳm nhất sự hiện diện thật của Chúa Giêsu Kitô trong Bánh Thánh và Rượu Thánh, trong cộng đoàn, trong lời Chúa được công bố, trong lời ca tiếng hát, trong cả Linh mục là người chủ tế.
Vì thế, “Trong Linh mục và Qua Linh mục” mầu nhiệm Thiên Chúa được mặc khải cho con người.
Trong Linh Mục:
ĐGH Gioan Phaolô II nói trong Dominicae cenae: Linh mục không yêu mến BTTT không thể là một Linh mục có hiệu qủa, vì BTTT là bí tích cơ bản và trung tâm của ơn gọi Linh mục, và vì chức Linh mục được thiết lập trong bối cảnh thiết lập BTTT, và cả hai cùng tồn tại cho nhau (Dominicae cenae, 2).
Hơn nữa, không phải vô tình mà lời Chúa Giêsu nhắc nhở “Hãy làm việc này mà nhớ đến ta” được Linh mục lặp lại ngay sau mỗi khi truyền phép Thánh Thể.
Vì thế, để mầu nhiệm Thánh Thể được người khác cảm nghiệm trọn vẹn, Linh mục trước hết và có lòng yêu mến và kính trọng BTTT. Linh mục là một ơn gọi, không làm một nghề chuyên môn, nên chủ tế không thể dâng lễ mà không sống niềm tin đặt trong Thánh Lễ.
Vì thế câu hỏi thiết thực cho các Linh mục là: tôi có yêu mến BTTT không? Tôi có chiêm ngắm và suy niệm BTTT để sống ơn gọi Linh mục của tôi không? (Vì Thánh Lễ không có nhiều thời gian để chiêm niệm nên Giáo Hội khuyến khích tham dự các giờ Chầu Thánh Thể - dưới nhiều hình thức khác nhau - để Linh mục có thời gian và điều kiện cầu nguyện và suy niệm thêm). Quan trọng hơn cả, tôi có thật sự tin là Chúa Giêsu Kitô hiện diện THẬT trong hình Bánh và Rượu được tôi truyền phép không?
Dù luật Giáo Hội là ex opere, operato (nghĩa là hiệu lực của bí tích không tùy thuộc vào người cử hành nhưng theo đúng nghi thức qui định của Giáo Hội), nhưng một Linh mục thánh thiện là máng thông ơn có hiệu qủa hơn để chuyển đạt ơn Chúa đến giáo dân.
Qua Linh Mục:
Nếu ơn Chúa đến với giáo dân “Trong Linh mục” thánh thiện, thì chắc chắn ơn Chúa cũng đến với giáo dân qua các nghi thức thờ phượng mà Linh mục đóng vai chủ tế.
Về phương diện thần học, chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Chủ Tế duy nhất của mọi nghi thức cử hành các Bí Tích, nhưng Chúa dùng các Linh mục để làm hiển thị những gì vô hình.
Vì thế, khi Linh mục cử hành Thánh Lễ, hãy luôn nhớ rằng vai trò chủ tế ở đây là “nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội (in persona Christi – ecclesiae).” Nghĩa là Linh mục không làm cho mình, mà cho Giáo Hội (cả điạ phương và hoàn vũ), nên mọi cử chỉ, động tác, lời nói, thái độ đi-đứng-qùy v.v… đều phản ánh yêu cầu của Giáo Hội (Presbyterorum Ordinis, 5).
Nên Linh mục không tự ý thay đổi hay bỏ qua luật phụng vụ khi không có phép của Giáo Hội (địa phương hoặc hoàn vũ) (Sacrosanctum Concilium, 22).
Truyền thống ngàn năm của Giáo Hội, và sự hiệp thông của mọi Kitô hữu trên thế giới phải được thể hiện trong cách thức một Linh mục dâng Thánh Lễ qua những luật phụng vụ được ghi trong Sách Lễ. Một chủ tế cẩu thả hay không hề quan tâm đến luật chung của Giáo Hội sẽ khiến giáo dân ấn tượng rằng đây là một giáo phái khác của Kitô giaó, hay một Giáo Hội Công Giáo nhưng chưa hẳn đã thuộc quyền Roma.
