Việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa - đúng ra phải nói “Lòng Chúa Xót Thương”, hay “Lòng Thương Xót của Chúa” nhưng ở Việt Nam từ lâu đều quen dùng cụm từ “Lòng Thương Xót Chúa” rồi, nói như thế, nhưng mọi người đều hiểu theo 2 nghĩa ở trên. Khi nghe nói về việc sùng kính này, một số linh mục hoặc giáo dân có thể đặt vấn đề : “Phải chăng lại thêm một thứ sùng kính nữa?” Thế thì việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa là gì? Thật ra đây không phải là “lại thêm một thứ sùng kính nữa!” nhưng là điều mà một lòng sùng kính chân thực phải có trong ý nghĩa căn bản, là một cam kết trọn vẹn với Chúa, để sống nhân lành, có lòng thương xót, như chính Chúa là đấng nhân lành và giầu lòng xót thương. “Anh em hãy có lòng nhân lành như Cha anh em là Đấng nhân lành” (Lc 6,36). Thực hành việc sùng kính này đúng nghĩa đó chính là dấn thân vào một giao ước tình thương, một việc Sống Đạo đích thực theo sát Tin Mừng chứ không phải chỉ là những “tình cảm hời hợt chóng qua bên ngoài”, vì chính Thiên Chúa muốn biểu lộ lòng xót thương với tất cả mọi người “Vì vậy Đức Chúa đợïi chờ để thi ân cho anh em, Người sẽ đứng lên để tỏ lòng thương xót” (Is 30,18); “Cây lau bị dập, Người không đành bẻ gẫy. Tim đèn leo lét, Người không nỡ tắt đi” (Is 42,3).
Lòng sùng kính theo cách thức hiện nay phát nguồn từ những mạc khải Chúa ban cho nữ tu Faustina Helena Kowalska từ năm 1931 cho đến khi chị qua đời vào năm 1938.
Fuastina sinh năm 1905 tại miền Lodz, trung phần nước Ba Lan, là con thứ ba trong một gia đình nghèo có tới 10 người con. Năm 20 tuổi, chị dâng mình trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, một dòng tu chuyên lo giúp đỡ các thiếu nữ lỡ làng, gặp trắc trở. Suốt 13 năm sống trong dòng, Faustina chỉ làm những việc hết sức tầm thường như làm bếp, coi cổng, làm vườn… cho đến khi qua đời vì bệnh lao phổi năm 1938. Thế nhưng mấy ai biết người nữ tu hèn mọn đó có những kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng rất kỳ diệu. Trong các lần thị kiến, Chúa Giêsu đã dạy chị ghi lại tất cả những lời nói về lòng thương xót của Chúa trong tập “Nhật Ký” dày 600 trang. Chủ đề xuyên suốt trong cuốn “Nhật Ký” là “Con hãy khuyến khích các linh hồn tín thác vào lòng thương xót khôn dò của Cha, bởi vì Cha muốn cứu độ hết mọi người.”
Faustina cũng phải vượt qua những đêm tăm tối của thử thách đức tin. Chính bản thân chị cũng đã trải nghiệm khổ hình trong sự kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Có những lúc chị cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn, nghi nan, chịu đựng những đau khổ khủng khiếp về thể lý và tâm lý, nhờ đó, Faustina mạnh dạn kêu gọi các linh hồn đang “bị thử thách như vàng trong lửa” hãy tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa để “được tinh luyện như vừa từ bàn tay sáng tạo Thiên Chúa mà ra.” Hơn ai hết, chị hiểu rằng trước khi loan báo Lòng Thương Xót Chúa, thì chính chị phải là người thực hành trước, như Chúa nói với chị : “Hỡi con yêu, mặêc dù qua con, Cha yêu cầu mọi người hãy tôn sùng lòng thương xót của Cha, nhưng trước tiên, con phải là người nổi bật về niềm tín thác vào lòng thương xót của Cha.”
