Ngày 07-02-10, công an tỉnh Bình Dương đã bắt giam Nguyễn Anh Nguyệt (24 tuổi) can tội giết người. Nguyệt và chị Ngọc Hạnh (45 tuổi) cùng thuê chung phòng trọ, hai bên thường xảy ra xích mích dẫn đến đánh nhau. Nguyệt dùng dao đâm chết chị Hạnh rồi bỏ trốn (báo Thanh Niên, ngày 08-02-10).
Công an tỉnh Đồng Nai ngày 08-02-10 đã tạm giữ Nguyễn Văn Dũng (16 tuổi) để điều tra tội giết người. Giữa Dũng và Thanh (18 tuổi) thường xảy ra mâu thuẫn. Trong một lần đi chơi về, 2 bên cự cãi nhau. Dũng rút dao đâm Thanh một nhát trúng ngực khiến Thanh chết tại chỗ (báo Thanh Niên, CN 07-02-10).
Hằng ngày ta đọc thấy nhan nhãn những tin tức loại này trên các phương tiện truyền thông. Chỉ một xích mích nhỏ giữa 2 người hàng xóm, một va quẹt xe trên đường, hay chợt “nhìn thấy ghét!” cũng đủ để gây ra án mạng. Ngày nay người ta nói nhiều đến chữ “vô cảm”, “máu lạnh” để diễn tả tấm lòng không biết xót thương nhau, không biết thông cảm, tha thứ cho nhau giữa con người với con người.
Trong bối cảnh đó, việc cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt trong các xứ đạo ở vùng Tân Bình, Sài Gòn càng ngày càng phát triển. Giữa một thế giới của những cực đoan, của những mâu thuẫn và nghịch lý, con người đối xử với nhau thiếu tình người, ngay cả những người trong Đạo cũng xử với nhau “cạn tầu ráo máng”, chẳng biết xót thương nhau, thì người ta chỉ còn biết chạy đến Đức Giêsu “Đấng giầu lòng thương xót” mà thôi!
Những ngày khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã qua đi. Những nghi thức sám hối tập thể, những lời “chân thành thú tội, cúi đầu tạ tội”, những lời công khai “xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người…” sẽ không còn lại âm vang nào, sẽ chỉ là những nghi thức rình rang nếu không có sự biến chuyển trong mỗi người Công Giáo Việt Nam. Mọi sự thay đổi phải bắt đầu từ chính bản thân mình như Gandhi nói: “Bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn thấy nơi thế giới. Thế giới mà bạn muốn thay đổi, khởi đầu ở chính sự thay đổi nơi con người bạn.” Thay đổi con người mình (thế giới bên trong) là thay đổi thế giới bên ngoài mà mắt thấy tai nghe và cảm xúc. Những lời xin lỗi sẽ chỉ là đầu môi chót lưỡi nếu ta không thật lòng tha thứ cho nhau. Làm sao người cúi đầu xin lỗi được tha thứ và bình an nếu người kia cứ chấp nhất không chịu thứ tha và hoà giải? Chúa xót thương con người, sao con người không biết xót thương nhau?
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta vẫn thường được nghe lại dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (quen gọi là dụ ngôn người con hoang đàng!) Ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Tin Mừng Luca được Đức Giêsu nói tiếp sau những lời người biệt phái kêu trách Chúa. Khi thấy những người tội lỗi và thu thuế đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng, những người biệt phái và các kinh sư xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” (Lc 15,2)
Nghe những lời kêu ca này, tự nhiên chúng ta thấy không thể chấp nhận cái vẻ cao ngạo của nhóm biệt phái và thấy mình có thể có những tâm tình tốt hơn. Chúng ta chẳng những không khinh người tội lỗi, mà trái lại còn thường cầu nguyện cho những người có tội ăn năn trở về cùng Chúa nữa mà!
Như vậy giữa chúng ta và người biệt phái có hai tâm tình khác hẳn nhau: một đằng họ khinh người tội lỗi, một đàng ta thương những người lỗi tội. Ta có lòng xót thương đấy chứ ?