Thánh Lễ là trung tâm và nguyên nhân của việc hình thành chức Linh mục (Ecclesia de Eucharistia, 31); và chức Linh mục được toàn vẹn khi Linh mục là chủ tế dâng Thánh Lễ (Dominicae cenae, 2).
Mà Thánh Lễ không là một sáng tạo của Linh mục hay cộng đoàn, nhưng là những gì “ta lãnh nhận…” từ các Tông Đồ (1 Cor. 15:3).
Vì thế, mỗi thánh lễ cử hành phải biểu hiện được tính đồng nhất Công Giáo cho mọi giáo dân khi tuyên xưng “một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa” (Eph 4:5), “một Giáo Hội duy nhất” mà thôi.
Chủ Tế Cần Biết:
Với vai trò hướng dẫn dân Chúa cầu nguyện, Linh mục chủ tế luôn phải:
1. Nhớ Chúa Giêsu Kitô là vị Chủ Tế duy nhất.
2. Nhớ rằng Linh mục làm nhân danh Giáo Hội.
Vì thế, chủ tế cần để ý đến những lời dạy trong nghi thức phụng vụ Giáo Hội (trong General Instruction of the Roman Missal, 2002), tránh gây chú ý cho mình, và đừng quên cộng đoàn giáo dân tham dự.
Về mặt cá nhân, nơi thờ phượng công cộng đòi hỏi vị chủ tế phải có thái độ nghiêm trang, tư cách đứng đắn, lịch thiệp. Tránh thái độ làm lễ gượng ép, khô khan hay vội vàng, cẩu thả.
Một số những sai sót thường gặp:
Trước lễ, nếu không kiệu sách Phúc âm thì sách bài đọc được đặt ở Bục Đọc Sách (vì không mang vào) [S] GIRM #118b, 120d.
Nên chuẩn bị Bánh Lễ cho đủ, đừng quá thừa. Và Linh mục phải chịu lễ Bánh Thánh do mình làm phép [S] GIRM #85, 118c.
Khăn bàn thờ phải trắng [S] GIRM #304.
Trên bàn thờ, chỉ có những gì cấn thiết (nến, sách, microphone…) GIRM #306.
Thánh giá trong nhà thờ (hay trên bàn thờ nếu làm lễ ở nơi khác) phải có hình Chúa Giêsu Kitô – crucifix [C] GIRM #117, #122, 308. [nhưng khi đi kiệu, ta có thể cầm thánh giá mà không có thân xác Chúa Giêsu - cross (GIRM #119, 120b)
Nhập lễ:
Lời chào: “Chúa ở Cùng anh chị em… “ là một lời chào đầy đủ, không cần thêm những nghi thức trần tục khác.
Kiệu sách Phúc âm chứ không kiệu Sách bài đọc, GIRM #120d, 172.
Nếu có Nhà Tạm ở giữa nhà thờ, chủ tế (ở Hoa Kì) qùy gối trước khi hôn kính bàn thờ, và làm lại trước khi ra về (với các địa phương khác có thể theo tục lệ riêng, như cúi đầu thay vì qùy gối) GIRM 274.
Sau kinh Thú Tội, Linh mục không làm dấu thánh giá vì dù đó là hành động thống hối, nhưng không là bí tích hoà giải.
Phụng Vụ Lời Chúa
Lời Chúa luôn được đọc ở Bục Đọc Lời Chúa (Ambo) GIRM 58.
Và chỉ Lời Chúa mới được đọc trên đó, GIRM 58.
Đọc lời nguyện hay những lời khác, đứng ở nơi khác, GIRM 106b.
Không nên để một người đọc hai bài đọc, nhưng luật không cấm GIRM 109.
Alleluia có thể bỏ nếu không hát (trong GIRM #38a năm 1975). Ta có thể hát Alleluia mà không cần hát lời thánh vịnh hay lời trích của ngày đó [C] GIRM #63a.
Đọc sách không là chức năng chủ tế. Vì thế phó tế đọc. Nếu lễ có Linh mục đồng tế, nên để một Linh mục đồng tế đọc Phúc Âm (GIRM 59) .
