Với những con chiên ghẻ
Trên đây, nhân nói tới 2 linh mục Miền Nam tập kết ra Miền Bắc, Đức Cha Tạo đã tỏ một thái độ kiên quyết ra sao: không cấp phép được cử hành các bí tích vì họ thuộc Ủy ban Liên Lạc Công Giáo, tiền thân của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo sau này.
Đó là chủ trương trước sau như một của Đức Cha Tạo đối với bất cứ ai tham gia Ủy ban trên. Nói chung, với cả những vị giáo phẩm từ bất cứ nước nào nhưng hợp tác cách này cách khác với chính quyền Cộng Sản, ngài đều có thái độ công khai tẩy chay. Như trường hợp Quyền Tổng Giám Mục Pavol Brezanóczy đến Hải Phòng năm 1961 trong phái đoàn chính phủ Hungary không được ngài tiếp đón.
Dù rất cần linh mục trong hoàn cảnh giáo phận Hải Phòng lúc đó cực kỳ thiếu linh mục, nhất là linh mục trẻ, ngài vẫn không để cho linh mục Phạm Quang Phước, dù đang phụ trách giáo xứ Hải Dương, được phép cử hành các bí tích. Và việc không được phép này kéo dài ít nhất tận đến năm 1966 là năm “Hồi Ký” của ngài bị đứt đoạn.
Cha Phước là một trong rất ít linh mục đón tiếp Đức Cha Tạo về nhậm chức giám mục cai quản giáo phận Hải Phòng, nhưng bị Đức Cha ghi như sau: “Cha Phước đi Hungari mới về Hải Dương trước hôm 24-8-1956. Trước khi đi đến tôi xin tờ Celebret (chứng chỉ được phép làm lễ). Tôi chối. Hôm 2-6-1956 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có trách tôi một câu: ‘Đức Cha hẹp hòi với linh mục Phước’. Đó là điều tôi đoán chắc cha Phước đã trình bầy với Thủ Tướng”.
Đó không phải là cầu cứu duy nhất của Cha Phước với nhà cầm quyền Cộng Sản. Nhiều lần về sau, Cha đã vận động Ủy Ban Hành Chính Hải Phòng, Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và nhiều thành phần chiên ghẻ tới gây áp lực để buộc Đức Cha phải cho Cha Phước được quyền cử hành các bí tích, thay vì “bị cấm đạo” như lúc đó.
Trước áp lực như thế, Đức Cha Tạo chỉ ôn tồn giảng giải như có lần ngài nói với Ủy Ban Hành Chính huyện Kinh Môn khi họ minh nhiên nhắc đến Cha Phước: “Chiếu giáo luật, tu sĩ giáo sĩ không được tự do tham gia chính trị chính quyền, ai còn muốn tham gia việc đời thì đừng nhận làm tu sĩ, giáo sĩ, kẻo không chu toàn được cả hai nhiệm vụ một trật... Linh mục Phước ở dưới quyền tôi, bận việc đạo làm không hết, còn thời giờ, hơi sức đâu tham gia công tác phần đời. Tôi không cho phép”.
Thực ra không hẳn bản thân Đức Cha Tạo không ưa Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo mà Cha Phước là một thành viên, mà đây là chính sách chung của Giáo Hội Công Giáo lúc đó, qua “thư Tòa Thánh 7-5-1955 và Quyết Nghị của các Bề Trên địa phận ở Việt Nam 13-3-1955 không cho các giáo hữu gia nhập Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo”.
Khi về thăm giáo xứ Nam Am ngày 30-10-1956, sau khi Cha xứ Đa Minh Lương bị đấu tố và bị bỏ đói cho đến chết ngày 11-7-1956, Đức Cha giải thích việc cấm trên như sau: “Ủy ban Liên lạc Công Giáo là tổ chức do một số giáo sĩ, giáo dân lấy danh nghĩa Công Giáo mà thành lập, đuợc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ, nói cho đúng Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lập, dùng một số linh mục và giáo hữu miền Nam tập kết với một số linh mục và giáo hữu miền Bắc, vượt quyền các bề trên Giáo Hội”.
Linh mục Phước tỏ ra rất ương ngạnh. Đức Cha Tạo nhiều lần khuyên Cha ra khỏi Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo thì mọi chuyện sẽ được giải quyết. Lần nào Cha cũng hứa sẽ nghe theo, sau lại phớt lờ lời hứa và ở lại mãi trong Ủy Ban. Ngày 13-11-1956, Cha Phước dự cấm phòng chung với các Cha địa phận. Hôm ấy Cha Bích Dòng Chúa Cứu Thế giảng, cho các cha hay: không được gia nhập Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo, ai đã gia nhập phải liệu rút lui. Cha Phước không những hứa mà còn tỏ quyết tâm nữa. “Nhưng sau không giữ lời hứa quyết và khất lại”.