Sau khi Faustina qua đời, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu lan rộng khắp Đông Âu. Một linh mục Ba Lan thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm là cha Joseph Jarzebowski đã khấn xin Lòng Thương Xót Chúa cứu giúp thoát được đến Hoa Kỳ vào tháng 5-1941. Cha đã hứa dành trọn cuộc đời còn lại để cổ võ việc tôn sùng này. Từ đó, các cộng đoàn Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington và thành phố Detroit bắt đầu truyền bá các tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa.
Năm 1944, tại tiểu bang Massachusetts, một số tu sĩ Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm thành lập một trụ sở mới tại Eden Hill và khởi sự truyền bá việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa trên phạm vi rộng lớn hơn. Đến năm 1953, Eden Hill trở thành trung tâm quốc tế cổ võ việc đạo đức này, phát hành mỗi năm hơn 25 triệu tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa. Năm 1960, các tu sĩ dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm đã xây dựng một ngôi đền kính Lòng Thương Xót Chúa tại Eden Hill.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Pholô II đã phác họa lòng sùng kính này trong tông thư “Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia). Tại Collevalenza, năm 1981, ngài nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp lòng thương xót của Thiên Chúa như sau : “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Rome, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, giáo hội, và thế giới.”
Tiến trình phong thánh cho nữ tu Faustina được khởi sự từ năm 1966. Ngày 21-12-1992, một trường hợp lành bệnh nhờ lời cầu bầu của chị Faustina đã được công nhận là phép lạ. Chúa Nhật 18-04-1993, nữ tu Faustina được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng chân phước. Ngày 30-04-2000 cũng chính ngài tôn phong Faustina, vị Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, lên bậc hiển thánh, và chính thức thiết lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh đúng theo yêu cầu của Chúa Giêsu “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha.” (NK 299-300).
Nhiều năm trước đây, Đức Lêô Cả đã chỉ thị cho các linh mục hãy rao giảng về Lòng Thương Xót Chúa : “Linh mục không có quyền khước từ việc rao giảng một mầu nhiệm quá ư vĩ đại như vậy, hơn nữa, linh mục không thể thiếu chất liệu để diễn giảng về một đề tài mà chưa bao giờ được nói cho đầy đủ; và trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa, tuy thấy mình không xứng đáng diễn giảng về những công trình của Lòng Thương Xót Chúa, nhưng chúng ta hãy nỗ lực và dâng hiến trí năng của mình đến độ vận dụng tất cả mọi khả năng lợi khẩu.”
Đức Gioan Phaolô II trong bức tông thư “Thiên Chúa giầu Lòng Thương Xót” cũng nhấn mạnh đến sứ vụ này : “Giáo hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta.” (#14)
Thật đúng như thế, trong nền “văn hoá sự chết” hiện nay, bổn phận chính yếu của giáo hội nói chung, các linh mục nói riêng, là phải “đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào trong cuộc sống” và “làm chứng cho lòng thương xót của Chúa”. Bản tin dưới đây là một trong muôn vàn sự kiện cho thấy lòng thương xót hình như vắng bóng trong tương quan giữa con người với nhau:
“Vào đúng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3-2010, do ghen tuông, nghi vợ ngoại tình, Nguyễn Tiến Hoàng (SN 1979, trú tại số 10 ngách 151/51 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã dùng tay bóp cổ vợ là chị Huyền tới chết.
Người hàng xóm của chị Huyền kể lại, buổi trưa hôm đó, bỗng thấy mẹ chồng chị Huyền lớn tiếng kêu: “Nó đập phá hết cả rồi...”. Tiếng kêu của bà mẹ chồng bỗng thất thanh: “Có ai đó không, cứu con tôi với...” Khi mọi người xông vào phòng thì thấy chị Huyền nằm bất động trên giường, mặt tái dại. Nghĩ là chị Huyền bị cảm, mọi người đưa chị đi cấp cứu, người chồng ngồi phía sau xe máy ôm chặt vợ để đưa đi viện. Nhưng chỉ đến đầu giờ chiều, cả xóm ngỡ ngàng hay tin chị Huyền đã tử vong, và càng ngỡ ngàng hơn khi biết chồng chị chính là người đã gây ra cái chết cho chị, khi dồn sức bóp cổ vợ. Chiều ngày 8-3, ông chồng đến công an phường tự thú.”
