Xã hội hiện nay được đánh dấu bởi một khuynh hướng mạnh mẽ về tình trạng thế tục hóa. Sự liên kết giữa tôn giáo và xã hội có một khoảng cách ngày càng lớn. Người ta có thái độ lãnh đạm với tôn giáo rõ rệt hơn, so với tình trạng hoàn toàn thù địch. Việc phục vụ Đức Kitô trong Thánh Thể không bao giờ là một hoạt động thế tục. Để trở thành những chứng nhân của lòng Chúa xót thương nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta cần phải liên kết cuộc sống con người và mầu nhiệm Thiên Chúa với nhau. Chúng ta cần biết cách làm thế nào để nhận ra và sử dụng sức mạnh biến đổi của Thánh Thể nhằm đáp ứng được nỗi khao khát đích thực nhất của con người trong thời đại này.
• Khao Khát Tự Do
Khao khát này kéo dài xuyên suốt toàn bộ chân trời của cuộc sống. Con người mong muốn tự quyết định về mọi việc liên quan đến gia đình, cá nhân và cuộc sống xã hội của họ. Mỗi đề nghị đưa ra cho họ phải được trình bày như một lời mời gọi mà họ có thể đồng ý hoặc khước từ chứ không thể là những áp đặt với những quy định cứng ngắc vô hồn. Con ngưo`i ngày nay nhạy cảm hơn nhiều đối với nhu~ng đề nghị đúng đắn tế nhị và khéo léo. Họ hướng tới một cách đáp trả thật đáng ngạc nhiên, một sự thỏa thuận kiên trì, khi họ có khả năng chọn lựa.
Như là một cách tưởng niệm và hiện diện, cử hành Thánh Thể cách thích nghi thật phù hợp để đáp lại mong đợi này. Đức Kitô đích thực là Đấng mở ra trong tâm hồn mỗi người một không gian mà trong đó, người đó có thể phát triển mà không hạn chế, bởi vì đây là đường lối của tình yêu. Việc cử hành Thánh Thể có thể là giây phút qua đó lôi kéo được tính sáng tạo của người tham dự. Thói bảo thủ và cứng ngắc gây ra sự nhàm chán. Trong một buổi thảo luận về việc dạy giáo lý cho tất cả mọi lứa tuổi. Câu hỏi được đưa ra: “Có thể mang lại một số cải cách trong việc cử hành (trong cách thích nghi những kinh nguyện, thay đổi hoặc bổ sung một số từ, kinh nguyện Thánh Thể ...) không?” Câu trả lời mà thuyết trình viên trong cuộc họp đưa ra là: “Chúng ta không được đụng chạm vào thánh lễ”. Thật là nỗi thất vọng lớn lao trong việc quy tụ! Một Thánh Thể lạnh cứng không thu hút được giới trẻ, cũng không thu hút cả những người lớn tuổi.
• Khao Khát Thiên Chúa
Chúng ta nên sẵn sàng hướng dẫn người đói khát đến với bữa tiệc của Đức Kitô, nơi họ sẽ được no đủ. Chúng ta có thể bày tỏ tốt nhất đường lối này bằng chính gương mẫu của mình.
Nỗi khao khát đối với Thiên Chúa thật vô biên. Trong thời đại ngày nay, hàng triệu người đã đứng lên “để tìm kiếm Người, hầu có thể được thỏa mãn nỗi khao khát của họ”. Tại sao nỗi khao khát mãnh liệt này không được thỏa mãn? Nỗi khao khát thần thánh này sẽ bị dao động, trừ khi những người Công Giáo bắt đầu nhận ra. Vì chỗ trống cần được lấp đầy. Vì nếu chân lý không lấp đầy chỗ trống trong linh hồn con người, thì chắc chắn những sự dối trá sẽ lấp đầy. Cách chúng ta có thể thất bại như thế nào trong việc nuôi sống những linh hồn đói khát? Chúa nhắc nhở chúng ta: “xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn” (Mt 25:42).