Đối với tín hữu giáo dân, Đức Cha cũng nhiều lần nhắc bảo họ không được gia nhập tổ chức Liên Lạc Công Giáo. Ngày 6-1-1957, tại họ An Tân nội thành Hải Phòng, Đức Cha cho biết: “Giáo Hội đã tuyên bố ai gia nhập tổ chức đó, sẽ coi như không còn thuộc quyền Giáo Hội nữa. Giáo Hội không làm phép Bí tích cho họ được”. Ngày 10-1-1957, Đức Cha ra thông cáo cho mọi người rõ Ủy ban Liên lạc Công Giáo vượt thẩm quyền Giáo Hội. Ngày 17-1-1957, lại ra thông cáo một lần nữa: “ai gia nhập Ủy ban Liên lạc Công Giáo không được chịu các phép Bí Tích".
Ngày 27-1-1957, nhân dịp tín hữu đến mừng tuổi mới Đức Cha, hai người có tiếng trong số họ “lên tiếng cương quyết không rút lui ra khỏi tổ chức ấy”. Mấy hôm sau, cũng trong dịp mừng tuổi Đức Cha, một bà khác lên tiếng cương quyết không rút lui khỏi Ủy ban. Ngài đã không cho một người trong số họ rước lễ.
Ngài không ngại tuyên bố lập trường trên trước mặt chính quyền. Thực vậy, ngày 1-6-1957, trước Mặt Trận Tổ Quốc với sự hiện diện của tướng Trần Tử Bình, Đức Cha Tạo dõng dạc tuyên bố: “Tôi không làm các phép cho người Liên Lạc Công Giáo”.
Cẩn thận hơn nữa, ngày 27-7-1957, Đức Cha còn gửi thư riêng cho các cha trong địa phận về cách cư xử với Liên Lạc Công Giáo trong tòa giải tội: “ai gia nhập song cố tình không rút lui, chẳng được chịu các phép, ai gia nhập mà rút lui phải tuyên bố công khai ở nhà thờ. Ai vì nhầm mà gia nhập, phải hứa từ nay đi chừa không dám đi họp Liên Lạc Công Giáo nữa mới đáng chịu các phép, nếu sau lại lỗi, chốc ấy sẽ xử như kẻ ngã đi ngã lại”.
Chủ trương bài Liên Lạc Công Giáo của Đức Cha mạnh đến nỗi ngày 6-11-1957, Lễ kính 8 chân phúc tử đạo Hải Dương, một lễ truyền thống, Đức Cha không tới dự, “vì Cha Phước vẫn ở trong Ủy ban Liên Lạc Công Giáo. Đã hai lần xin rút lui mà vẫn không rút lui”.
Liên lạc Công Giáo vì thế càng lồng lộn phản công: cản trở việc làm hang đá ở nhà thờ chính tòa “mà không nói gì với hàng phủ (đại diện con chiên ghẻ)”, đánh đập tu sĩ, hạch hỏi tu sĩ. Ngày 1-1-1958, họ còn huy động nhau vào Nhà Chung, trách mắng Cha Quynh: “Từ giờ trở đi cha chớ giảng Phúc Âm nữa”.
Trong khi đó, dịp cấm phòng đầu năm 1958, Cha Phước hứa rút lui khỏi Ủy ban Liên Lạc Công Giáo, nhưng rồi vẫn cứ ở nán lại, nên “bị rút tờ các phép. Tuy hết quyền cũng cứ làm bừa, nên mắc irregularitas C.983-7 (bất hợp lệ theo điều 983-7 bộ giáo luật cũ)”. Trong Thánh Lễ kết thúc tuần cấm phòng, Đức Cha không cho 2 giáo dân trong Ủy ban rước lễ, chỉ cho hôn nhẫn, khiến họ, sau Thánh Lễ lên tiếng phản đối: “Chúng tôi tội gì mà không cho chịu lễ”.
Chiều hôm đó, ngài còn từ khước không tiếp đón đoàn đại biểu của Ủy ban do Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu đến thăm xã giao Đức Cha, lấy lý do đang cấm phòng dù việc cấm phòng đã kết thúc!
Cũng có thể vì vậy mà hai ngày sau, ngày 19-1-1958, có đến khoảng 100 người thuộc Ủy Ban này kéo nhau đến Nhà Chung, chờ Cha Quynh về để gây hấn. Cha Quynh là một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội, từng đi du học Pháp trở về, được Đức Cha Khuê cho về Hải Phòng giúp Đức Cha Tạo. Không thấy Đức Cha Tạo nhận định gì nhiều về vị linh mục này, nhưng căn cứ vào khả năng viết đến 16 cuốn sách “phản động” trong thời gian 3 năm quản chế tại Đồng Giới, thì người ta đoán cha là “khối óc” của vị giám mục này.