Nhưng giữa ta và biệt phái lại có một điểm giống nhau là cùng ở một giai cấp: “giai cấp đạo đức”. Mà ai ở “giai cấp đạo đức” thì không gặp được Chúa Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót. Chính Đức Giêsu đã khẳng định sứ vụ của mình: “Tôi đến không để kêu gọi những người đạo đức mà để kêu gọi những kẻ tội lỗi”. Trong dụ ngôn con chiên bị lạc mất và được tìm thấy, Chúa kết luận: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải hối cải.” (Lc 15,7). Và Đức Giêsu, chính Ngài cũng đã xếp chung hàng với người tội lỗi, đoàn đoàn lớp lớp xuống sông Giođan chịu Gioan thanh tẩy.
Đó là điều ta cần suy nghĩ trong Mùa Chay Năm Thánh-Mùa của Lòng Xót Thương. Khi Đức Giêsu nói gì dạy gì thì Người không lấy lý thuyết của dân gian, không lấy sách vở luân lý của người đời mà dạy dỗ. Đức Giêsu lấy cái có trong chính bản thân mình để cho người ta đón lấy, chịu lấy. Đó là tấm lòng xót thương của Thiên Chúa. Tôi có thể dạy giáo lý rất hay, có những bài diễn thuyết rất hùng hồn, văn chương bóng bảy. Nhưng đó chỉ là sách vở, là con chữ, là những cái chắp vá vay mượn, không phải của tôi, không phát xuất từ tấm lòng cảm thương của tôi, nên chẳng lay động lòng người, chẳng thu hút người khác đến với Chúa được.
Điều mà Đức Giêsu muốn cho chúng ta chiêm ngưỡng một cách kỹ càng, không phải là hình ảnh của đứa con phung phá, nhưng là tấm lòng vô cùng nhân hậu của một người Cha, “Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong các kẻ bé mọn này phải hư mất.” (Mt 18,14). Người Cha ấy là Cha của Đức Giêsu, cũng là Cha của chúng ta (Ga 20,17). Nếu không có một người cha ngày đêm ngồi trước thềm mòn mỏi ngóng chờ đứa con lạc loài hư đốn, thì đứa con hoang đàng kia nếu có trở về cũng thành vô nghĩa và vô ích. Nó sẽ chẳng gặp được cái gì may mắn cho nó hơn cái số phận mà nó đang có, nghĩa là nó sẽ từ vùng tối tăm đói khổ này, rơi vào vùng tối tăm đói khổ khác. Và ngay cả nếu nó có gặp được một người cha phúc đức nào đó trên cõi đời này, mà không phải người cha mà Đức Kitô giới thiệu cho chúng ta, thì nó cũng chỉ gặp được những tâm hồn cứng lạnh như băng, sẵn sàng sửa trị xứng với tội làm “tán gia bại sản” của nó, rồi mới tính đến chuyện nó có được phần nào trong nhà hay không. Phần đó nhiều ít bao nhiêu, thì lại là vấn đề còn hậu xét! Theo luân lý thì phép “giáo nhi” là phải sửa trị những đứa con hư, người nghiêm phụ thì giữ gìn gia phong nề nếp, không thể để những đứa con đã “bôi gio trát trấu” vào mặt gia đình muốn đi về thế nào tùy ý nó, cho dù miệng nó có nói lời hối cải xin lỗi thì không phải đơn giản thế là xong.
Cho nên ít nhiều, những người “gọi là đạo đức” hôm nay cũng dễ dàng đồng tình với cách xử sự của người con cả, một mẫu người tử tế đạo đức, chí thú làm ăn, phục vụ cha hết mình. Thấy mình tốt như thế nên anh ta không thể nào chịu nổi mình lại có thằng em khốn khiếp vô lại như vậy! Và anh lại càng không chịu nổi thái độ của ông bố, vừa bất công với mình, vừa thương thằng út một cách vô lý đến mức có vẻ như nhu nhược. Ông đã không trị tội nó thì thôi còn ra như thưởng công nó: “bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!” (Lc 15,23). Dường như anh ta không chịu nổi một người cha giầu lòng thương xót như vậy. Có lẽ anh ta “suy bụng ta ra bụng người”, lấy tấm lòng hẹp hòi của mình để đo lòng người cha. Anh bất mãn tức giận đến nỗi không thèm vào nhà, không thèm nhìn nhận em mình nữa. Nó chỉ là “thằng con của cha” chứ không phải là anh em ruột thịt của anh. Anh buông những lời cứng cỏi hằn học thế này: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con dê để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”(Lc15,28-30).
