NEW YORK(ZENIT.org-Avvenire).- Chiến tranh Iraq khơi lên những vấn đề nghiêm trọng về vai trò của Liên-Hiệp-Quóc. Riêng Tòa Thánh Vatican tin rằng tổ chức này phải được sửa đổi để đáp ứng với sự lệ thuộc liên hợp giữa các quốc gia ngày nay.

Ðức Tổng Giám Mục Celestino Migliore, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên-hiệp-quốc, đã phân tích hoàn cảnh của tổ chức và những thách đố phải đương đầu nếu vận hành đầy đủ. Ðức Tổng Giám mục Migliore 50 tuổi đến New York được sáu tháng, sau khi làm phó thư ký quốc gia chuyên ngành ngoại giao với các nước tại Tòa Thánh từ năm I995, và chính Ngài cùng với Ðức Ông Phương thường xuyên viếng thăm làm việc với Giáo Hội Việt Nam và chính quyền Việt Nam.

Cuộc khủng hoảng Iraq xem ra giáng một đòn chí tử trên Liên Hiệp Quốc, mà mực độ hạn chế xem ra lại càng thấy rõ hơn nữa. Xin Ðức Tổng Giám Mục cho biết tại Tổng Hàng Dinh Liên Hiệp Quốc họ nghĩ như thế nào?

TGM Migliore: Những hạn chế của Liên Hiệp Quốc đã rõ và do phần lớn từ phương cách nguyên thủy của nó và phương cách thích hợp với những tiêu chuẩn theo mệnh lệnh Chíến tranh Lạnh. Tại tổng hành dinh, đã có những chương trình đang soạn thảo cho những năm để thay đổi Liên Hiệp QuốcMới đây, Tổng Thư Ký Kofi Annan thiết lậo một ủy ban chuyên viên để tìm ra những đường lối mới cho xã hội và những khu vực tư được tham gia trong những sinh hoạt của Liên-hiệp-quốc. Sự cần thiết này được thấy rõ, bởi vì những lý tưởng và những mục tiêu mà Liên Hiệp Quốc chấp nhận lúc mới thành lập vẫn còn hợp thời, nhưng những cung cách và những bộ máy để tạo nên ý kiến chung phải được sửa đổi hoàn toàn.

Xin Ðức Tổng Giám Mục cho biết theo chiều hướng nào?

TGM Migliore: Tôi thiết nghĩ điều này tất cả đều đã rõ. Hoàn cảnh Hội đồng Bảo An đã gặp phải trong lúc tranh luận về nạn khủng hoảng Iraq, tầm quan trọng mà Hội đồng Kinh tế và Xã hội--một trong những tổ chức chính của Liên-hiệp-quốc--đã chiếm được trong thập niên cuối trong việc phát triển những hội nghị quốc tế rộng lớn, và sự thuận lợi phối hợp những thực thể phi-chính phủ, như NGOs, với công việc của tổ chức, là những yếu tố kêu gọi những thủ tục mới cho phép Liên Hiệp Quốc cổ võ những nguyên lý và những mục tiêu của nó.

Liên-hiệp-quốc được trình bày như một cơ quan tối cao thuộc công pháp quốc tế, nhưng nó hành động như một địa thế thỏa hiệp giữa những quyền lợi khác nhau mà những quyền lợi của những kẻ mạnh nhất lại thắng thế. Làm sao vượt qua được sự mâu thuẫn cơ bản này?

TGM Migliore: Ngay từ đầu, những thủ tục cai quản Liên-hiệp-quốc đã hướng về việc bảo đảm an toàn cán cân giữa các quyền lực. Dầu sao, trong bối cảnh thế giới mới, đánh dấu bằng sự toàn cầu hóa, quan điểm không xem ra là sự quân bình và can ngăn cho lắm vì có sự tùy thuộc vào nhau.

Tháng Giêng vừa qua Ðức Gíao hoàng đã nhắc lại điều này khi Ngài ngõ lời với các đại sứ được bổ nhiệm tại Vatican: “Sự độc lập các quốc gia không thể được quan niệm trừ ra trong sự tùy thuộc vào nhau.” Từ quan điểm này, ranh giới lý tưởng nhất là Hội đồng Khoáng đại, bao gồm mọi quốc gia thành viên của Liên-hiệp-quốc trong tư cách ngang hàng với nhau.

Sự chấm dứt một thế giới lưỡng cực và sự xuất hiện một siêu quyền duy nhất có thể làm cho Liên-hiệp-quốc ngày càng không hiệu lực, có đứng như thế không thưa Ðức Cha?

TGM Migliore: Lúc chấp nhận Nghị quyết 1483 về hậu chiến tranh tại Iraq, lại được nghe những lời này trong Hội đồng Bảo An: nếu Liên-hiệp-quốc không có, thì phải bày cho có.

Điều này có nghĩa là giữa những thứ khác, những điểm thiết yếu không nên tìm kiếm qua thủ tục hành chánh, nhưng còn phải có sự đồng thuận trong ý muốn chính trị của những người tham gia.