Sau Phúc âm, giám mục (trước đây chỉ có Đức Giáo Hoàng) có thể nâng cao sách Phúc Âm để chúc lành cho giáo dân [O] GIRM #175.
Linh mục có thể giảng ở Bục Đọc Sách, ghế chủ tế, hay một nơi thích hợp [O] GIRM # 136.
Phụng Vụ Thánh Thể:
Ở Mỹ, hội đồng giám mục qui định là qùy suốt Kinh nguyện Thánh Thể (Sau Thánh Thánh Thánh… đến trước kinh Lạy Cha). GIRM #43.
Phó Tế qùi khi Linh mục đọc lời truyền phép GIRM #179.
Chỉ có Linh mục đọc hay hát doxology (Chính nhờ Người….) GIRM #236.
Chúc Bình An, chủ tế không nên rời cung thánh [S] GIRM #154.
Bẻ Bánh chỉ dành cho Linh mục và Phó tế [S] GIRM #83.
Linh mục phải đưa Bánh Thánh lên cho giáo dân thấy khi đọc “Đây Chiên thiên Chúa…” [S] GIRM #157, 243.
Linh mục phải chịu lễ bánh mình làm phép [S] GIRM #85.
Thừa Tác Viên giúp cho rước lễ tiến lên bàn thờ sau khi Linh mục chịu lễ (nhưng có thể lên cung thánh trước) [S] GIRM #162.
Những Thừa Tác Viên này nhận Mình Máu Chúa từ Linh mục [S] GIRM #160.
Rước lễ dưới hai hình thức được khuyến khích… [O] GIRM #283.
Kết Lễ:
Khi ban phép lành, chủ tế không nói: “may Almighty God bless us….” Mà phải nói “may almighty God bless you…”
Còn rất nhiều những chi tiết được giải thích trong General Instruction of the Roman Missal và không thể kể hết ra đây được.
Mong anh em Linh mục ý thức vai trò chủ tế của mình là làm nhân danh Đức Kitô và Giáo Hội. Vì thế, “Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động” (Sacrosanctum Concilium, 14).
Nghĩa là, Giáo Hội mong muốn: “trong Thánh Lễ, các Linh mục (chủ tế) dạy cho tín hữu biết dâng lên Chúa Cha lễ vật Chí Thánh…..dạy họ biết hết lòng thống hối… dạy họ tham dự những buổi cử hành Phụng Vụ Thánh, để trong các nghi lễ đó, họ biết cầu nguyện chân thành” (Presbyterorum Ordinis, 5).
Hay nói một cách đơn giản, mọi giáo dân có quyền đòi hỏi để được lãnh nhận BTTT có hiệu quả “Trong một Linh mục thánh thiện” và “Qua một Linh mục (chủ tế) nghiêm túc.”
Bối Cảnh:
Năm nay, ĐGH Benedicto XVI công bố Năm Linh Mục và kêu gọi cầu nguyện để thánh hoá các Linh mục, xây dựng một luân lí hoàn hảo trong đời sống Linh mục, và một “con tim mới” trong con người Linh mục.
Lời kêu gọi và ý định chọn một năm để tập trung vào thiên chức Linh mục không gây ngạc nhiên vì đã được đoán trước từ lâu, đúng hơn là từ sau công đồng Vatican II.
Với các nhà thần học, công đồng Vatican I được xem là công đồng của Giáo Hoàng, vì công đồng khẳng định vai trò và chức năng của Giáo Hoàng trong Giáo Hội. Công đồng Vatican II được gọi là công đồng của các Giám Mục vì những quan tâm đặc biệt trong những văn kiện của công đồng liên quan đến vai trò và chức năng các Ngài.
Riêng với Linh mục, từ sau công đồng Vatican II, ngoài Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Các Linh Mục (Presbyterorum Ordinis) , và những thư của các Đức Thánh Cha huấn dụ các Linh mục, các nhà chuyên môn vẫn trông mong những lời dạy chính thức của Giáo Hội về căn tính, chức năng và vai trò Linh mục một cách rõ ràng hơn.