Chưa hết, nhân dịp kỷ niệm Lễ Bạc thụ phong linh mục ngày 29-6-1958, trong số các tín hữu đến chúc mừng, có người của Ủy ban nên Đức Cha đã không để cả đoàn chúc mừng ngài.
Dịp cấm phòng đầu năm 1959, Cha Phước có tham dự, nhưng “Đức Cha không cho làm lễ vì đã quyết rút khỏi Ủy ban Liên lạc Công Giáo mà hai năm hứa quyết rồi vẫn chưa thi hành giữ lời hứa”.
Các chương 10 đến chương 12 của cuốn sách dành nhiều chỗ nói tới vị linh mục này, người vốn đứng chung một diễn đàn với Tôn Đức Thắng ở Dinh Độc Lập (Thống Nhất) Sài Gòn ngày Cộng Sản mừng chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, và các người ủng hộ vị này.
Ngày 13-1-1960, lúc trưa, chừng 30 người “đi lại lung tung” ở tòa giám mục. Một người trong bọn nói “thưa Đức Cha, chúng con thấy Cha Phước không được làm lễ, chúng con đến xin Đức Cha xét mà cho Cha Phước được làm lễ”. Bọn này ở lại cho tới chiều, lại “phục kích” Đức Cha một lần nữa, không để ngài tự do dùng cơm tối, lải nhải nói: “trước kia có những kẻ đeo lon quan 3 quan tư, quan 5 thì cho choàng áo vào làm lễ, nay cha Phước làm việc đạo chu toàn, tham gia công tác xã hội, làm việc yêu nước, lại cấm không cho làm lễ”.
Trưa ngày 14-1-1960, lại một nhóm khác tới hạch hỏi Đức Cha “chúng con thắc mắc, tại làm sao cha Phước không được làm lễ?” Ban chiều, lại một nhóm khác ăn nói “lý sự” hơn: “Ngày trước có những kẻ cầm súng chĩa vào bắn đồng bào, thì cho làm lễ. Ngày nay cha Phước làm việc đạo tốt, tham gia công tác xã hội, làm việc yêu nước thì cấm không cho làm lễ. Thế, ai cấm đạo, Đức Giám Mục cấm đạo chứ ai cấm đạo? Địch phá nhà thờ, lấy nhà thờ làm đồn bót, Chính phủ cho tự do tín ngưỡng, giúp sửa chữa nhà thờ. Đức Giám Mục lại không cho làm lễ, thực chỉ có chân tay Mỹ Diệm mới làm thế thôi chứ!”
Cha Phước vận động nên ngày 15-1-1960, Ủy Ban Hành Chính Hải Phòng mời Đức Cha tới để chính thức phản đối ngài đã “bắt linh mục Phước rút khỏi Ủy ban Liên lạc Công Giáo, Mặt trận Tổ quốc và Đại biểu Hội đồng Nhân dân. Như thế cụ hành động hơn chính quyền. Sắc lệnh Chính phủ cho tự do tham gia các tổ chức yêu nước, cụ lại cấm đó là trái chính sách. Linh mục Phước không chịu nổi nỗi oan ức đó, nên không cấm phòng nữa. Cụ dùng kỳ cấm phòng đó làm chính trị”.
Ngày 19-1-1960, một phái đoàn nói là đại diện cho xứ Hải Dương đến đặt thẳng vấn đề với Đức Cha: “Nhân dân 13 xứ, ai mất linh hồn tại Cha Phước không được làm các phép ai chịu?”. Đức Cha trả lời: “tôi chịu!”. Họ đành đe dọa: “Pháp luật nó không nể ai, kẻ nào chống đối lại Chính phủ, Chính phủ có pháp luật trừng trị... Xin Đức Cha xét lại, kẻo sắp đến mà không kịp”.
Đức cha vẫn giữ vững lập trường dù được Cha Chính Hiệp khuyên nên mềm dẻo hơn với Cha Phước. Do đó, Cha Phước tỏ ra hết kiên nhẫn, kỳ cấm phòng đầu năm 1961, vị linh mục này đứng giữa nhà cơm nói với Đức Cha và mọi người hiện diện: “Con được thư Cha Chính mời về cấm phòng. Nhưng lên gặp Đức Cha, Đức Cha vẫn không đổi ý, thời sáng mai con về Hải Dương”.