Mặc dù trên khắp thế giới, hầu hết những kẻ tin đều thiếu nhiệt tình, tuy nhiên, người ta vẫn khao khát Thiên Chúa. Họ không biết tại sao. Các Kitô hữu đã không sống Tin Mừng bằng gương mẫu tốt lành của họ. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang kêu lên: “vì tấm bánh sự sống và nước hằng sống mà Đức Kitô đã hứa”. Nhưng những kẻ sở hữu các kho tàng này lại khước từ chia sẻ với họ.
Người ta cảm thấy sự sống, cái chết và sự sống lại của Đức Kitô là vô giá trị và vô ích, tuy nhiên, đây lại là chính giá cứu chuộc của chúng ta. Ngoài ra, nỗi khao khát sâu xa nhất đối với Thiên Chúa là một nỗi khao khát đối với tình yêu. Và chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh của Đức Kitô nơi những người khác. Khi người đó nhận biết rằng Thiên Chúa yêu thương họ, thì họ sẽ ngừng đói khát. Và họ sẽ biết rằng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho họ một bàn tiệc để ăn bánh và uống rượu là chính mình Người.
Những người khao khát Thiên Chúa thường tìm kiếm Người một cách sai lầm trong ma túy hoặc những thú vui khác, hoặc có lẽ trong việc tìm kiếm sự tuyệt đối. Nhưng khi được đưa đến với Thánh Thể, thì họ sẽ nhận biết tình yêu là gì. Và họ sẽ không bao giờ đói khát nữa. Vì họ sẽ hiểu rằng mình được yêu thương nhiều đến thế nào.
Thời đại này là một thế hệ yếu đuối, mệt mỏi và khao khát, khao khát Thiên Chúa và tình yêu, trong khi giúp đỡ nhau trên đường. Đặc biệt giới trẻ khao khát đời sống tinh thần. Vấn đề là các Kitô hữu chúng ta không hiểu rằng thế giới luôn luôn khao khát thực tại là chính Đức Kitô.
Đức Kitô đã để lại cho chúng ta một tấm gương, bằng cách chuẩn bị một bữa ăn ngon cho những người bạn đang đói của Người. Cũng vậy, chúng ta nên nuôi sống những anh chị em đói khát của mình. Khi một người anh em được đầy ắp những lời yêu thương của tôi, thì họ sẽ cảm thấy mình được chấp nhận và cởi mở với sự hân hoan.
Nếu ngôi nhà của tâm hồn chúng ta trống rỗng Thiên Chúa, nếu chúng ta không nhìn thấy Người nơi bản thân mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Người nơi những kẻ khác? Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đến với người nghèo để nuôi sống họ, vừa bằng tấm bánh mà họ cần thiết để sống, vừa bằng tấm bánh của sự công bằng, phẩm giá được phục hồi của họ với tư cách con người. Trên hết, chúng ta phải mang lại cho họ bánh và rượu của thân thể Đức Kitô, vì họ khao khát Người, mà thậm chí họ không nhận biết điều này.
• Tính Chất Xác Thực
“Họ không làm những điều họ nói!” Người ta vẫn luôn đánh giá sự gắn liền giữa lời nói và hành động là rất quan trọng. Tuy nhiên, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mối liên kết giữa lời nói và hành động càng ngày càng giảm bớt. Nghệ thuật quảng cáo, tính chất giả tạo, “vẻ bề ngoài” và “mốt” càng kích động nơi những người đương thời một sự nhạy cảm đối với những gì là xác thực. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sống những gì mình công bố. Nếu chúng ta nói rằng Thánh Thể chính là sức mạnh của tình yêu, thì thế giới ngày nay đòi hỏi cuộc sống của những người Kitô hữu, những người lãnh nhận Thánh Thể hằng ngày, phải chứng tỏ được điều này qua chính thái độ và lối sống của mình. Con người hôm nay vẫn đang tìm kiếm tính chất xác thực của những người môn đệ Chúa Giêsu Thánh Thể dám đưa ra những hành động phù hợp với lời nói của mình. Chúng ta thường nói về Thánh Thể, mà lại không sống Thánh Thể!