Căn tính Linh mục gặp khủng hoảng một phần do những thay đổi về mặt xã hội, cách sống đạo, quan điểm chính trị, phong trào Đại Kết, ảnh hưởng thần học của Tin Lành v.v… khiến nhiều người hiểu sai và chức năng và vai trò Linh mục của Giáo Hội Công Giáo.
Đồng thời, ý thức dân chủ làm gíáo dân Tu Sĩ Hoá chính mình; và thức tự do cá nhân khiến tu sĩ Giáo Dân Hoá chính mình. Nghĩa là Tu Sĩ muốn làm (đóng vai) giáo dân, và Giáo Dân muốn làm (đóng vai) Tu Sĩ.
Theo Đức Thánh Cha Benedicto XVI, cả hai ý thức này đều bị một sức mạnh chung cuốn hút là Chủ Nghĩa Tục Hoá.
Vậy Ta Phải Tìm Lại Căn Tính Chức Năng Linh mục ở đâu?
Thưa, trong Bí Tích Thánh Thể (BTTT).
Giáo lí Công Giáo số 1324 dạy: “Thánh thể là ‘nguồn mạch và đỉnh cao của sinh hoạt Giáo Hội.’ ‘Các bí tích khác cũng như tất cả các thừa tác vụ trong Giáo Hội và các tác vụ tông đồ đều liên kết và qui hướng về Thánh Thể. Bởi vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho báu thiêng liêng của Giáo Hội, tức chính bản thân Chúa Kitô, lễ Vượt Qua của chúng ta”
Công đồng Vatican II trích lời thánh Thomas Aquinas: “Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội” và “ Tiệc Thánh Thể là trung tâm tụ họp các tín hữu mà vị Linh mục là người chủ sự” (Presbyterorum Ordinis, 5).
ĐTC Gioan Phaolô II viết thư cho các Linh mục trong ngày thứ năm tuần thánh năm 1980, Dominicae Cenae, trong chương 5 Ngài nhắc lại tư tưởng thần học của các giáo phụ, được Henry de Lubac khai thác nhiều trong thời kì công đồng Vatican II: “Giáo Hội sản sinh ra Thánh Lễ, và Thánh Lễ sản sinh ra Giáo Hội” (Lubac). Và đương nhiên, Linh mục gắn liền với Thánh Lễ.
Sự tương quan mật thiết giữa hai yếu tố này được xây dựng không phải trong một mấu chốt thời gian nhất định (như ta thường hiểu về nguồn gốc thiết lập chức Linh mục trong bữa Tiệc Ly, lúc Chúa Giêsu cầm lấy chén và bánh, trao cho các môn đệ và nói “hãy làm để nhớ đến Ta” ) mà Dominicae Cenae muốn nói đến sự tập hợp của các môn đệ quanh Đức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa.
Nghĩa là, giáo hội hình thành từ khi Chúa Giêsu kêu gọi và triệu tập các môn đệ sống với Ngài. Như thế, bữa Tiệc Ly là điểm đúc kết hơn là khởi đầu cho quá trình tìm về căn tính Linh mục. Nói cách khác, căn tính Linh mục trong Giáo Hội được gắn liền với BTTT không như một yếu tố chỉ vị luật mà còn vị nhân (một quá trình quan hệ người với người được đánh dấu bằng việc Chúa Giêsu kêu gọi môn đệ, và việc Giáo Hội được Chúa Thánh Thần thánh hoá trong ngày lễ Ngũ Tuần).
Có như thế, ta mới hiểu được lời dạy công đồng Vatican II “Thánh Lễ là nguồn mạc và đỉnh cao của sinh hoạt Giáo Hội” (Sacrosanctum Concilium, 47; Lumen Gentium, 11).
Những Liên Hệ Mật Thiết Giữa Linh mục và BTTT:
Có hai điểm đáng chú ý.
Một là: Linh mục bắt nguồn từ Thánh Thể - tồn tại cho BTTT (là lí do chính để chức Linh mục tồn tại) - và có Trách Nhiệm quan tâm đến BTTT (nói đến trách nhiệm mục vụ) (Dominicae Cenae, ch. 5).