Sau đó, gặp một số “các cậu” (chủng sinh?), Cha Phước phân trần thêm: “Cha Chính mời tôi về cấm phòng tôi vâng lời, nhưng thấy Đức Cha không thay đổi thái độ, cấm phòng gì lại lễ không được làm, tội không xưng, ở đây cấm tôi làm lễ, tôi đi Hà Nội tha hồ bánh, tha hồ rượu, khối dầu thánh. Đối với Đức Cha, tôi không có gì, tôi chỉ ở trong Ủy ban Liên lạc Công Giáo thôi. Kinh thánh có câu: Con là thầy cả dòng Melchisedech cho đến đời đời. Ai cách được chức linh mục của tôi. Tôi vẫn là linh mục của địa phận Hải Phòng, của Hội thánh. Có lời khác rằng: Dù thầy cả có tội lỗi thế nào làm lễ cũng vẫn biến bánh rượu thành Mình Thánh Máu Thánh kia mà. Tôi có tội thì tôi chịu có ai phải chịu thay tôi đâu. Đức Cha có phải chịu đỡ tôi đâu. Tôi xưng tội hàng tháng, tôi mở miệng nói một tiếng sẽ có chán thầy cả giải tội cho, còn cha Mỹ rồi sẽ chết co một mình không ai làm các phép cho đâu mà tôi về Hải Dương làm lễ lại cấm tôi. Thánh Phaolô nói trước khi chịu lễ phải xét mình xem có tội gì đã, tôi xét mình chả thấy có tội gì mà, chả cờ bạc, rượu chè, trai gái gì kia mà. Đem truyện Lutero đọc, ám chỉ thằng Phước này đấy, nhưng thằng Phước này có rối đạo đâu. Tôi có dậy có 4 Đức Chúa Giời [Trời] đâu, nếu tôi có giảng Đức Chúa Giời 4 ngôi hẳn giáo hữu họ chẳng nghe theo tôi đâu”.
Cha còn đưa ra lời đe dọa: “Đây là Nhà Chung, là của địa phận, tôi muốn ở bao lâu thì ở, ai đuổi được tôi... Ai muốn đuổi tôi, tôi sẽ đuổi người ấy trước”. Và lên tiếng trách móc: “xã hội người ta tiến, Đức Cha cứ ỳ ra thế, lúc thống nhất khắc biết, ở xã hội nào phải tùy xã hội ấy, tôi làm việc xã hội chứ làm gì hại Giáo Hội mà không cho tôi làm lễ”.
Những người ủng hộ cha Phước, sau đó, còn làm khó dễ các cha và Đức Cha nhiều lần nữa. Trong các lời phản đối của họ, họ nhắc đến vụ Đức Cha ở Tu Vũ: “Đức cha ở Tu Vũ đã bắn chết bao nhiêu đồng bào rồi, bây giờ lại ngăn cấm không cho tham gia công tác xã hội không cho làm việc yêu nước”.
Họ còn âm mưu cùng Cha Phước đưa các cha về Đồng Giá cấm phòng năm 1961 để “tuyên truyền rằng các cha đã bỏ Đức Cha mà theo cha Phước vì Đức Cha không cho vào Liên lạc Công Giáo”. Nhưng âm mưu bất thành.
Tuy vậy, bọn họ không bỏ cuộc, Đức Cha cho hay, để làm áp lực với Đức Cha, “từ 8 giờ ngày 17 cho đến 15 (3 giờ chiều) ngày 19 tháng 1 năm 1961, hết bọn nọ thay bọn kia đêm ngày chúng ở trong buồng khách [tòa giám mục] và trước cửa nhà nguyện”. Thực tế, chúng vây kín Đức Cha trong nhà nguyện, không cho đi đâu, ăn ngủ trong đó cả. Suốt ngày, chúng thay nhau nhắc lại những yêu sách cũ mà cụ thể nhắm vận động cho Cha Phước được làm các bí tích và vẫn ở trong Ủy ban Liên lạc Công Giáo.
Chúng không tiếc lời thóa mạ khi thấy người nhà đem mâm cơm trên có một liễn cơm, một bát canh rau, một đĩa trứng tráng và đĩa đặt vài quả chuối: “Lũ ăn bám, mà mâm cao cỗ đầy ngập mắt, còn mình làm đầu tắt mặt tối chân lấm tay bùn đến bữa chỉ vài con tôm cong”.
Chúng còn thay nhau đi hành khổ các cha lúc đó đang cấm phòng, cả các chủng sinh nữa. Người thì chúng nói ngon nói ngọt, người thì chúng đe dọa chửi bới, nhằm khích động để về hùa với chúng đấu tranh cho cha Phước. Hãy nghe chúng đe dọa: “Thằng Đu-lây (Đức Khâm Sứ Tòa Thánh lên là Dooley) chúng tao còn đuổi đi được nữa là hạng này”. Không thấy Đức Cha thuật lại hành động gì của Cha Phước đối với bọn họ. Chỉ thấy khi Cha Mỹ thấy chúng quấy phá quá phải “bỏ cấm phòng về Kẻ Sặt, cùng đi với cha Phước”.
