Xem hình ảnh
I. Thực sự khi nói về “lòng bao dung”
Chúng ta thấy không có gì mới vì được nhắc đi nhắc lại nhiều trong Tin Mừng dưới nhiều từ ngữ khác nhau (tình yêu, lòng từ bi, lòng thương xót, lòng nhân hậu, …) hoặc trong Hội Thánh hay trong cuộc sống hằng ngày. Song lòng bao dung trở nên mới khi con người ta đã biến từ lý thuyết trở thành hiện thực đúng như thánh Augustino đã nói “Cứ yêu đi rồi làm gì thì làm”. Tuy nhiên, trong khóa thường huấn này, cha Giuse Hồ Đắc Tâm đã nghiên cứu và trình bày về “lòng bao dung” theo cái nhìn của J.Locke (thế kỷ 17), Herbert Marcuse và Slavoj Zizek (thế kỷ 20). Lòng bao dung cuối cùng ra là gì nếu không phải là dẫn người ta đến việc chấp nhận nhau với tình yêu khôn tả, đến lòng thương xót, ơn cứu độ của Thiên Chúa?
Theo cái nhìn của J.Locke, Harbert Marcuse, Slavoj Zizek về lòng bao dung (a href='http://vietcatholic.net/News/Html/92530.htm'>Xin xem tài liệu đính kèm).
* “Lòng Bao Dung” theo J. Locke:
Hoàn cảnh lịch sử: năm 1667, J. Locke bắt đầu nghiên cứu về “Lòng Bao Dung”.
Hoàn cảnh lịch sử trước đó không lâu và lúc này có nhiều biến chuyển. Những vấn nạn đã được đặt ra.
Chẳng hạn như việc đơn giản hóa các hình thức của lễ nghi, bàn thờ trang trọng được thay thế bằng chiếc bàn đơn sơ,…; sự phân biệt đối xử và bất bao dung đối với các giáo phái hay các tôn giáo mới như Tin Lành hay Anh Giáo; việc bài trừ Do Thái Giáo; sự xung khắc về quyền bính giữa chính quyền và giáo quyền (tuân theo luật đạo hay luật đời?)
Chính quyền có đáp ứng nhu cầu tâm linh, lo cho phần rỗi linh hồn người ta không? Thưa không. Chính vì không thể đáp ứng nhu cầu tâm linh mà chính quyền không thể can dự vào lĩnh vực mà Hội thánh đang thi hành. Chính vì thế, Giáo quyền phải là người đáp ứng những nhu cầu tâm linh cho con người. Thế nhưng giáo quyền đã đáp ứng đầy đủ cho phần rỗi linh hồn con người chưa? Thưa chưa. Vì thế về phần mình, giáo quyền phải cố gắng hết sức mình để có thể lo cho nhu cầu tâm linh và phần rỗi con người.
Việc thiết định các lễ nghi, các hình thức phụng tự? Những lời lẽ, ngôn ngữ?
Nền phụng tự quan yếu? Nơi chốn? Hoàn cảnh? Tin Mừng của Đức Giêsu mới là quan yếu?
Lòng bao dung liên quan đến chính quyền và nền phụng tự?
Lòng bao dung liên quan đến các khoản luật về luân lý, đạo đức, đức tin, tâm linh liên quan đến chính quyền?
Nguyên tắc: Ơn cứu độ liên quan đến bản thân cá nhân mỗi người. Và vì vậy mà mỗi người phải nỗ lực cố gắng để đạt được đích ấy.
Giáo Hội đối với các tương quan với chính quyền, với các Giáo Hội khác:
Quyền ra luật là thuộc về một cộng đồng có mục đích, đặc tính chung như cộng đồng tôn giáo.
Xét lại những vấn đề gây tranh cãi, chia rẽ: như Giáo Hội duy nhất chân thật, vài tín điều như Đức Mẹ Đồng Trinh,…
MỘT GIÁO HỘI CHÂN THẬT PHẢI LÀ MỘT GIÁO HỘI CÓ LÒNG BAO DUNG.
Bao dung trong các Giáo Hội:
Bổn phận sống bao dung: hiệp thông, không dùng sức mạnh để cưỡng bức người khác.
Không thể dùng sức mạnh để cưỡng chiếm tài sản của người khác, của tôn giáo khác.
Bao dung hay đồng nhất? Tôn giáo đồng nhất? Tôn giáo bao dung? Bao dung và giáo điều?