Hai là: Căn tính của Linh mục được biểu lộ khi cử hành BTTT (Thánh Lễ). Nghĩa là, Linh mục thi hành nhiều chức năng và ban bí tích khác nhau (như làm cha sở, dạy giáo lí, hay ban bí tích hoà giải v.v…) nhưng Linh mục làm tròn sứ mạng chính của mình khi cử hành Thánh Lễ. Và chính khi cử hành Thánh Lễ thì sứ mạng Linh mục này được hiển thị cách trọn vẹn.
Công đồng Trent (1545-1563) dạy rằng Linh mục dâng Thánh Lễ là chủ tế nhân danh Đức Kitô và nhân danh Giáo Hội (in persona Christi – in persona ecclesiae).
Thánh Augustine dạy “mầu nhiệm Giáo Hội là nội dung của Thánh Lễ.” (Civ. 10,6).
Vì thế, khi dâng thánh lễ, Linh mục làm cho mầu nhiệm Giáo Hội được trở nên cụ thể, hữu hình “Qua Linh mục và Trong Linh mục.”
Linh Mục với Vai Trò Chủ Tế:
Tất cả các mầu nhiệm của Giáo Hội đều được cảm nghiệm hữu hình qua những biểu tượng và dấu hiệu chứa đựng trong các Bí Tích. Đối với “nguồn mạch và đỉnh cao mọi sinh hoạt Giáo Hội” (LG, 11), Thánh Lễ chứa đựng mầu nhiệm sâu thẳm nhất sự hiện diện thật của Chúa Giêsu Kitô trong Bánh Thánh và Rượu Thánh, trong cộng đoàn, trong lời Chúa được công bố, trong lời ca tiếng hát, trong cả Linh mục là người chủ tế.
Vì thế, “Trong Linh mục và Qua Linh mục” mầu nhiệm Thiên Chúa được mặc khải cho con người.
Trong Linh Mục:
ĐGH Gioan Phaolô II nói trong Dominicae cenae: Linh mục không yêu mến BTTT không thể là một Linh mục có hiệu qủa, vì BTTT là bí tích cơ bản và trung tâm của ơn gọi Linh mục, và vì chức Linh mục được thiết lập trong bối cảnh thiết lập BTTT, và cả hai cùng tồn tại cho nhau (Dominicae cenae, 2).
Hơn nữa, không phải vô tình mà lời Chúa Giêsu nhắc nhở “Hãy làm việc này mà nhớ đến ta” được Linh mục lặp lại ngay sau mỗi khi truyền phép Thánh Thể.
Vì thế, để mầu nhiệm Thánh Thể được người khác cảm nghiệm trọn vẹn, Linh mục trước hết và có lòng yêu mến và kính trọng BTTT. Linh mục là một ơn gọi, không làm một nghề chuyên môn, nên chủ tế không thể dâng lễ mà không sống niềm tin đặt trong Thánh Lễ.
Vì thế câu hỏi thiết thực cho các Linh mục là: tôi có yêu mến BTTT không? Tôi có chiêm ngắm và suy niệm BTTT để sống ơn gọi Linh mục của tôi không? (Vì Thánh Lễ không có nhiều thời gian để chiêm niệm nên Giáo Hội khuyến khích tham dự các giờ Chầu Thánh Thể - dưới nhiều hình thức khác nhau - để Linh mục có thời gian và điều kiện cầu nguyện và suy niệm thêm). Quan trọng hơn cả, tôi có thật sự tin là Chúa Giêsu Kitô hiện diện THẬT trong hình Bánh và Rượu được tôi truyền phép không?
Dù luật Giáo Hội là ex opere, operato (nghĩa là hiệu lực của bí tích không tùy thuộc vào người cử hành nhưng theo đúng nghi thức qui định của Giáo Hội), nhưng một Linh mục thánh thiện là máng thông ơn có hiệu qủa hơn để chuyển đạt ơn Chúa đến giáo dân.
Qua Linh Mục:
Nếu ơn Chúa đến với giáo dân “Trong Linh mục” thánh thiện, thì chắc chắn ơn Chúa cũng đến với giáo dân qua các nghi thức thờ phượng mà Linh mục đóng vai chủ tế.