Sau đó, Đức Cha ít nhắc đến Cha Phước và bọn chiên ghẻ. Phần còn lại của năm 1961 và suốt tới năm cuốn "Hồi Ký" của ngài tạm gián đoạn, mà Nhóm Thực Hiện cho biết là năm 1966, Đức Cha nói về họ rất ít, ngoài việc quyền Tổng Giám Mục Pavol Brezanóczy trong phái đoàn chính phủ Hungary đến thăm ngày 15-10-1961 nhưng ngài không tiếp vì không có giấy giới thiệu của Tòa Thánh và việc ngày 17-9-1961, Phêrô Phạm văn Báu, chủ tịch Ủy ban Liên Lạc Công Giáo Hải Phòng bị bệnh gấp rút chết, không chịu các phép, Cha Chính không nhận làm phép xác.
Cô đơn như Chúa Giêsu trong Vười Giêt-xi-ma-ni
Tuy nhiên, các quấy phá của họ có tác dụng rõ rệt. Năm 1962 không có việc các cha về Nhà Chung cấm phòng như mọi năm. Và Đức Cha cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Hãy nghe ngài diễn tả lại cảm nghĩ của ngài khi một mình cử hành thánh lễ đêm giáng sinh 1962: “Đức Cha mặc phẩm phục bắt đầu cử hành lễ Misa. Nói đến đây, ai cũng phải ngậm ngùi, nếu họ là người Công Giáo chân chính đã sống trong đời Pháp thuộc, về sự quá đơn giản ngày nay sánh với thuở trước đây mươi năm. Ngày lễ Noel bấy giờ biết bao nhiêu thày cả chung quanh tòa Đức Giám Mục cử hành lễ đại trào, mà ngày nay trơ trọi còn một mình Đức Giám Mục. Thực cô đơn, khác nào Chúa ở vườn Giêt-xi-ma-ni”.
Về phương diện này, người Cộng Sản đã thành công. Có người phê phán thái độ quá cương nghị của Đức Cha Tạo đối với Cộng Sản và những người Công Giáo hợp tác với họ. Nhưng thiển nghĩ ngài là hoa trái của nền giáo dục Piô XII bất khoan dung với cả chủ nghĩa cộng sản lẫn người cộng sản trong khi người cộng sản Việt Nam là hoa trái của chủ nghĩa Lenin Staline hoàn toàn bất khoan dung với đạo Công Giáo và người Công Giáo. Đức Gioan XXIII có mang đến một thay đổi não trạng nào đó đối với người cộng sản nhưng cả Giáo Hội miền Bắc lẫn người cộng sản Việt Nam lúc đó đều không lưu ý đến làn gió mới chỉ có tính thoang thoảng đâu đó mà thôi. Cụ thể, Đức Cha chỉ nhắc đến việc học hỏi Thông Điệp Mẫu Sư (Mater et Magistra), chứ không nhắc chi tới Thông Điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris) của Thánh Giáo Hoàng này.
Vả lại, phải nói không có người Công Giáo Việt Nam nào hợp tác đúng nghĩa với cộng sản Việt Nam. Những người tự cho mình hợp tác với Cộng Sản thực sự đã trở thành công cụ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Đúng như Đức Cha Tạo quả quyết Ủy ban Liên lạc Công Giáo không do Công Giáo đứng ra thành lập mà là do Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng ra thành lập và trả lương cho các người tham gia. Những người như Ngô Tử Hạ không hề đại diện cho quyền lợi của người Công Giáo Việt Nam.
Lúc giáp mặt Đức Cha Tạo đang gặp khó khăn trong việc vận động về giáo phận Hải Phòng thi hành sứ mệnh giám mục, Ngô Tử Hạ không hề hứa hẹn giúp đỡ chi, mà chỉ để tuyên truyền cho Chính phủ. Hắn nói với Đức Cha: “Công Giáo có nhiều ông cũng bậy lắm. Tôi thấy các cha các thày đây không có điều gì mà phải thế này. Tôi biết rõ các ông ấy lắm... Thưa Đức Cha cụ Hồ và cụ Thủ tướng rất thật thà, thật thà lắm Đức Cha ạ!”
Thật thà hay không chắc Đức Cha Tạo, người, suốt cuộc đời trưởng thành, sống trong chế độ ấy, hẳn biết rõ. Ngài biết rõ: Chính phủ cộng sản sử dụng những người như Ngô Tử Hạ, như linh mục Phước và nói chung Ủy ban Liên lạc Công Giáo để làm gì, khi gặp Phạm văn Đồng ngày 11-3-1956.