Phản ứng của người con cả đôi khi cũng là của ta ngày nay. Đứng ở “giai cấp đạo đức”, ta khoanh tay nhìn từng đoàn “người con hoang đàng” kéo đến cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa, nghe Lời Chúa với ánh mắt… hơi khó chịu, nghi ngại. Tại sao họ kéo đến cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa đông thế? Hãy đến mà xem! Nhìn từng đoàn người kính cẩn quỳ cầu nguyện dưới cái nắng chói chan, ngước mắt lên trời kêu cầu lòng thương xót Chúa đoái thương đến thân phận tội lỗi của mình, ta sẽ hiểu vì sao. Chứng kiến hàng dài những hối nhân kiên nhẫn xếp hàng trước toà giải tội, chờ đến phiên mình vào lãnh Bí Tích của Lòng Xót Thương ta mới hiểu được nhu cầu tâm linh của con người ngày nay thế nào. Ta vẫn gọi Chúa là cha mà lại nhất định không nhìn nhận người khác là anh em của mình, vẫn cương quyết loại trừ người anh em đó, thậm chí còn nổi giận khi thấy Chúa tỏ lòng thương xót ưu ái cái con người “chẳng ra gì” trước mắt mình. Ta hãy nghe lại Lời Chúa phán với tên mắc nợ không biết thương xót: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?... Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xứ với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 32-35). Trong “Bài Giảng Trên Núi”, Đức Giêsu khẳng định rõ ràng: “Nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì cha của anh em cũng sẽ không tha thứ lỗi lầm cho anh em.” (Mt 6, 15). Ta còn dám và còn muốn loại trừ, không nhìn nhận, không tha thứ cho người anh em mình nữa không? Chính Phaolô cũng nhắc nhở tín hữu Êphêsô: “Anh em phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.” (Ep 4,32)
Chúng ta là con người, mà lại là con người có tội, nên chúng ta suy nghĩ như con người, đối xử với nhau như con người, có vay có trả, ai vay người đó trả. Còn Đức Giêsu nói với chúng ta thế này: “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã đã tỏ cho anh em biết” (Ga 15,15b).
Điều mà Đức Giêsu đã biết, đã nghe nơi Cha rồi tỏ cho chúng ta biết là tấm lòng của Cha đối với chúng ta, những đứa con tội lỗi. Tấm lòng chỉ biết chờ đứa con hư trở về để tha thứ yêu thương: “Mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng” (Lc 15, 22-23).
Thật là kỳ lạ! Tấm lòng không đòi đứa con hư phải trả lại đủ những gì nó đã vay, nó đã phá. Tại sao vậy ? Tại vì đã có người trả cho nó, trả đầy đủ, đền thay cho nó, đền dư thừa và đã lập công cho nó để nó đáng được thưởng. Người đó là ai ? Người đó không phải ai khác mà lại chính là Con của Cha, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô, Đấng không hề biết tội, thì vì ta, Thiên Chúa đã cho làm thành sự tội, ngõ hầu trong Ngài ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa” (2C 5,21).
Chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa biết bao nhiêu, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội, nên đều được Cha xót thương như nhau, trừ những ai tự nhận mình thuộc “giai cấp đạo đức”, không cần được tha thứ cũng không chịu tha thứ, không cảm nghiệm được lòng xót thương của Chúa, nhất định “đứng ngoài, không chịu vào nhà” thì chính họ tự loại mình ra khỏi vòng tay yêu thương của Chúa,
Trong Mùa Chay Năm Thánh này, nếu tôi thấy mình thuộc “giai cấp đạo đức”, thấy mình đã làm đầy đủ bổn phận không cần quay trở về lăn vào vòng tay của Cha và tha thứ cho ai nữa, thì tôi nên cầu nguyện và thành thực suy xét lòng mình lại cho kỹ. Tôi có giống như người con cả chỉ cần đòi Thiên Chúa trả công cho tôi một con dê không ? Nhất là nếu tôi cương quyết không chịu tha thứ cho những người anh em đến xin lỗi tôi (mặc dù thực ra đôi khi họ chẳng có lỗi gì với tôi!) thì chính tôi đã tự cho mình là “kẻ làm công”, không còn là con Cha nữa rồi.