Về phương diện thần học, chỉ có Chúa Giêsu Kitô là Chủ Tế duy nhất của mọi nghi thức cử hành các Bí Tích, nhưng Chúa dùng các Linh mục để làm hiển thị những gì vô hình.
Vì thế, khi Linh mục cử hành Thánh Lễ, hãy luôn nhớ rằng vai trò chủ tế ở đây là “nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội (in persona Christi – ecclesiae).” Nghĩa là Linh mục không làm cho mình, mà cho Giáo Hội (cả điạ phương và hoàn vũ), nên mọi cử chỉ, động tác, lời nói, thái độ đi-đứng-qùy v.v… đều phản ánh yêu cầu của Giáo Hội (Presbyterorum Ordinis, 5).
Nên Linh mục không tự ý thay đổi hay bỏ qua luật phụng vụ khi không có phép của Giáo Hội (địa phương hoặc hoàn vũ) (Sacrosanctum Concilium, 22).
Truyền thống ngàn năm của Giáo Hội, và sự hiệp thông của mọi Kitô hữu trên thế giới phải được thể hiện trong cách thức một Linh mục dâng Thánh Lễ qua những luật phụng vụ được ghi trong Sách Lễ. Một chủ tế cẩu thả hay không hề quan tâm đến luật chung của Giáo Hội sẽ khiến giáo dân ấn tượng rằng đây là một giáo phái khác của Kitô giaó, hay một Giáo Hội Công Giáo nhưng chưa hẳn đã thuộc quyền Roma.
Thánh Lễ là trung tâm và nguyên nhân của việc hình thành chức Linh mục (Ecclesia de Eucharistia, 31); và chức Linh mục được toàn vẹn khi Linh mục là chủ tế dâng Thánh Lễ (Dominicae cenae, 2).
Mà Thánh Lễ không là một sáng tạo của Linh mục hay cộng đoàn, nhưng là những gì “ta lãnh nhận…” từ các Tông Đồ (1 Cor. 15:3).
Vì thế, mỗi thánh lễ cử hành phải biểu hiện được tính đồng nhất Công Giáo cho mọi giáo dân khi tuyên xưng “một Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa” (Eph 4:5), “một Giáo Hội duy nhất” mà thôi.
Chủ Tế Cần Biết:
Với vai trò hướng dẫn dân Chúa cầu nguyện, Linh mục chủ tế luôn phải:
1. Nhớ Chúa Giêsu Kitô là vị Chủ Tế duy nhất.
2. Nhớ rằng Linh mục làm nhân danh Giáo Hội.
Vì thế, chủ tế cần để ý đến những lời dạy trong nghi thức phụng vụ Giáo Hội (trong General Instruction of the Roman Missal, 2002), tránh gây chú ý cho mình, và đừng quên cộng đoàn giáo dân tham dự.
Về mặt cá nhân, nơi thờ phượng công cộng đòi hỏi vị chủ tế phải có thái độ nghiêm trang, tư cách đứng đắn, lịch thiệp. Tránh thái độ làm lễ gượng ép, khô khan hay vội vàng, cẩu thả.
Một số những sai sót thường gặp:
Trước lễ, nếu không kiệu sách Phúc âm thì sách bài đọc được đặt ở Bục Đọc Sách (vì không mang vào) [S] GIRM #118b, 120d.
Nên chuẩn bị Bánh Lễ cho đủ, đừng quá thừa. Và Linh mục phải chịu lễ Bánh Thánh do mình làm phép [S] GIRM #85, 118c.
Khăn bàn thờ phải trắng [S] GIRM #304.
Trên bàn thờ, chỉ có những gì cấn thiết (nến, sách, microphone…) GIRM #306.
Thánh giá trong nhà thờ (hay trên bàn thờ nếu làm lễ ở nơi khác) phải có hình Chúa Giêsu Kitô – crucifix [C] GIRM #117, #122, 308. [nhưng khi đi kiệu, ta có thể cầm thánh giá mà không có thân xác Chúa Giêsu - cross (GIRM #119, 120b)
Nhập lễ:
Lời chào: “Chúa ở Cùng anh chị em… “ là một lời chào đầy đủ, không cần thêm những nghi thức trần tục khác.