Hôm ấy, ngài yêu cầu Phạm Văn Đồng phóng thích trả tự do cho các linh mục, các tu sĩ, chính phủ vừa kết án. Đồng nói: “Đó là do giáo dân phát hiện tố giác, chứ Chính phủ có biết đâu đấy”.
Những người đấu tố Cha Già Đa Minh Lương ở Nam Am cho đến chết đói trong tù cũng đều là “giáo dân phát hiện” cả. Vị linh mục đáng kính này chính là cha xứ nơi Cha Phước làm cha phó một thời gian khá lâu. Không biết linh mục Phước có ở trong số những người “phát hiện” này hay không. Nhưng rõ ràng ông không làm gì cả. Cả cái Ủy ban mà ông là đại biểu sáng chói cũng không làm gì cả cho vị linh mục này, kể cả việc đến thăm và tiếp tế lương thực để ngài khỏi chết đói.
Đúng là Ủy ban của ông có quyền thế, muốn “đuổi thằng Đu-lây” đi thì “thằng Đu-lây” phải đi. Nhưng chỉ làm được thế, đúng chính sách của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để được “đi Hà Nội tha hồ bánh, tha hồ rượu, khối dầu thánh” và “Ai muốn đuổi tôi, tôi sẽ đuổi người ấy trước” như lời Cha Phước nói. Họ có làm được gì trong vai trò liên lạc cho người Công Giáo Việt Nam chân chính, cho các nạn nhân đồng đạo của họ bị nhà cầm quyền bách hại và sát hại ngay trước mắt họ? Ngược lại, chỉ biết giải thích sai lạc tâm ý các buổi cầu nguyện của Đạo: “linh mục Phước nói: Quyển ‘Phút đền tạ’ là do phản động in, kinh ở đó là kinh phản động chứ không phải kinh do Toà Thánh làm”. Đúng là “giáo dân phát hiện” cả như lời Phạm Văn Đồng!
Trên đây, nhân nói tới 2 linh mục Miền Nam tập kết ra Miền Bắc, Đức Cha Tạo đã tỏ một thái độ kiên quyết ra sao: không cấp phép được cử hành các bí tích vì họ thuộc Ủy ban Liên Lạc Công Giáo, tiền thân của Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo sau này.
Đó là chủ trương trước sau như một của Đức Cha Tạo đối với bất cứ ai tham gia Ủy ban trên. Nói chung, với cả những vị giáo phẩm từ bất cứ nước nào nhưng hợp tác cách này cách khác với chính quyền Cộng Sản, ngài đều có thái độ công khai tẩy chay. Như trường hợp Quyền Tổng Giám Mục Pavol Brezanóczy đến Hải Phòng năm 1961 trong phái đoàn chính phủ Hungary không được ngài tiếp đón.
Dù rất cần linh mục trong hoàn cảnh giáo phận Hải Phòng lúc đó cực kỳ thiếu linh mục, nhất là linh mục trẻ, ngài vẫn không để cho linh mục Phạm Quang Phước, dù đang phụ trách giáo xứ Hải Dương, được phép cử hành các bí tích. Và việc không được phép này kéo dài ít nhất tận đến năm 1966 là năm “Hồi Ký” của ngài bị đứt đoạn.
Cha Phước là một trong rất ít linh mục đón tiếp Đức Cha Tạo về nhậm chức giám mục cai quản giáo phận Hải Phòng, nhưng bị Đức Cha ghi như sau: “Cha Phước đi Hungari mới về Hải Dương trước hôm 24-8-1956. Trước khi đi đến tôi xin tờ Celebret (chứng chỉ được phép làm lễ). Tôi chối. Hôm 2-6-1956 Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có trách tôi một câu: ‘Đức Cha hẹp hòi với linh mục Phước’. Đó là điều tôi đoán chắc cha Phước đã trình bầy với Thủ Tướng”.
Đó không phải là cầu cứu duy nhất của Cha Phước với nhà cầm quyền Cộng Sản. Nhiều lần về sau, Cha đã vận động Ủy Ban Hành Chính Hải Phòng, Mặt Trận Tổ Quốc, Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo và nhiều thành phần chiên ghẻ tới gây áp lực để buộc Đức Cha phải cho Cha Phước được quyền cử hành các bí tích, thay vì “bị cấm đạo” như lúc đó.