Tất cả thế gian là vùng tối tăm túng thiếu nghèo nàn, vì cả thế gian đã phạm tội và đã mất hẳn vinh quang Thiên Chúa. Nếu cứ ở lì trong cái vùng khốn khó này, thì số phận mọi người sẽ như số phận đứa con hoang đàng, nó phải kêu lên: “Tôi chết đói mất”. Chỉ khi nào biết khiêm tốn chỗi dậy quay trở về nhìn nhận mình đã “đắc tội đến trời và đến cha” thì mọi sự sẽ biến đổi tức khắc.
Từ thân phận tôi tớ, tôi được xỏ nhẫn đi giầy trở thành con Cha trong tự do.
Từ thân phận đói khổ mình trần, tôi được mặc áo đẹp và được vào bàn tiệc.
Tất cả những phúc lộc này của tôi và của cả nhân loại chỉ xảy ra khi tôi và mọi người mở lòng ra đón nhận lấy Đức Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót, vào đời mình, “Ai ở trong Kitô, kẻ ấy là tạo thành mới”. Lúc đó chúng tôi sẽ được trở thành con người mới, thành con của Cha trên trời và là anh em với nhau, không còn kèn cựa, so bì, tranh hơn tranh thua với nhau nữa. Chúng tôi nắm tay nhau hân hoan đến dự tiệc Thánh Thể, quyết tâm thực hiện điều mà Đức Hồng Y Gioan Baotixita nhắn nhủ gia đình giáo phận trong thư công bố khai mạc Năm Thánh 2010 là “cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là đạo yêu thương”, người Công Giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương anh em đồng đạo và đồng bào, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà…”
Cùng nhau thực hiện được như vậy, Mùa Chay Năm Thánh năm nay mới thực sự là Mùa của Lòng Xót Thương…
Công an tỉnh Đồng Nai ngày 08-02-10 đã tạm giữ Nguyễn Văn Dũng (16 tuổi) để điều tra tội giết người. Giữa Dũng và Thanh (18 tuổi) thường xảy ra mâu thuẫn. Trong một lần đi chơi về, 2 bên cự cãi nhau. Dũng rút dao đâm Thanh một nhát trúng ngực khiến Thanh chết tại chỗ (báo Thanh Niên, CN 07-02-10).
Hằng ngày ta đọc thấy nhan nhãn những tin tức loại này trên các phương tiện truyền thông. Chỉ một xích mích nhỏ giữa 2 người hàng xóm, một va quẹt xe trên đường, hay chợt “nhìn thấy ghét!” cũng đủ để gây ra án mạng. Ngày nay người ta nói nhiều đến chữ “vô cảm”, “máu lạnh” để diễn tả tấm lòng không biết xót thương nhau, không biết thông cảm, tha thứ cho nhau giữa con người với con người.
Trong bối cảnh đó, việc cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đặc biệt trong các xứ đạo ở vùng Tân Bình, Sài Gòn càng ngày càng phát triển. Giữa một thế giới của những cực đoan, của những mâu thuẫn và nghịch lý, con người đối xử với nhau thiếu tình người, ngay cả những người trong Đạo cũng xử với nhau “cạn tầu ráo máng”, chẳng biết xót thương nhau, thì người ta chỉ còn biết chạy đến Đức Giêsu “Đấng giầu lòng thương xót” mà thôi!
Những ngày khai mạc Năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã qua đi. Những nghi thức sám hối tập thể, những lời “chân thành thú tội, cúi đầu tạ tội”, những lời công khai “xin lỗi Chúa, xin lỗi nhau và xin lỗi mọi người…” sẽ không còn lại âm vang nào, sẽ chỉ là những nghi thức rình rang nếu không có sự biến chuyển trong mỗi người Công Giáo Việt Nam. Mọi sự thay đổi phải bắt đầu từ chính bản thân mình như Gandhi nói: “Bạn phải là sự thay đổi mà bạn muốn thấy nơi thế giới. Thế giới mà bạn muốn thay đổi, khởi đầu ở chính sự thay đổi nơi con người bạn.” Thay đổi con người mình (thế giới bên trong) là thay đổi thế giới bên ngoài mà mắt thấy tai nghe và cảm xúc. Những lời xin lỗi sẽ chỉ là đầu môi chót lưỡi nếu ta không thật lòng tha thứ cho nhau. Làm sao người cúi đầu xin lỗi được tha thứ và bình an nếu người kia cứ chấp nhất không chịu thứ tha và hoà giải? Chúa xót thương con người, sao con người không biết xót thương nhau?