Với những căng thẳng trong thế giới chúng ta đang sống và nhịp độ rất mạnh mẽ mà nó phát sinh, thì tinh thần và thể xác con người đều cần đến sự hỗ trợ, vì những đòi hỏi nơi chúng đều cao. Thật là chuyện cũ rích khi gợi ý là cần có sẵn trong tay một người trợ giúp tinh thần, lúc có một tai nạn, một sự vi phạm đạo đức, hoặc sự kiện gây chấn thương nào đó.
Chúng ta vẫn nói Thánh Thể là nguồn gốc của sự chữa lành và ơn cứu độ. Chúng ta sống, làm chứng và trình bày thế nào để con người ngày nay xác tín Thánh Thể như là nguồn gốc của năng lực ấy ?
• Hòa Bình
Đây là từ người ta thường nhắc tới trong một thế giới đầy bạo lực. Những “trường học hòa bình” được thiết lập, sao cho những đứa trẻ, nhưng cũng cả người lớn, có thể trở thành những người tích cực ủng hộ nền hòa bình. Hòa bình không chỉ có nghĩa là vắng bóng chiến tranh. Hòa bình không tách rời khỏi việc nhìn nhận những quyền lợi căn bản của con người. Làm sao có được nền hòa bình đích thực khi phẩm giá và quyền lợi của con người không được tôn trọng, khi sự an toàn, tự do, những điều kiện về sức khỏe, nhà ở và thực phẩm không được cung cấp đầy đủ. Nhiều người đang làm việc hết sức để cải thiện các vấn đề này. Những nỗ lực cam kết của họ trong lãnh vực này đã thách thức chúng ta. Việc phục vụ Thánh Thể thúc đẩy chúng ta cùng tham gia với họ.
• Sự Nghèo Khổ
Những nguồn tài nguyên của thế giới đang được phân chia một cách bất công. Kẻ giàu thì càng giàu, người nghèo khổ càng nghèo khổ hơn. Sự cách biệt giầu nghèo càng ngày càng gia tăng trong đạo cũng như ngoài đời. Những ngôi nhà thờ ở thành phố xây cất hàng mấy chục tỉ sao không chia sẻ cho những ngôi nhà thờ ở miền quê chỉ cần vài trăm triệu cũng đủ rồi. Nhà thờ, nhà xứ, tu viện ở thành phố vẫn có khoảng cách rất xa với miền quê, vùng sâu vùng xa, miền núi. Những đại gia, doanh nhân, đại ân nhân vẫn được trọng vọng săn đón với chỗ ngồi dành riêng hơn những người giáo dân vô danh tiểu tốt. Sự phân biệt đối xử có mặt khắp mọi nơi. Thật khó mà nói đến sự hiệp thông và chia sẻ trong Thánh Thể khi tình trạng bất công vẫn ngự trị. Chúng ta không thể cử hành Thánh Thể, trừ phi chúng ta chọn đứng về phía những người thấp cổ bé họng bị áp bức bóc lột vàø bị sa cơ lỡ vận. Nếu chúng ta không chia sẻ những điều kiện sống cho người nghèo, thì chúng ta không thể công bố về Thiên Chúa, Đấng Yêu Thương Phục Vụ, trong bí tích của Người. Một lối sống Thánh Thể đích thực mời gọi ta xét lại lối sống hiện nay của mình.
Trong khi cả thế giới đều kêu la đòi hỏi bánh để sống, thì các Kitô hữu chúng ta, những kẻ sở hữu tấm bánh này, lại khước từ chia sẻ với những người khác. Chúng ta quên rằng bất cứ ai ăn bánh của Chúa thì đều phải thực sự ‘được ăn’ bởi những người khác. Khi đã nhận được tình yêu, thì các Kitô hữu phải trao tặng tình yêu.