Nếu người ta chỉ nghĩ tới những lợi lộc thuần tuý riêng tư, thì sự đồng thuận có thể dễ dàng đạt được trong mẫu số chung thấp nhất nhường chỗ cho những người nắm những nguồn lợi lớn hơn.

Ngược lại nếu có một ý muốn chính trị nhận dạng đến lợi ích chung phổ quát, thì cái mà đã được nhắc tới từ 40 năm trong thông điệp “Pacem in Terris,” lúc đó người ta mới có thế nhăm tới mẫu số chung cao nhất.

Ý niệm về tính đa phương cùng với Liên-hiệp-quốc, đã tiến bộ. Cái đó có còn là một quan niệm khả thi không thưa Ðức Cha?

TGM Migliore: Trong học thuyết xã hội của mình, Giáo hội Công giáo ủng hộ một quan điểm về uy quyền quốc tế phù hợp với nguyên lý phụ liên đới. Thí dụ trong những cuộc họp mới đây của Liên Hiệp Quốc tại Doha, Monterrey và Johannesburg, có những cam kết giữa họ nhằm tiếp tục sự phát triển tôn trọng thiên nhiên và cổ võ sự phát triển những xứ nghèo bằng cách đưa họ vào trong vòng sản xuất và thương mại

Những cam kết thường nằm trên giấy tờ có đúng như vậy không?

TGM Migliore: Thuyết đa phương có nghĩa là phải giữ những lời hứa và nếu chỉ làm một cử chỉ đơn thuần để giảm nợ nước ngoài thì chưa đủ. Điều cần thiết là phải duyệt lại những bức tường ngăn cách và tiền trợ cấp kinh tế từ những quốc gia có nền kinh tế mạnh ngõ hầu cho phép các xứ nghèo sản xuất và đi vào mạng lưới trao đổi thương mại.

Ngày nay, sự cần thiết khẩn cấp giải trừ binh bị được đề nghị lại, nhất là loại trừ những kho vũ khí có sức phá hoại hàng loạt. Thuyết đa phương có nghĩa là nếu có một ý muốn tôn trọng những cam kết đã được tán thành, nói một cách chính xác là người thứ nhất phải giữ sự đồng thuận phải là những quốc gia mạnh nhất.

Hơn nữa, điều đó có nghĩa là người ta không thể chọn lọc trong sự bắt buộc những người không tuân lệnh phải tôn trọng. Thuyết đa phương phải được xét lại, thuyết này gặp khủng hoảng về nhiều mặt bao gồm cả việc tôn trọng những luật cơ bản của nó.

Toà Thánh không biết mõi mệt trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Liên Hiệp Quốc đối với cuộc sống chung hòa bình. Nhưng trong dịp những hội nghị quốc tế quan trọng, tại sao Toà Thánh nhiều lần lại bị cách biệt so với những đường hướng của Liên Hiệp Quốc qua những vấn đề tôn trọng sự sống và gia đình?

TGM Migliore: Tòa Thánh đã duy trì một đường hướng rất sáng sủa đối với cuộc khủng hoảng Iraq, tuyên bố ngay từ đầu rằng vấn đề không phải là sự quan tâm riêng biệt của một hay của một số chính phủ.

Nếu là vấn đề giải trừ vũ khi hạt nhân, hóa học hay sinh học, theo những luật lệ và thủ tục thiết lập tại trung tâm Liên-hiệp-quốc, lúc đó Liên-hiệp-quốc có nhiệm vụ bắt tôn trọng những luật pháp của mình. Đó là một vấn đề tôn trọng luật pháp quớc tế.

Đối với điều nàyTòa Thánh đã chờ đợi từ lâu, vì chắc chắn rằng qua sự đồng thuận chúng ta đã đạt được một di sản thể ấy, những luật lệ, các thủ tục, và những bộ máy kiểm soát mà-- nếu được các quốc gia phải quyết tâm chấp nhận và tôn trọng --chúng ta có thể cho phép mình giải quyết những vụ xung đột không thể tránh được qua những phương tiện hợp pháp và hòa bình

Xin Ðức Tổng Giám Mục cho biết đến hoàn cảnh nào trong vấn đề gia đình và quyền sự sống?

TGM Migliore: Nhân danh sự tôn trọng chính công pháp quốc tế, Tòa Thánh luôn luôn can thiệp trong những lãnh vực quốc tế khác nhau, thường để ủng hộ các phái đoàn khác và có khỉ một mình đứng ra, đi ngược dòng, ủng hộ sự tôn trọng phẩm giá con người

Đó không phải chút nào là một vấn đề thay đổi tư tưởng hay đường lối tại Liên Hiệp Quốc, nhưng đó là một vấn đề của một ý muốn kiên trì cổ võ luật pháp quốc tế mà, tùy theo những hoàn cảnh, được diễn tả trong những lập trường khác nhau, nhưng luôn luôn được hiểu là để tăng cường khả năng của Liên Hiệp Quốc hầu cổ võ lợi ích chung các dân tộc.