Quyền được hưởng lòng bao dung? Lợi ích quốc gia và lòng bao dung? (Xin xem kỹ phần tài liệu đính kèm).
Theo J.Locke, một số quyền được ban cho mọi công dân của mọi quốc gia; không phải sự khác biệt quan điểm, nhưng sự khước từ lòng bao dung là nguyên nhân của mọi chiến tranh, của mọi hỗn loạn xảy ra giữa các Kitô hữu trong vấn đề tôn giáo.
* Theo cái nhìn của Herbert Marcuse về lòng bao dung:
1. Bao dung là một hình thức tự thân: không có bạo lực, một sự kiện phổ quát.
Điều kiện để có lòng bao dung: con người phải trưởng thành, hành xử tự do (tự xác định, tự hoạt động) trong sự thật nhằm tiến đến hoàn thiện bản thân, đối thoại cách quảng đại, cởi mở (mở ra cho mọi người)
Con người phải có quyền ngôn luận, quyền hội họp.
2. Lòng bao dung trấn áp trong xã hội dân chủ:
Đặc tính xã hội dân chủ: công dân tham dự vào việc nghiên cứu, gìn giữ thay đổi những quyết định của chính phủ; quyền tự do, quyền dân sự được áp dụng cách chung chung, sự độc lập và tranh cãi được khoan dung (trừ trường hợp bạo lực); mọi cải cách đều xảy ra cách bất ngờ.
Để tranh luận cách tự do và công bằng: sự tranh luận phải hợp lý; phải phù hợp với sự phát triển (không bao hàm những mưu đồ toan tính độc tài); thỏa mãn phần đông nhu cầu.
Bao dung trấn áp: sử dụng công nghệ như dụng cụ thống trị; truyền thông đơn cực trở thành quyền lực thống trị, nhằm dập tắt hiệu quả của tranh luận.
Cách thức tránh bao dung trấn áp: bẻ gãy ý nghĩa có sẵn; từ bỏ tính không thiên vị hão; tránh tuyên truyền nhưng phổ biến thông tin về sự thật cách độc lập.
Điều kiện kiến tạo lòng bao dung giải phóng:
Để có lòng bao dung giải phóng người ta cần chặn lại các từ ngữ và hình ảnh vốn nuôi dưỡng lương tâm sai lầm này; được phát tán trong xã hội; tái tạo môi trường tri thức cho việc tranh luận và suy tư trong toàn thể xã hội; có tinh thần học hỏi để biết các sự kiện – toàn bộ sự thật”.
RÚT RA BÀI HỌC
1. Bao dung bất cập, thái quá đều không tốt. Vậy ta cần phải tôn trọng trong sự thật và đối thoại. Nhận ra sự sai trái của chính mình và quyết sửa chữa hầu có được lòng bao dung quân bình, hài hòa.
2. Bao dung trong cộng đoàn: ta cần phải có lòng quảng đại, hy sinh, dấn thân, cảm thông, chia sẻ, hòa giải và tha thứ.
3. Trong việc đối thoại, ta cần nhận ra sự thật. Sự thật sẽ giải thoát tất cả. Ta cũng cần tôn trọng chuẩn mực chung. Chúng ta phải có lòng bác ái trong đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.
4. Bao dung có đòi hỏi, tức là ta cần có một tấm lòng nhân ái, không dễ dãi với chính mình.
II. Những thắc mắc về Hôn Nhân:
Ngay từ khởi đầu của việc sáng tạo, Thiên Chúa đã chúc phúc cho con người trong đời sống hôn nhân. Chính Chúa Giêsu cũng đã thiết lập Bí Tích Hôn Nhân để bảo vệ, ban ơn và chúc phúc cho hôn nhân gia đình. Chính vì thế, khi thực thi mục vụ hôn nhân, vị có trách nhiệm cần vừa dựa vào luật vừa phải có lòng bao dung, nhân ái. Tất cả dẫn đến hạnh phúc và ơn cứu độ của đôi bạn.
Trong và sau giờ trình bày đề tài, đã có rất nhiều câu hỏi được nêu lên cách sôi nổi. Cha giảng Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã giải quyết vấn đề cách súc tích, đầy đủ khiến mọi người hào hứng.
Nhiều vị có trách nhiệm lo về mục vụ hôn nhân đôi khi có sơ sót hoặc thiếu sự nghiên cứu luật về hôn nhân nên hôm nay được học hỏi lại cảm thấy hóa ra mới! Chẳng hạn như vấn đề Quy định của HĐGMVN: làm các thủ tục hôn nhân theo giáo luật số 1066 – 1070 (rao 3 lần song không cứ thời gian cố định, vì thế cũng có thể rao 3 lần trong 3 ngày liền vẫn không sao!).