Bà Catherine De Hueck Doherty, một nữ Nam Tước người Nga, là một phụ nữ có phẩm chất công bằng và liêm chính. Lòng thương xót của bà đối với nhân loại đau khổ phát xuất từ cuộc gặp gỡ của bà với Đức Kitô, qua sự hiến thân của Người trong Phép Thánh Thể. Sau khi chồng qua đời, bà hứa suốt đời giúp đỡ người nghèo đang sống trong những khu ổ chuột trên thế giới. Bà Catherine ghi lại: “Tôi vẫn than khóc với Chúa thay cho các linh mục... Sao cho các ngài quên đi những nhu cầu riêng của mình, và trở thành lương thực đối với những người đói khát. Linh mục dâng Thánh Lễ hàng ngày, và phải nhận ra rằng các ngài cũng nên ‘được ăn’ bởi những người khác. Linh mục phải bỏ qua những mong ước riêng của mình, để lo lắng và héo hon vì những nhu cầu của người khác. Khi đã ăn Thiên Chúa của tình yêu, họ phải sẵn sàng để bản thân mình được ăn, giống như những của lễ toàn thiêu và các vị tử đạo. Phụng vụ Thánh Thể nuôi sống linh hồn khao khát của chúng ta, để rồi ta có thể tìm được Đức Kitô trong các anh chị em mình, đặc biệt nơi những người gặp khó khăn. “Hãy ăn để được ăn”, nghĩa là sau khi tham dự bữa tiệc thiên quốc, chúng ta hãy tự hiến thân như là lương thực cho những linh hồn đói khát khác.
Nếu muốn sống Thánh Thể cách đích thực, chúng ta sẽ còn phải đương đầu với nhiều thách đố khác trong xã hội hiện nay, vốn tìm kiếm hiệu quả bằng mọi giá, vun trồng sự thành công về vật chất. Công đồng dạy chúng ta rằng những khao khát và niềm hy vọng của con người trong thời đại chúng ta, bất kể đó có thể là những điều gì, đều thực sự là những khao khát và niềm hy vọng của những kẻ tin. Việc phục vụ Thánh Thể có thể tạo khả năng cho chúng ta trên hành trình hướng đến việc đáp ứng những điều đó.
Thánh Lễ đóng một vai trò chủ yếu trong cuộc đời chúng ta, giúp thỏa mãn niềm khao khát lớn lao của ta đối với Thiên Chúa. Nhờ được nuôi sống bằng thân thể Đức Kitô, chúng ta có thể mang tin vui đến cho những người khác. Hãy ăn để được ăn! Khi thân xác chúng ta được Kitô hóa bằng cách đón rước Thánh Thể, thì chúng ta trao tặng nó cho những người khác, để được sử dụng vào việc phục vụ họ, rửa chân cho nhau.
(Viết theo Lm. Gabriel Forestier và James Mohler)
• Khao Khát Tự Do
Khao khát này kéo dài xuyên suốt toàn bộ chân trời của cuộc sống. Con người mong muốn tự quyết định về mọi việc liên quan đến gia đình, cá nhân và cuộc sống xã hội của họ. Mỗi đề nghị đưa ra cho họ phải được trình bày như một lời mời gọi mà họ có thể đồng ý hoặc khước từ chứ không thể là những áp đặt với những quy định cứng ngắc vô hồn. Con ngưo`i ngày nay nhạy cảm hơn nhiều đối với nhu~ng đề nghị đúng đắn tế nhị và khéo léo. Họ hướng tới một cách đáp trả thật đáng ngạc nhiên, một sự thỏa thuận kiên trì, khi họ có khả năng chọn lựa.
Như là một cách tưởng niệm và hiện diện, cử hành Thánh Thể cách thích nghi thật phù hợp để đáp lại mong đợi này. Đức Kitô đích thực là Đấng mở ra trong tâm hồn mỗi người một không gian mà trong đó, người đó có thể phát triển mà không hạn chế, bởi vì đây là đường lối của tình yêu. Việc cử hành Thánh Thể có thể là giây phút qua đó lôi kéo được tính sáng tạo của người tham dự. Thói bảo thủ và cứng ngắc gây ra sự nhàm chán. Trong một buổi thảo luận về việc dạy giáo lý cho tất cả mọi lứa tuổi. Câu hỏi được đưa ra: “Có thể mang lại một số cải cách trong việc cử hành (trong cách thích nghi những kinh nguyện, thay đổi hoặc bổ sung một số từ, kinh nguyện Thánh Thể ...) không?” Câu trả lời mà thuyết trình viên trong cuộc họp đưa ra là: “Chúng ta không được đụng chạm vào thánh lễ”. Thật là nỗi thất vọng lớn lao trong việc quy tụ! Một Thánh Thể lạnh cứng không thu hút được giới trẻ, cũng không thu hút cả những người lớn tuổi.