Chúa Giêsu nói với chị thánh Faustina :“Cha ước mong các linh mục hãy rao giảng về lòng thương xót khôn lường của cha cho các tội nhân. Đừng để họ sợ hãi không dám đến gần cha…” (NK,50). Những vị mục tử phải rao giảng và làm chứng về lòng thương xót Chúa hơn là dùng quyền hành và những biện pháp chế tài để đe dọa hay loại trừ con chiên. Tình yêu của Thiên Chúa vượt trên tất cả tội lỗi, thắng vượt sự dữ, và mạnh mẽ hơn sự chết. “Con hãy nói cho các linh mục của Cha rằng các tội nhân cứng lòng cũng sẽ hối cải khi nghe rao giảng về lòng thương xót của Cha, về lòng cảm thương cha dành cho họ trong trái tim Cha. Linh mục nào rao giảng về lòng thương xót của cha sẽ được ân thưởng một thần lực kỳ diệu; Cha sẽ xức dầu những lời của các ngài, và đánh động tâm hồn những ai nghe các ngài rao giảng.” (NK,1521). “Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với lòng thương xót của Cha với niềm tín thác.” (NK, 300). “Con hãy công bố lòng thương xót là ưu phẩm vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Tất cả mọi công trình tay Cha thực hiện đều được tôn vinh với lòng thương xót.” (NK, 301)
Người chăn chiên tốt lành, người mục tử có lòng xót thương trong Kinh Thánh là hình ảnh chỉ Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt mọi loài thụ tạo có mặt ở trần gian này. Hình ảnh ấy, hôm nay thể hiện cụ thể nơi một con người có trái tim đầy trắc ẩn, nhạy bén trước mọi đau khổ long đong của loài người. Con người ấy là Đức Giêsu Kitô, Đấng Giầu Lòng Thương Xót.
Chỉ mình Đức Kitô mới nói được câu : “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,11)
Các phàm nhân khác, dù vua chúa, quan quyền hay các đấng bậc nào cũng không một ai dám nói với kẻ dưới quyền mình “Tôi là người chăn chiên tốt lành”. Bởi vì mọi người chỉ có khả năng yêu mình và đẩy người khác chết cho mình, mưu cầu danh lợi cho mình, chà đạp lên anh em. Không ai có khả năng yêu người khác đến thí mạng sống mình cho họ.
Chỉ một Đức Giêsu, trái tim của Thiên Chúa toàn năng lại chứa đầy lòng nhân hậu từ ái đối với mọi người tội lỗi, nên Ngài nói nhân loại : “Tôi là mục tử tốt lành. Tôi hy sinh mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11).
Thời xưa cũng như ngày nay, có những người lợi dụng chức mục tử Chúa ban để mưu lợi cho bản thân, không màng gì đến nỗi đau khổ lầm than của đàn chiên. Thiên Chúa đã cảnh cáo những người lãnh đạo Israel qua tiên tri Ezekiel rằng : “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệânh tât các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên đi lạc các ngươi không đem về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tán bạo và hà khắc... Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta nên ta sẽ đòi lại chiên của ta; ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên…” (Ed 34,1tt).
Và Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến trong thế gian. Đức Giêsu, người mục tử duy nhất tốt lành đã có mặt. Khi Ngài nhìn đám dân chúng thì : “Chạnh lòng thương họ, vì họ bơ vơ vất vưởng như chiên không người chăn giữ” (Mt 9,36). Ngài đi thâu họp đàn chiên bị các mục tử trần gian làm tán loạn khắp nơi. Ngài đem về băng bó chữa lành, bổ dưỡng và chăn dắt chúng bằng tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa, nghĩa là bằng chính máu thịt và mạng sống Ngài (Ga 10,11-15).
Thánh vịnh 23 đã tiên báo về thời hoan lạc của dân Thiên Chúa, bằng những câu đầy hân hoan phấn khởi như sau : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì, Ngài để tôi nằm nghỉ”.