Mỗi khi Mùa Chay về, chúng ta vẫn thường được nghe lại dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu” (quen gọi là dụ ngôn người con hoang đàng!) Ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Tin Mừng Luca được Đức Giêsu nói tiếp sau những lời người biệt phái kêu trách Chúa. Khi thấy những người tội lỗi và thu thuế đều lui tới với Đức Giêsu để nghe Người giảng, những người biệt phái và các kinh sư xầm xì với nhau: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng.” (Lc 15,2)
Nghe những lời kêu ca này, tự nhiên chúng ta thấy không thể chấp nhận cái vẻ cao ngạo của nhóm biệt phái và thấy mình có thể có những tâm tình tốt hơn. Chúng ta chẳng những không khinh người tội lỗi, mà trái lại còn thường cầu nguyện cho những người có tội ăn năn trở về cùng Chúa nữa mà!
Như vậy giữa chúng ta và người biệt phái có hai tâm tình khác hẳn nhau: một đằng họ khinh người tội lỗi, một đàng ta thương những người lỗi tội. Ta có lòng xót thương đấy chứ ?
Nhưng giữa ta và biệt phái lại có một điểm giống nhau là cùng ở một giai cấp: “giai cấp đạo đức”. Mà ai ở “giai cấp đạo đức” thì không gặp được Chúa Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót. Chính Đức Giêsu đã khẳng định sứ vụ của mình: “Tôi đến không để kêu gọi những người đạo đức mà để kêu gọi những kẻ tội lỗi”. Trong dụ ngôn con chiên bị lạc mất và được tìm thấy, Chúa kết luận: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải hối cải.” (Lc 15,7). Và Đức Giêsu, chính Ngài cũng đã xếp chung hàng với người tội lỗi, đoàn đoàn lớp lớp xuống sông Giođan chịu Gioan thanh tẩy.
Đó là điều ta cần suy nghĩ trong Mùa Chay Năm Thánh-Mùa của Lòng Xót Thương. Khi Đức Giêsu nói gì dạy gì thì Người không lấy lý thuyết của dân gian, không lấy sách vở luân lý của người đời mà dạy dỗ. Đức Giêsu lấy cái có trong chính bản thân mình để cho người ta đón lấy, chịu lấy. Đó là tấm lòng xót thương của Thiên Chúa. Tôi có thể dạy giáo lý rất hay, có những bài diễn thuyết rất hùng hồn, văn chương bóng bảy. Nhưng đó chỉ là sách vở, là con chữ, là những cái chắp vá vay mượn, không phải của tôi, không phát xuất từ tấm lòng cảm thương của tôi, nên chẳng lay động lòng người, chẳng thu hút người khác đến với Chúa được.
Điều mà Đức Giêsu muốn cho chúng ta chiêm ngưỡng một cách kỹ càng, không phải là hình ảnh của đứa con phung phá, nhưng là tấm lòng vô cùng nhân hậu của một người Cha, “Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong các kẻ bé mọn này phải hư mất.” (Mt 18,14). Người Cha ấy là Cha của Đức Giêsu, cũng là Cha của chúng ta (Ga 20,17). Nếu không có một người cha ngày đêm ngồi trước thềm mòn mỏi ngóng chờ đứa con lạc loài hư đốn, thì đứa con hoang đàng kia nếu có trở về cũng thành vô nghĩa và vô ích. Nó sẽ chẳng gặp được cái gì may mắn cho nó hơn cái số phận mà nó đang có, nghĩa là nó sẽ từ vùng tối tăm đói khổ này, rơi vào vùng tối tăm đói khổ khác. Và ngay cả nếu nó có gặp được một người cha phúc đức nào đó trên cõi đời này, mà không phải người cha mà Đức Kitô giới thiệu cho chúng ta, thì nó cũng chỉ gặp được những tâm hồn cứng lạnh như băng, sẵn sàng sửa trị xứng với tội làm “tán gia bại sản” của nó, rồi mới tính đến chuyện nó có được phần nào trong nhà hay không. Phần đó nhiều ít bao nhiêu, thì lại là vấn đề còn hậu xét! Theo luân lý thì phép “giáo nhi” là phải sửa trị những đứa con hư, người nghiêm phụ thì giữ gìn gia phong nề nếp, không thể để những đứa con đã “bôi gio trát trấu” vào mặt gia đình muốn đi về thế nào tùy ý nó, cho dù miệng nó có nói lời hối cải xin lỗi thì không phải đơn giản thế là xong.