• Khao Khát Thiên Chúa
Chúng ta nên sẵn sàng hướng dẫn người đói khát đến với bữa tiệc của Đức Kitô, nơi họ sẽ được no đủ. Chúng ta có thể bày tỏ tốt nhất đường lối này bằng chính gương mẫu của mình.
Nỗi khao khát đối với Thiên Chúa thật vô biên. Trong thời đại ngày nay, hàng triệu người đã đứng lên “để tìm kiếm Người, hầu có thể được thỏa mãn nỗi khao khát của họ”. Tại sao nỗi khao khát mãnh liệt này không được thỏa mãn? Nỗi khao khát thần thánh này sẽ bị dao động, trừ khi những người Công Giáo bắt đầu nhận ra. Vì chỗ trống cần được lấp đầy. Vì nếu chân lý không lấp đầy chỗ trống trong linh hồn con người, thì chắc chắn những sự dối trá sẽ lấp đầy. Cách chúng ta có thể thất bại như thế nào trong việc nuôi sống những linh hồn đói khát? Chúa nhắc nhở chúng ta: “xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn” (Mt 25:42).
Mặc dù trên khắp thế giới, hầu hết những kẻ tin đều thiếu nhiệt tình, tuy nhiên, người ta vẫn khao khát Thiên Chúa. Họ không biết tại sao. Các Kitô hữu đã không sống Tin Mừng bằng gương mẫu tốt lành của họ. Tuy nhiên, thế giới vẫn đang kêu lên: “vì tấm bánh sự sống và nước hằng sống mà Đức Kitô đã hứa”. Nhưng những kẻ sở hữu các kho tàng này lại khước từ chia sẻ với họ.
Người ta cảm thấy sự sống, cái chết và sự sống lại của Đức Kitô là vô giá trị và vô ích, tuy nhiên, đây lại là chính giá cứu chuộc của chúng ta. Ngoài ra, nỗi khao khát sâu xa nhất đối với Thiên Chúa là một nỗi khao khát đối với tình yêu. Và chúng ta có thể tìm thấy hình ảnh của Đức Kitô nơi những người khác. Khi người đó nhận biết rằng Thiên Chúa yêu thương họ, thì họ sẽ ngừng đói khát. Và họ sẽ biết rằng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho họ một bàn tiệc để ăn bánh và uống rượu là chính mình Người.
Những người khao khát Thiên Chúa thường tìm kiếm Người một cách sai lầm trong ma túy hoặc những thú vui khác, hoặc có lẽ trong việc tìm kiếm sự tuyệt đối. Nhưng khi được đưa đến với Thánh Thể, thì họ sẽ nhận biết tình yêu là gì. Và họ sẽ không bao giờ đói khát nữa. Vì họ sẽ hiểu rằng mình được yêu thương nhiều đến thế nào.
Thời đại này là một thế hệ yếu đuối, mệt mỏi và khao khát, khao khát Thiên Chúa và tình yêu, trong khi giúp đỡ nhau trên đường. Đặc biệt giới trẻ khao khát đời sống tinh thần. Vấn đề là các Kitô hữu chúng ta không hiểu rằng thế giới luôn luôn khao khát thực tại là chính Đức Kitô.
Đức Kitô đã để lại cho chúng ta một tấm gương, bằng cách chuẩn bị một bữa ăn ngon cho những người bạn đang đói của Người. Cũng vậy, chúng ta nên nuôi sống những anh chị em đói khát của mình. Khi một người anh em được đầy ắp những lời yêu thương của tôi, thì họ sẽ cảm thấy mình được chấp nhận và cởi mở với sự hân hoan.