Trước áp lực như thế, Đức Cha Tạo chỉ ôn tồn giảng giải như có lần ngài nói với Ủy Ban Hành Chính huyện Kinh Môn khi họ minh nhiên nhắc đến Cha Phước: “Chiếu giáo luật, tu sĩ giáo sĩ không được tự do tham gia chính trị chính quyền, ai còn muốn tham gia việc đời thì đừng nhận làm tu sĩ, giáo sĩ, kẻo không chu toàn được cả hai nhiệm vụ một trật... Linh mục Phước ở dưới quyền tôi, bận việc đạo làm không hết, còn thời giờ, hơi sức đâu tham gia công tác phần đời. Tôi không cho phép”.
Thực ra không hẳn bản thân Đức Cha Tạo không ưa Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo mà Cha Phước là một thành viên, mà đây là chính sách chung của Giáo Hội Công Giáo lúc đó, qua “thư Tòa Thánh 7-5-1955 và Quyết Nghị của các Bề Trên địa phận ở Việt Nam 13-3-1955 không cho các giáo hữu gia nhập Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo”.
Khi về thăm giáo xứ Nam Am ngày 30-10-1956, sau khi Cha xứ Đa Minh Lương bị đấu tố và bị bỏ đói cho đến chết ngày 11-7-1956, Đức Cha giải thích việc cấm trên như sau: “Ủy ban Liên lạc Công Giáo là tổ chức do một số giáo sĩ, giáo dân lấy danh nghĩa Công Giáo mà thành lập, đuợc Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ủng hộ, nói cho đúng Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lập, dùng một số linh mục và giáo hữu miền Nam tập kết với một số linh mục và giáo hữu miền Bắc, vượt quyền các bề trên Giáo Hội”.
Linh mục Phước tỏ ra rất ương ngạnh. Đức Cha Tạo nhiều lần khuyên Cha ra khỏi Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo thì mọi chuyện sẽ được giải quyết. Lần nào Cha cũng hứa sẽ nghe theo, sau lại phớt lờ lời hứa và ở lại mãi trong Ủy Ban. Ngày 13-11-1956, Cha Phước dự cấm phòng chung với các Cha địa phận. Hôm ấy Cha Bích Dòng Chúa Cứu Thế giảng, cho các cha hay: không được gia nhập Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo, ai đã gia nhập phải liệu rút lui. Cha Phước không những hứa mà còn tỏ quyết tâm nữa. “Nhưng sau không giữ lời hứa quyết và khất lại”.
Đối với tín hữu giáo dân, Đức Cha cũng nhiều lần nhắc bảo họ không được gia nhập tổ chức Liên Lạc Công Giáo. Ngày 6-1-1957, tại họ An Tân nội thành Hải Phòng, Đức Cha cho biết: “Giáo Hội đã tuyên bố ai gia nhập tổ chức đó, sẽ coi như không còn thuộc quyền Giáo Hội nữa. Giáo Hội không làm phép Bí tích cho họ được”. Ngày 10-1-1957, Đức Cha ra thông cáo cho mọi người rõ Ủy ban Liên lạc Công Giáo vượt thẩm quyền Giáo Hội. Ngày 17-1-1957, lại ra thông cáo một lần nữa: “ai gia nhập Ủy ban Liên lạc Công Giáo không được chịu các phép Bí Tích".
Ngày 27-1-1957, nhân dịp tín hữu đến mừng tuổi mới Đức Cha, hai người có tiếng trong số họ “lên tiếng cương quyết không rút lui ra khỏi tổ chức ấy”. Mấy hôm sau, cũng trong dịp mừng tuổi Đức Cha, một bà khác lên tiếng cương quyết không rút lui khỏi Ủy ban. Ngài đã không cho một người trong số họ rước lễ.
Ngài không ngại tuyên bố lập trường trên trước mặt chính quyền. Thực vậy, ngày 1-6-1957, trước Mặt Trận Tổ Quốc với sự hiện diện của tướng Trần Tử Bình, Đức Cha Tạo dõng dạc tuyên bố: “Tôi không làm các phép cho người Liên Lạc Công Giáo”.
Cẩn thận hơn nữa, ngày 27-7-1957, Đức Cha còn gửi thư riêng cho các cha trong địa phận về cách cư xử với Liên Lạc Công Giáo trong tòa giải tội: “ai gia nhập song cố tình không rút lui, chẳng được chịu các phép, ai gia nhập mà rút lui phải tuyên bố công khai ở nhà thờ. Ai vì nhầm mà gia nhập, phải hứa từ nay đi chừa không dám đi họp Liên Lạc Công Giáo nữa mới đáng chịu các phép, nếu sau lại lỗi, chốc ấy sẽ xử như kẻ ngã đi ngã lại”.
Chủ trương bài Liên Lạc Công Giáo của Đức Cha mạnh đến nỗi ngày 6-11-1957, Lễ kính 8 chân phúc tử đạo Hải Dương, một lễ truyền thống, Đức Cha không tới dự, “vì Cha Phước vẫn ở trong Ủy ban Liên Lạc Công Giáo. Đã hai lần xin rút lui mà vẫn không rút lui”.