Kiệu sách Phúc âm chứ không kiệu Sách bài đọc, GIRM #120d, 172.
Nếu có Nhà Tạm ở giữa nhà thờ, chủ tế (ở Hoa Kì) qùy gối trước khi hôn kính bàn thờ, và làm lại trước khi ra về (với các địa phương khác có thể theo tục lệ riêng, như cúi đầu thay vì qùy gối) GIRM 274.
Sau kinh Thú Tội, Linh mục không làm dấu thánh giá vì dù đó là hành động thống hối, nhưng không là bí tích hoà giải.
Phụng Vụ Lời Chúa
Lời Chúa luôn được đọc ở Bục Đọc Lời Chúa (Ambo) GIRM 58.
Và chỉ Lời Chúa mới được đọc trên đó, GIRM 58.
Đọc lời nguyện hay những lời khác, đứng ở nơi khác, GIRM 106b.
Không nên để một người đọc hai bài đọc, nhưng luật không cấm GIRM 109.
Alleluia có thể bỏ nếu không hát (trong GIRM #38a năm 1975). Ta có thể hát Alleluia mà không cần hát lời thánh vịnh hay lời trích của ngày đó [C] GIRM #63a.
Đọc sách không là chức năng chủ tế. Vì thế phó tế đọc. Nếu lễ có Linh mục đồng tế, nên để một Linh mục đồng tế đọc Phúc Âm (GIRM 59) .
Sau Phúc âm, giám mục (trước đây chỉ có Đức Giáo Hoàng) có thể nâng cao sách Phúc Âm để chúc lành cho giáo dân [O] GIRM #175.
Linh mục có thể giảng ở Bục Đọc Sách, ghế chủ tế, hay một nơi thích hợp [O] GIRM # 136.
Phụng Vụ Thánh Thể:
Ở Mỹ, hội đồng giám mục qui định là qùy suốt Kinh nguyện Thánh Thể (Sau Thánh Thánh Thánh… đến trước kinh Lạy Cha). GIRM #43.
Phó Tế qùi khi Linh mục đọc lời truyền phép GIRM #179.
Chỉ có Linh mục đọc hay hát doxology (Chính nhờ Người….) GIRM #236.
Chúc Bình An, chủ tế không nên rời cung thánh [S] GIRM #154.
Bẻ Bánh chỉ dành cho Linh mục và Phó tế [S] GIRM #83.
Linh mục phải đưa Bánh Thánh lên cho giáo dân thấy khi đọc “Đây Chiên thiên Chúa…” [S] GIRM #157, 243.
Linh mục phải chịu lễ bánh mình làm phép [S] GIRM #85.
Thừa Tác Viên giúp cho rước lễ tiến lên bàn thờ sau khi Linh mục chịu lễ (nhưng có thể lên cung thánh trước) [S] GIRM #162.
Những Thừa Tác Viên này nhận Mình Máu Chúa từ Linh mục [S] GIRM #160.
Rước lễ dưới hai hình thức được khuyến khích… [O] GIRM #283.
Kết Lễ:
Khi ban phép lành, chủ tế không nói: “may Almighty God bless us….” Mà phải nói “may almighty God bless you…”
Còn rất nhiều những chi tiết được giải thích trong General Instruction of the Roman Missal và không thể kể hết ra đây được.
Mong anh em Linh mục ý thức vai trò chủ tế của mình là làm nhân danh Đức Kitô và Giáo Hội. Vì thế, “Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động” (Sacrosanctum Concilium, 14).
Nghĩa là, Giáo Hội mong muốn: “trong Thánh Lễ, các Linh mục (chủ tế) dạy cho tín hữu biết dâng lên Chúa Cha lễ vật Chí Thánh…..dạy họ biết hết lòng thống hối… dạy họ tham dự những buổi cử hành Phụng Vụ Thánh, để trong các nghi lễ đó, họ biết cầu nguyện chân thành” (Presbyterorum Ordinis, 5).
Hay nói một cách đơn giản, mọi giáo dân có quyền đòi hỏi để được lãnh nhận BTTT có hiệu quả “Trong một Linh mục thánh thiện” và “Qua một Linh mục (chủ tế) nghiêm túc.”