Nếu ngôi nhà của tâm hồn chúng ta trống rỗng Thiên Chúa, nếu chúng ta không nhìn thấy Người nơi bản thân mình, thì làm thế nào chúng ta có thể nhận ra Người nơi những kẻ khác? Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đến với người nghèo để nuôi sống họ, vừa bằng tấm bánh mà họ cần thiết để sống, vừa bằng tấm bánh của sự công bằng, phẩm giá được phục hồi của họ với tư cách con người. Trên hết, chúng ta phải mang lại cho họ bánh và rượu của thân thể Đức Kitô, vì họ khao khát Người, mà thậm chí họ không nhận biết điều này.
• Tính Chất Xác Thực
“Họ không làm những điều họ nói!” Người ta vẫn luôn đánh giá sự gắn liền giữa lời nói và hành động là rất quan trọng. Tuy nhiên, với sự phát triển của các phương tiện truyền thông, mối liên kết giữa lời nói và hành động càng ngày càng giảm bớt. Nghệ thuật quảng cáo, tính chất giả tạo, “vẻ bề ngoài” và “mốt” càng kích động nơi những người đương thời một sự nhạy cảm đối với những gì là xác thực. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sống những gì mình công bố. Nếu chúng ta nói rằng Thánh Thể chính là sức mạnh của tình yêu, thì thế giới ngày nay đòi hỏi cuộc sống của những người Kitô hữu, những người lãnh nhận Thánh Thể hằng ngày, phải chứng tỏ được điều này qua chính thái độ và lối sống của mình. Con người hôm nay vẫn đang tìm kiếm tính chất xác thực của những người môn đệ Chúa Giêsu Thánh Thể dám đưa ra những hành động phù hợp với lời nói của mình. Chúng ta thường nói về Thánh Thể, mà lại không sống Thánh Thể!
Với những căng thẳng trong thế giới chúng ta đang sống và nhịp độ rất mạnh mẽ mà nó phát sinh, thì tinh thần và thể xác con người đều cần đến sự hỗ trợ, vì những đòi hỏi nơi chúng đều cao. Thật là chuyện cũ rích khi gợi ý là cần có sẵn trong tay một người trợ giúp tinh thần, lúc có một tai nạn, một sự vi phạm đạo đức, hoặc sự kiện gây chấn thương nào đó.
Chúng ta vẫn nói Thánh Thể là nguồn gốc của sự chữa lành và ơn cứu độ. Chúng ta sống, làm chứng và trình bày thế nào để con người ngày nay xác tín Thánh Thể như là nguồn gốc của năng lực ấy ?
• Hòa Bình
Đây là từ người ta thường nhắc tới trong một thế giới đầy bạo lực. Những “trường học hòa bình” được thiết lập, sao cho những đứa trẻ, nhưng cũng cả người lớn, có thể trở thành những người tích cực ủng hộ nền hòa bình. Hòa bình không chỉ có nghĩa là vắng bóng chiến tranh. Hòa bình không tách rời khỏi việc nhìn nhận những quyền lợi căn bản của con người. Làm sao có được nền hòa bình đích thực khi phẩm giá và quyền lợi của con người không được tôn trọng, khi sự an toàn, tự do, những điều kiện về sức khỏe, nhà ở và thực phẩm không được cung cấp đầy đủ. Nhiều người đang làm việc hết sức để cải thiện các vấn đề này. Những nỗ lực cam kết của họ trong lãnh vực này đã thách thức chúng ta. Việc phục vụ Thánh Thể thúc đẩy chúng ta cùng tham gia với họ.