Là những chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu, các Kitô hữu, từ Đức Giáo Hoàng tới các thành phần dân Chúa khắp nơi, muốn thốt được những lời yên tâm vững dạ này của thánh vịnh 23, thì phải nhìn lên mục tử Giêsu.
Vì Đức Giêsu là mục tử tốt lành duy nhất, suốt đời đã phó thác hoàn toàn cho Ý Cha, để Cha chăn nuôi dẫn dắt. Đức Giêsu nói : “Lương thực của Ta là Ý Đấng sai Ta” (Ga 4,34). Từ những cơ cực đau buồn trong tâm hồn, đến sự trần truồng tủi nhục nơi thân xác. Từ ngày nhập thể bé thơ máng cỏ đến lúc thương tích đầy mình, cạn hơi thở trên thập giá. Đức Giêsu vẫn chỉ một niềm “Lạy Cha, xin con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Từ sự chết vâng phục của một mục tử đã bừng lên sự phục sinh của tất cả nhân loại tối tăm tội lỗi. Thiên Chúa đã cho Giêsu phục sinh từ cõi chết và siêu tôn mục tử tốt lành Giêsu làm vua chăn dắt muôn loài.
Phần chúng ta hôm nay, sống trong thế giới đầy những bất trắc bất ổn. Xăng lên giá, điện lên giá, mọi thứ theo nhau lên giá, mỗi đồng lương là không lên, và đạo đức lại đang có chiều đi xuống. Cuộc sống càng lúc càng khó khăn : ốm đau, bệnh tật, thiếu cơm, thiếu áo, thiếu công ăn việc làm, thiếu thốn đủ thứ… mà muốn nói lên câu thánh vịnh 23 : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” thì phải đón nhận Đức Giêsu Kitô vào đời mình. Chỉ “nhờ Người, với Người, trong Người”, chúng ta mới sống và nói lên được lời tuyệt diệu này trong sự bình an khôn tả và niềm cậy trông vô bờ bến vào Thiên Chúa, Đấng giầu lòng xót thương.
Hôm nay, Đức Giêsu Đấng chăn chiên tốt lành đang nhìn những nỗi khó khăn vây quanh chúng ta và nói : “Lòng các con đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy!” (Ga 14,1). Và người mục tử có lòng thương xót đó mời gọi ta đáp lại bằng cả tấm lòng : “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”
Tín thác là thế nào ? Thưa là tin tưởng, phó thác, cậy nhờ và đón nhận Đức Giêsu vào đời mình. Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào Đấng chăn dắt mình là Đức Giêsu Kitô, mà chỉ tin vào sức mạnh cũa tiền bạc, vào mánh lới chạy chọt quen biết của mình, chỉ cậy dựa vào những người có chức vị thế lực trong đạo cũng như ngoài đời, như thể những tạo vật ấy có phép màu vạn năng, có thể đem lại hạnh phúc cho hồn xác mình, thì sẽ rơi vào bế tắc khủng khiếp, như số phận những con chiên tự mình đi riêng lẻ trong sa mạc. Nó sẽ chết đói, chết khát và bị sói rừng phanh thây.
Lạy Chúa Giêsu, người mục tử có lòng thương xót, Đấng chăn chiên tốt lành của con, dù trong hoàn cảnh nào, vui sướng hay khổ đau, ngọt bùi hay cay đắng, hy vọng hay tuyệt vọng, con chỉ nhìn lên Chúa và cậy nhờ một mình Chúa với lòng hân hoan cảm tạ mà ca ngợi Chúa với niềm xác tín rằng : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì Ngài để tôi nằm nghỉ…” Amen.
Lòng sùng kính theo cách thức hiện nay phát nguồn từ những mạc khải Chúa ban cho nữ tu Faustina Helena Kowalska từ năm 1931 cho đến khi chị qua đời vào năm 1938.