Cho nên ít nhiều, những người “gọi là đạo đức” hôm nay cũng dễ dàng đồng tình với cách xử sự của người con cả, một mẫu người tử tế đạo đức, chí thú làm ăn, phục vụ cha hết mình. Thấy mình tốt như thế nên anh ta không thể nào chịu nổi mình lại có thằng em khốn khiếp vô lại như vậy! Và anh lại càng không chịu nổi thái độ của ông bố, vừa bất công với mình, vừa thương thằng út một cách vô lý đến mức có vẻ như nhu nhược. Ông đã không trị tội nó thì thôi còn ra như thưởng công nó: “bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng!” (Lc 15,23). Dường như anh ta không chịu nổi một người cha giầu lòng thương xót như vậy. Có lẽ anh ta “suy bụng ta ra bụng người”, lấy tấm lòng hẹp hòi của mình để đo lòng người cha. Anh bất mãn tức giận đến nỗi không thèm vào nhà, không thèm nhìn nhận em mình nữa. Nó chỉ là “thằng con của cha” chứ không phải là anh em ruột thịt của anh. Anh buông những lời cứng cỏi hằn học thế này: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy một con dê để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”(Lc15,28-30).
Phản ứng của người con cả đôi khi cũng là của ta ngày nay. Đứng ở “giai cấp đạo đức”, ta khoanh tay nhìn từng đoàn “người con hoang đàng” kéo đến cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa, nghe Lời Chúa với ánh mắt… hơi khó chịu, nghi ngại. Tại sao họ kéo đến cầu nguyện Lòng Thương Xót Chúa đông thế? Hãy đến mà xem! Nhìn từng đoàn người kính cẩn quỳ cầu nguyện dưới cái nắng chói chan, ngước mắt lên trời kêu cầu lòng thương xót Chúa đoái thương đến thân phận tội lỗi của mình, ta sẽ hiểu vì sao. Chứng kiến hàng dài những hối nhân kiên nhẫn xếp hàng trước toà giải tội, chờ đến phiên mình vào lãnh Bí Tích của Lòng Xót Thương ta mới hiểu được nhu cầu tâm linh của con người ngày nay thế nào. Ta vẫn gọi Chúa là cha mà lại nhất định không nhìn nhận người khác là anh em của mình, vẫn cương quyết loại trừ người anh em đó, thậm chí còn nổi giận khi thấy Chúa tỏ lòng thương xót ưu ái cái con người “chẳng ra gì” trước mắt mình. Ta hãy nghe lại Lời Chúa phán với tên mắc nợ không biết thương xót: “Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?... Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xứ với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 32-35). Trong “Bài Giảng Trên Núi”, Đức Giêsu khẳng định rõ ràng: “Nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì cha của anh em cũng sẽ không tha thứ lỗi lầm cho anh em.” (Mt 6, 15). Ta còn dám và còn muốn loại trừ, không nhìn nhận, không tha thứ cho người anh em mình nữa không? Chính Phaolô cũng nhắc nhở tín hữu Êphêsô: “Anh em phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.” (Ep 4,32)
Chúng ta là con người, mà lại là con người có tội, nên chúng ta suy nghĩ như con người, đối xử với nhau như con người, có vay có trả, ai vay người đó trả. Còn Đức Giêsu nói với chúng ta thế này: “Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã đã tỏ cho anh em biết” (Ga 15,15b).