• Sự Nghèo Khổ
Những nguồn tài nguyên của thế giới đang được phân chia một cách bất công. Kẻ giàu thì càng giàu, người nghèo khổ càng nghèo khổ hơn. Sự cách biệt giầu nghèo càng ngày càng gia tăng trong đạo cũng như ngoài đời. Những ngôi nhà thờ ở thành phố xây cất hàng mấy chục tỉ sao không chia sẻ cho những ngôi nhà thờ ở miền quê chỉ cần vài trăm triệu cũng đủ rồi. Nhà thờ, nhà xứ, tu viện ở thành phố vẫn có khoảng cách rất xa với miền quê, vùng sâu vùng xa, miền núi. Những đại gia, doanh nhân, đại ân nhân vẫn được trọng vọng săn đón với chỗ ngồi dành riêng hơn những người giáo dân vô danh tiểu tốt. Sự phân biệt đối xử có mặt khắp mọi nơi. Thật khó mà nói đến sự hiệp thông và chia sẻ trong Thánh Thể khi tình trạng bất công vẫn ngự trị. Chúng ta không thể cử hành Thánh Thể, trừ phi chúng ta chọn đứng về phía những người thấp cổ bé họng bị áp bức bóc lột vàø bị sa cơ lỡ vận. Nếu chúng ta không chia sẻ những điều kiện sống cho người nghèo, thì chúng ta không thể công bố về Thiên Chúa, Đấng Yêu Thương Phục Vụ, trong bí tích của Người. Một lối sống Thánh Thể đích thực mời gọi ta xét lại lối sống hiện nay của mình.
Trong khi cả thế giới đều kêu la đòi hỏi bánh để sống, thì các Kitô hữu chúng ta, những kẻ sở hữu tấm bánh này, lại khước từ chia sẻ với những người khác. Chúng ta quên rằng bất cứ ai ăn bánh của Chúa thì đều phải thực sự ‘được ăn’ bởi những người khác. Khi đã nhận được tình yêu, thì các Kitô hữu phải trao tặng tình yêu.
Bà Catherine De Hueck Doherty, một nữ Nam Tước người Nga, là một phụ nữ có phẩm chất công bằng và liêm chính. Lòng thương xót của bà đối với nhân loại đau khổ phát xuất từ cuộc gặp gỡ của bà với Đức Kitô, qua sự hiến thân của Người trong Phép Thánh Thể. Sau khi chồng qua đời, bà hứa suốt đời giúp đỡ người nghèo đang sống trong những khu ổ chuột trên thế giới. Bà Catherine ghi lại: “Tôi vẫn than khóc với Chúa thay cho các linh mục... Sao cho các ngài quên đi những nhu cầu riêng của mình, và trở thành lương thực đối với những người đói khát. Linh mục dâng Thánh Lễ hàng ngày, và phải nhận ra rằng các ngài cũng nên ‘được ăn’ bởi những người khác. Linh mục phải bỏ qua những mong ước riêng của mình, để lo lắng và héo hon vì những nhu cầu của người khác. Khi đã ăn Thiên Chúa của tình yêu, họ phải sẵn sàng để bản thân mình được ăn, giống như những của lễ toàn thiêu và các vị tử đạo. Phụng vụ Thánh Thể nuôi sống linh hồn khao khát của chúng ta, để rồi ta có thể tìm được Đức Kitô trong các anh chị em mình, đặc biệt nơi những người gặp khó khăn. “Hãy ăn để được ăn”, nghĩa là sau khi tham dự bữa tiệc thiên quốc, chúng ta hãy tự hiến thân như là lương thực cho những linh hồn đói khát khác.
Nếu muốn sống Thánh Thể cách đích thực, chúng ta sẽ còn phải đương đầu với nhiều thách đố khác trong xã hội hiện nay, vốn tìm kiếm hiệu quả bằng mọi giá, vun trồng sự thành công về vật chất. Công đồng dạy chúng ta rằng những khao khát và niềm hy vọng của con người trong thời đại chúng ta, bất kể đó có thể là những điều gì, đều thực sự là những khao khát và niềm hy vọng của những kẻ tin. Việc phục vụ Thánh Thể có thể tạo khả năng cho chúng ta trên hành trình hướng đến việc đáp ứng những điều đó.
Thánh Lễ đóng một vai trò chủ yếu trong cuộc đời chúng ta, giúp thỏa mãn niềm khao khát lớn lao của ta đối với Thiên Chúa. Nhờ được nuôi sống bằng thân thể Đức Kitô, chúng ta có thể mang tin vui đến cho những người khác. Hãy ăn để được ăn! Khi thân xác chúng ta được Kitô hóa bằng cách đón rước Thánh Thể, thì chúng ta trao tặng nó cho những người khác, để được sử dụng vào việc phục vụ họ, rửa chân cho nhau.
(Viết theo Lm. Gabriel Forestier và James Mohler)