Fuastina sinh năm 1905 tại miền Lodz, trung phần nước Ba Lan, là con thứ ba trong một gia đình nghèo có tới 10 người con. Năm 20 tuổi, chị dâng mình trong dòng Đức Mẹ Nhân Lành, một dòng tu chuyên lo giúp đỡ các thiếu nữ lỡ làng, gặp trắc trở. Suốt 13 năm sống trong dòng, Faustina chỉ làm những việc hết sức tầm thường như làm bếp, coi cổng, làm vườn… cho đến khi qua đời vì bệnh lao phổi năm 1938. Thế nhưng mấy ai biết người nữ tu hèn mọn đó có những kinh nghiệm về đời sống thiêng liêng rất kỳ diệu. Trong các lần thị kiến, Chúa Giêsu đã dạy chị ghi lại tất cả những lời nói về lòng thương xót của Chúa trong tập “Nhật Ký” dày 600 trang. Chủ đề xuyên suốt trong cuốn “Nhật Ký” là “Con hãy khuyến khích các linh hồn tín thác vào lòng thương xót khôn dò của Cha, bởi vì Cha muốn cứu độ hết mọi người.”
Faustina cũng phải vượt qua những đêm tăm tối của thử thách đức tin. Chính bản thân chị cũng đã trải nghiệm khổ hình trong sự kết hiệp với cuộc khổ nạn của Chúa Kitô. Có những lúc chị cảm thấy tuyệt vọng, cô đơn, nghi nan, chịu đựng những đau khổ khủng khiếp về thể lý và tâm lý, nhờ đó, Faustina mạnh dạn kêu gọi các linh hồn đang “bị thử thách như vàng trong lửa” hãy tín thác vào Lòng Thương Xót Chúa để “được tinh luyện như vừa từ bàn tay sáng tạo Thiên Chúa mà ra.” Hơn ai hết, chị hiểu rằng trước khi loan báo Lòng Thương Xót Chúa, thì chính chị phải là người thực hành trước, như Chúa nói với chị : “Hỡi con yêu, mặêc dù qua con, Cha yêu cầu mọi người hãy tôn sùng lòng thương xót của Cha, nhưng trước tiên, con phải là người nổi bật về niềm tín thác vào lòng thương xót của Cha.”
Sau khi Faustina qua đời, phong trào tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa bắt đầu lan rộng khắp Đông Âu. Một linh mục Ba Lan thuộc Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm là cha Joseph Jarzebowski đã khấn xin Lòng Thương Xót Chúa cứu giúp thoát được đến Hoa Kỳ vào tháng 5-1941. Cha đã hứa dành trọn cuộc đời còn lại để cổ võ việc tôn sùng này. Từ đó, các cộng đoàn Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thủ đô Washington và thành phố Detroit bắt đầu truyền bá các tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa.
Năm 1944, tại tiểu bang Massachusetts, một số tu sĩ Dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm thành lập một trụ sở mới tại Eden Hill và khởi sự truyền bá việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa trên phạm vi rộng lớn hơn. Đến năm 1953, Eden Hill trở thành trung tâm quốc tế cổ võ việc đạo đức này, phát hành mỗi năm hơn 25 triệu tài liệu về Lòng Thương Xót Chúa. Năm 1960, các tu sĩ dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm đã xây dựng một ngôi đền kính Lòng Thương Xót Chúa tại Eden Hill.
Đức cố Giáo Hoàng Gioan Pholô II đã phác họa lòng sùng kính này trong tông thư “Thiên Chúa Giầu Lòng Thương Xót” (Dives in Misericordia). Tại Collevalenza, năm 1981, ngài nhắc lại quyết tâm đối với sứ điệp lòng thương xót của Thiên Chúa như sau : “Ngay từ lúc khởi đầu tác vụ ở Toà Thánh Phêrô tại Rome, tôi đã coi sứ điệp này là công việc đặc biệt của tôi. Chúa quan phòng đã uỷ thác sứ điệp ấy cho tôi trong bối cảnh hiện nay của nhân loại, giáo hội, và thế giới.”