Điều mà Đức Giêsu đã biết, đã nghe nơi Cha rồi tỏ cho chúng ta biết là tấm lòng của Cha đối với chúng ta, những đứa con tội lỗi. Tấm lòng chỉ biết chờ đứa con hư trở về để tha thứ yêu thương: “Mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng” (Lc 15, 22-23).
Thật là kỳ lạ! Tấm lòng không đòi đứa con hư phải trả lại đủ những gì nó đã vay, nó đã phá. Tại sao vậy ? Tại vì đã có người trả cho nó, trả đầy đủ, đền thay cho nó, đền dư thừa và đã lập công cho nó để nó đáng được thưởng. Người đó là ai ? Người đó không phải ai khác mà lại chính là Con của Cha, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Thánh Phaolô nói: “Đức Giêsu Kitô, Đấng không hề biết tội, thì vì ta, Thiên Chúa đã cho làm thành sự tội, ngõ hầu trong Ngài ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa” (2C 5,21).
Chúng ta phải tạ ơn Thiên Chúa biết bao nhiêu, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội, nên đều được Cha xót thương như nhau, trừ những ai tự nhận mình thuộc “giai cấp đạo đức”, không cần được tha thứ cũng không chịu tha thứ, không cảm nghiệm được lòng xót thương của Chúa, nhất định “đứng ngoài, không chịu vào nhà” thì chính họ tự loại mình ra khỏi vòng tay yêu thương của Chúa,
Trong Mùa Chay Năm Thánh này, nếu tôi thấy mình thuộc “giai cấp đạo đức”, thấy mình đã làm đầy đủ bổn phận không cần quay trở về lăn vào vòng tay của Cha và tha thứ cho ai nữa, thì tôi nên cầu nguyện và thành thực suy xét lòng mình lại cho kỹ. Tôi có giống như người con cả chỉ cần đòi Thiên Chúa trả công cho tôi một con dê không ? Nhất là nếu tôi cương quyết không chịu tha thứ cho những người anh em đến xin lỗi tôi (mặc dù thực ra đôi khi họ chẳng có lỗi gì với tôi!) thì chính tôi đã tự cho mình là “kẻ làm công”, không còn là con Cha nữa rồi.
Tất cả thế gian là vùng tối tăm túng thiếu nghèo nàn, vì cả thế gian đã phạm tội và đã mất hẳn vinh quang Thiên Chúa. Nếu cứ ở lì trong cái vùng khốn khó này, thì số phận mọi người sẽ như số phận đứa con hoang đàng, nó phải kêu lên: “Tôi chết đói mất”. Chỉ khi nào biết khiêm tốn chỗi dậy quay trở về nhìn nhận mình đã “đắc tội đến trời và đến cha” thì mọi sự sẽ biến đổi tức khắc.
Từ thân phận tôi tớ, tôi được xỏ nhẫn đi giầy trở thành con Cha trong tự do.
Từ thân phận đói khổ mình trần, tôi được mặc áo đẹp và được vào bàn tiệc.
Tất cả những phúc lộc này của tôi và của cả nhân loại chỉ xảy ra khi tôi và mọi người mở lòng ra đón nhận lấy Đức Giêsu, Đấng giầu lòng thương xót, vào đời mình, “Ai ở trong Kitô, kẻ ấy là tạo thành mới”. Lúc đó chúng tôi sẽ được trở thành con người mới, thành con của Cha trên trời và là anh em với nhau, không còn kèn cựa, so bì, tranh hơn tranh thua với nhau nữa. Chúng tôi nắm tay nhau hân hoan đến dự tiệc Thánh Thể, quyết tâm thực hiện điều mà Đức Hồng Y Gioan Baotixita nhắn nhủ gia đình giáo phận trong thư công bố khai mạc Năm Thánh 2010 là “cùng nhau viết lại định nghĩa “Đạo Chúa là đạo yêu thương”, người Công Giáo là người ý thức được Chúa yêu thương, đồng thời là người biết yêu thương anh em đồng đạo và đồng bào, vì tất cả là con một Cha, là anh em một nhà…”
Cùng nhau thực hiện được như vậy, Mùa Chay Năm Thánh năm nay mới thực sự là Mùa của Lòng Xót Thương…