Đặc ân thánh Phaolo, đặc ân thánh Phêrô, đặc ân Đức Giáo Hoàng cũng được nhắc lại một lần cho thấu đáo.
ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLÔ
Đặc ân này do thánh Phaolo Tông đồ quyết định khi nhắc nhở giáo dân Corinto:
- Vợ không được bỏ chồng
- Nếu đã bỏ chồng thì phải ở độc thân hoặc phải làm hòa với chồng.
- Chồng không được bỏ vợ.
- Nếu đã có vợ ngoại đạo mà vợ bằng lòng ở lại thì đừng rẫy vợ (Vợ có đạo cũng vậy).
- Vợ hoặc chồng ngoại đạo được thánh hóa nhờ chồng hoặc vợ có đạo.
- Người ngoại đạo muốn bỏ thì cứ bỏ (chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc). Tân tòng có thể tái hôn (ĐẶC ÂN THÁNH PHAOLO), tuy nhiên, vị có trách nhiệm (Giám Mục sở tại) cho tái hôn buộc phải hỏi ý kiến trực tiếp các đương sự: 1. “Có muốn lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội không?”
2. Có muốn tiếp tục chung sống như vợ chồng với tân tòng, mà không xúc phạm đến Thiên Chúa không?
- (Tất cả vì sự bình an, hạnh phúc mà Thiên Chúa muốn mọi người được hưởng).
ĐẶC ÂN GIÁO HOÀNG ĐỐI VỚI HÔN NHÂN “CHƯA THÀNH TOẠI”
2 vợ chồng đã lãnh Bí Tích Hôn Phối thành sự nhưng chưa quan hệ vợ chồng (VD: chồng vừa mới kết hôn đã bị phạt tù chung thân). Trong trường hợp này, 1 bên xin công bố hôn nhân của họ vô hiệu. Đức Giáo Hoàng có thể ban cho đặc ân tháo gỡ hôn nhân này.
Lưu ý: cần điều tra kỹ lưỡng về trường hợp này.
ĐẶC ÂN THÁNH PHÊRÔ
Vì lợi ích đức tin
- Tháo gỡ hôn nhân không Bí Tích (hôn nhân tự nhiên, hôn nhân có phép chuẩn) và cho phép một người đã kết hôn được tái hôn.
- Có lý do chính đáng, đương sự có thể gửi đơn lên Đức Giáo Hoàng (qua Giám Mục Giáo Phận)
III. Thánh Anphongsô và mục vụ Bí Tích Giải Tội:
Thánh Anphongsô đã thể hiện lòng bao dung, thương xót tội nhân như Thầy Chí Thánh Giêsu của mình. Ngài đã không để hối nhân khi đã vào tòa giải tội lại ra về tay không, nhưng lãnh nhận được ơn tha thứ, niềm an ủi và sự bình an thật trong tâm hồn. Ngài cho rằng, cha giải tội phải là một người cha, một người thầy, một y sĩ, một thẩm phán. Người cha thì bao dung nhân hậu. Người thầy thì khôn ngoan. Người y sĩ thì cẩn trọng. Người thẩm phán thì công minh chính trực.
Tất cả nhằm đem hối nhân về với Chúa, được lãnh ơn tha thứ, ân sủng và ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Với tinh thần trên, thánh Anphongsô luôn để lại mẫu gương sáng ngời và dấu ấn đậm nét về tình yêu và lòng xót thương vô bờ bến của Thiên Chúa.
Tóm lại, Khóa Thường huấn thường niên của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam đã xoáy sâu vào điểm nhấn, cũng là vấn đề mang tính thời sự giữa một xã hội cũng như Giáo Hội có quá nhiều biến chuyển khiến làm lu mờ lòng bao dung trên nhân loại cũng như trên tu sĩ, trên các Kitô hữu.
Đã hẳn, nếu có lòng bao dung thật, lòng thương xót thật, lòng tha thứ thật được thể hiện cụ thể sống động trong cuộc sống của mỗi người thì chắc chắn thế giới nhân loại này cũng như Giáo Hội này sẽ tiến tới một nền hòa bình đích thực, một vườn địa đàng ngay tại trần thế, một cuộc sống thăng hoa đến tận thế giới vui tươi, hạnh phúc của Thiên Chúa.