Tiến trình phong thánh cho nữ tu Faustina được khởi sự từ năm 1966. Ngày 21-12-1992, một trường hợp lành bệnh nhờ lời cầu bầu của chị Faustina đã được công nhận là phép lạ. Chúa Nhật 18-04-1993, nữ tu Faustina được Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng chân phước. Ngày 30-04-2000 cũng chính ngài tôn phong Faustina, vị Tông Đồ của Lòng Thương Xót Chúa, lên bậc hiển thánh, và chính thức thiết lập lễ kính Lòng Thương Xót Chúa trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu vào Chúa Nhật II sau lễ Phục Sinh đúng theo yêu cầu của Chúa Giêsu “Cha mong ước Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh sẽ là ngày đại lễ kính lòng thương xót Cha.” (NK 299-300).
Nhiều năm trước đây, Đức Lêô Cả đã chỉ thị cho các linh mục hãy rao giảng về Lòng Thương Xót Chúa : “Linh mục không có quyền khước từ việc rao giảng một mầu nhiệm quá ư vĩ đại như vậy, hơn nữa, linh mục không thể thiếu chất liệu để diễn giảng về một đề tài mà chưa bao giờ được nói cho đầy đủ; và trước tôn nhan vinh quang của Thiên Chúa, tuy thấy mình không xứng đáng diễn giảng về những công trình của Lòng Thương Xót Chúa, nhưng chúng ta hãy nỗ lực và dâng hiến trí năng của mình đến độ vận dụng tất cả mọi khả năng lợi khẩu.”
Đức Gioan Phaolô II trong bức tông thư “Thiên Chúa giầu Lòng Thương Xót” cũng nhấn mạnh đến sứ vụ này : “Giáo hội của thời đại chúng ta phải trở nên ý thức đặc biệt và sâu xa về nhu cầu làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mạng toàn thể của mình, theo bước chân của truyền thống Cựu và Tân Ước, và trên hết là của chính Chúa Giêsu Kitô và các tông đồ của Người... Giáo Hội phải coi việc tuyên xưng và đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào cuộc sống là một trong những bổn phận chính yếu của mình của mình trong mọi giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời buổi hiện tại của chúng ta.” (#14)
Thật đúng như thế, trong nền “văn hoá sự chết” hiện nay, bổn phận chính yếu của giáo hội nói chung, các linh mục nói riêng, là phải “đưa mầu nhiệm lòng thương xót vào trong cuộc sống” và “làm chứng cho lòng thương xót của Chúa”. Bản tin dưới đây là một trong muôn vàn sự kiện cho thấy lòng thương xót hình như vắng bóng trong tương quan giữa con người với nhau:
“Vào đúng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3-2010, do ghen tuông, nghi vợ ngoại tình, Nguyễn Tiến Hoàng (SN 1979, trú tại số 10 ngách 151/51 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã dùng tay bóp cổ vợ là chị Huyền tới chết.
Người hàng xóm của chị Huyền kể lại, buổi trưa hôm đó, bỗng thấy mẹ chồng chị Huyền lớn tiếng kêu: “Nó đập phá hết cả rồi...”. Tiếng kêu của bà mẹ chồng bỗng thất thanh: “Có ai đó không, cứu con tôi với...” Khi mọi người xông vào phòng thì thấy chị Huyền nằm bất động trên giường, mặt tái dại. Nghĩ là chị Huyền bị cảm, mọi người đưa chị đi cấp cứu, người chồng ngồi phía sau xe máy ôm chặt vợ để đưa đi viện. Nhưng chỉ đến đầu giờ chiều, cả xóm ngỡ ngàng hay tin chị Huyền đã tử vong, và càng ngỡ ngàng hơn khi biết chồng chị chính là người đã gây ra cái chết cho chị, khi dồn sức bóp cổ vợ. Chiều ngày 8-3, ông chồng đến công an phường tự thú.”
Chúa Giêsu nói với chị thánh Faustina :“Cha ước mong các linh mục hãy rao giảng về lòng thương xót khôn lường của cha cho các tội nhân. Đừng để họ sợ hãi không dám đến gần cha…” (NK,50). Những vị mục tử phải rao giảng và làm chứng về lòng thương xót Chúa hơn là dùng quyền hành và những biện pháp chế tài để đe dọa hay loại trừ con chiên. Tình yêu của Thiên Chúa vượt trên tất cả tội lỗi, thắng vượt sự dữ, và mạnh mẽ hơn sự chết. “Con hãy nói cho các linh mục của Cha rằng các tội nhân cứng lòng cũng sẽ hối cải khi nghe rao giảng về lòng thương xót của Cha, về lòng cảm thương cha dành cho họ trong trái tim Cha. Linh mục nào rao giảng về lòng thương xót của cha sẽ được ân thưởng một thần lực kỳ diệu; Cha sẽ xức dầu những lời của các ngài, và đánh động tâm hồn những ai nghe các ngài rao giảng.” (NK,1521). “Nhân loại sẽ không được bình an cho đến khi nào quay về với lòng thương xót của Cha với niềm tín thác.” (NK, 300). “Con hãy công bố lòng thương xót là ưu phẩm vĩ đại nhất của Thiên Chúa. Tất cả mọi công trình tay Cha thực hiện đều được tôn vinh với lòng thương xót.” (NK, 301)
Người chăn chiên tốt lành, người mục tử có lòng xót thương trong Kinh Thánh là hình ảnh chỉ Thiên Chúa, Đấng dẫn dắt mọi loài thụ tạo có mặt ở trần gian này. Hình ảnh ấy, hôm nay thể hiện cụ thể nơi một con người có trái tim đầy trắc ẩn, nhạy bén trước mọi đau khổ long đong của loài người. Con người ấy là Đức Giêsu Kitô, Đấng Giầu Lòng Thương Xót.
Chỉ mình Đức Kitô mới nói được câu : “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên.” (Ga 10,11)
Các phàm nhân khác, dù vua chúa, quan quyền hay các đấng bậc nào cũng không một ai dám nói với kẻ dưới quyền mình “Tôi là người chăn chiên tốt lành”. Bởi vì mọi người chỉ có khả năng yêu mình và đẩy người khác chết cho mình, mưu cầu danh lợi cho mình, chà đạp lên anh em. Không ai có khả năng yêu người khác đến thí mạng sống mình cho họ.
Chỉ một Đức Giêsu, trái tim của Thiên Chúa toàn năng lại chứa đầy lòng nhân hậu từ ái đối với mọi người tội lỗi, nên Ngài nói nhân loại : “Tôi là mục tử tốt lành. Tôi hy sinh mạng sống vì đoàn chiên” (Ga 10,11).
Thời xưa cũng như ngày nay, có những người lợi dụng chức mục tử Chúa ban để mưu lợi cho bản thân, không màng gì đến nỗi đau khổ lầm than của đàn chiên. Thiên Chúa đã cảnh cáo những người lãnh đạo Israel qua tiên tri Ezekiel rằng : “Khốn cho các mục tử Israel, những kẻ chỉ biết lo cho mình! Nào mục tử không phải chăn dắt đàn chiên sao? Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, còn đàn chiên lại không lo chăn dắt. Chiên đau yếu các ngươi không làm cho mạnh; chiên bệânh tât các ngươi không chữa cho lành; chiên bị thương các ngươi không băng bó; chiên đi lạc các ngươi không đem về; chiên bị mất các ngươi không chịu đi tìm. Các ngươi thống trị chúng một cách tán bạo và hà khắc... Bởi các mục tử chỉ biết lo cho mình mà không chăn dắt đàn chiên của Ta nên ta sẽ đòi lại chiên của ta; ta sẽ không để chúng chăn dắt chiên…” (Ed 34,1tt).
Và Thiên Chúa đã sai Con Ngài đến trong thế gian. Đức Giêsu, người mục tử duy nhất tốt lành đã có mặt. Khi Ngài nhìn đám dân chúng thì : “Chạnh lòng thương họ, vì họ bơ vơ vất vưởng như chiên không người chăn giữ” (Mt 9,36). Ngài đi thâu họp đàn chiên bị các mục tử trần gian làm tán loạn khắp nơi. Ngài đem về băng bó chữa lành, bổ dưỡng và chăn dắt chúng bằng tấm lòng yêu thương của Thiên Chúa, nghĩa là bằng chính máu thịt và mạng sống Ngài (Ga 10,11-15).
Thánh vịnh 23 đã tiên báo về thời hoan lạc của dân Thiên Chúa, bằng những câu đầy hân hoan phấn khởi như sau : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì, Ngài để tôi nằm nghỉ”.
Là những chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu, các Kitô hữu, từ Đức Giáo Hoàng tới các thành phần dân Chúa khắp nơi, muốn thốt được những lời yên tâm vững dạ này của thánh vịnh 23, thì phải nhìn lên mục tử Giêsu.
Vì Đức Giêsu là mục tử tốt lành duy nhất, suốt đời đã phó thác hoàn toàn cho Ý Cha, để Cha chăn nuôi dẫn dắt. Đức Giêsu nói : “Lương thực của Ta là Ý Đấng sai Ta” (Ga 4,34). Từ những cơ cực đau buồn trong tâm hồn, đến sự trần truồng tủi nhục nơi thân xác. Từ ngày nhập thể bé thơ máng cỏ đến lúc thương tích đầy mình, cạn hơi thở trên thập giá. Đức Giêsu vẫn chỉ một niềm “Lạy Cha, xin con phó thác hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).
Từ sự chết vâng phục của một mục tử đã bừng lên sự phục sinh của tất cả nhân loại tối tăm tội lỗi. Thiên Chúa đã cho Giêsu phục sinh từ cõi chết và siêu tôn mục tử tốt lành Giêsu làm vua chăn dắt muôn loài.
Phần chúng ta hôm nay, sống trong thế giới đầy những bất trắc bất ổn. Xăng lên giá, điện lên giá, mọi thứ theo nhau lên giá, mỗi đồng lương là không lên, và đạo đức lại đang có chiều đi xuống. Cuộc sống càng lúc càng khó khăn : ốm đau, bệnh tật, thiếu cơm, thiếu áo, thiếu công ăn việc làm, thiếu thốn đủ thứ… mà muốn nói lên câu thánh vịnh 23 : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi” thì phải đón nhận Đức Giêsu Kitô vào đời mình. Chỉ “nhờ Người, với Người, trong Người”, chúng ta mới sống và nói lên được lời tuyệt diệu này trong sự bình an khôn tả và niềm cậy trông vô bờ bến vào Thiên Chúa, Đấng giầu lòng xót thương.
Hôm nay, Đức Giêsu Đấng chăn chiên tốt lành đang nhìn những nỗi khó khăn vây quanh chúng ta và nói : “Lòng các con đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy!” (Ga 14,1). Và người mục tử có lòng thương xót đó mời gọi ta đáp lại bằng cả tấm lòng : “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”
Tín thác là thế nào ? Thưa là tin tưởng, phó thác, cậy nhờ và đón nhận Đức Giêsu vào đời mình. Nếu không tin tưởng tuyệt đối vào Đấng chăn dắt mình là Đức Giêsu Kitô, mà chỉ tin vào sức mạnh cũa tiền bạc, vào mánh lới chạy chọt quen biết của mình, chỉ cậy dựa vào những người có chức vị thế lực trong đạo cũng như ngoài đời, như thể những tạo vật ấy có phép màu vạn năng, có thể đem lại hạnh phúc cho hồn xác mình, thì sẽ rơi vào bế tắc khủng khiếp, như số phận những con chiên tự mình đi riêng lẻ trong sa mạc. Nó sẽ chết đói, chết khát và bị sói rừng phanh thây.
Lạy Chúa Giêsu, người mục tử có lòng thương xót, Đấng chăn chiên tốt lành của con, dù trong hoàn cảnh nào, vui sướng hay khổ đau, ngọt bùi hay cay đắng, hy vọng hay tuyệt vọng, con chỉ nhìn lên Chúa và cậy nhờ một mình Chúa với lòng hân hoan cảm tạ mà ca ngợi Chúa với niềm xác tín rằng : “Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi. Trên đồng cỏ xanh rì Ngài để tôi nằm nghỉ…” Amen.