Liên lạc Công Giáo vì thế càng lồng lộn phản công: cản trở việc làm hang đá ở nhà thờ chính tòa “mà không nói gì với hàng phủ (đại diện con chiên ghẻ)”, đánh đập tu sĩ, hạch hỏi tu sĩ. Ngày 1-1-1958, họ còn huy động nhau vào Nhà Chung, trách mắng Cha Quynh: “Từ giờ trở đi cha chớ giảng Phúc Âm nữa”.
Trong khi đó, dịp cấm phòng đầu năm 1958, Cha Phước hứa rút lui khỏi Ủy ban Liên Lạc Công Giáo, nhưng rồi vẫn cứ ở nán lại, nên “bị rút tờ các phép. Tuy hết quyền cũng cứ làm bừa, nên mắc irregularitas C.983-7 (bất hợp lệ theo điều 983-7 bộ giáo luật cũ)”. Trong Thánh Lễ kết thúc tuần cấm phòng, Đức Cha không cho 2 giáo dân trong Ủy ban rước lễ, chỉ cho hôn nhẫn, khiến họ, sau Thánh Lễ lên tiếng phản đối: “Chúng tôi tội gì mà không cho chịu lễ”.
Chiều hôm đó, ngài còn từ khước không tiếp đón đoàn đại biểu của Ủy ban do Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu đến thăm xã giao Đức Cha, lấy lý do đang cấm phòng dù việc cấm phòng đã kết thúc!
Cũng có thể vì vậy mà hai ngày sau, ngày 19-1-1958, có đến khoảng 100 người thuộc Ủy Ban này kéo nhau đến Nhà Chung, chờ Cha Quynh về để gây hấn. Cha Quynh là một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội, từng đi du học Pháp trở về, được Đức Cha Khuê cho về Hải Phòng giúp Đức Cha Tạo. Không thấy Đức Cha Tạo nhận định gì nhiều về vị linh mục này, nhưng căn cứ vào khả năng viết đến 16 cuốn sách “phản động” trong thời gian 3 năm quản chế tại Đồng Giới, thì người ta đoán cha là “khối óc” của vị giám mục này.
Chưa hết, nhân dịp kỷ niệm Lễ Bạc thụ phong linh mục ngày 29-6-1958, trong số các tín hữu đến chúc mừng, có người của Ủy ban nên Đức Cha đã không để cả đoàn chúc mừng ngài.
Dịp cấm phòng đầu năm 1959, Cha Phước có tham dự, nhưng “Đức Cha không cho làm lễ vì đã quyết rút khỏi Ủy ban Liên lạc Công Giáo mà hai năm hứa quyết rồi vẫn chưa thi hành giữ lời hứa”.
Các chương 10 đến chương 12 của cuốn sách dành nhiều chỗ nói tới vị linh mục này, người vốn đứng chung một diễn đàn với Tôn Đức Thắng ở Dinh Độc Lập (Thống Nhất) Sài Gòn ngày Cộng Sản mừng chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, và các người ủng hộ vị này.
Ngày 13-1-1960, lúc trưa, chừng 30 người “đi lại lung tung” ở tòa giám mục. Một người trong bọn nói “thưa Đức Cha, chúng con thấy Cha Phước không được làm lễ, chúng con đến xin Đức Cha xét mà cho Cha Phước được làm lễ”. Bọn này ở lại cho tới chiều, lại “phục kích” Đức Cha một lần nữa, không để ngài tự do dùng cơm tối, lải nhải nói: “trước kia có những kẻ đeo lon quan 3 quan tư, quan 5 thì cho choàng áo vào làm lễ, nay cha Phước làm việc đạo chu toàn, tham gia công tác xã hội, làm việc yêu nước, lại cấm không cho làm lễ”.
Trưa ngày 14-1-1960, lại một nhóm khác tới hạch hỏi Đức Cha “chúng con thắc mắc, tại làm sao cha Phước không được làm lễ?” Ban chiều, lại một nhóm khác ăn nói “lý sự” hơn: “Ngày trước có những kẻ cầm súng chĩa vào bắn đồng bào, thì cho làm lễ. Ngày nay cha Phước làm việc đạo tốt, tham gia công tác xã hội, làm việc yêu nước thì cấm không cho làm lễ. Thế, ai cấm đạo, Đức Giám Mục cấm đạo chứ ai cấm đạo? Địch phá nhà thờ, lấy nhà thờ làm đồn bót, Chính phủ cho tự do tín ngưỡng, giúp sửa chữa nhà thờ. Đức Giám Mục lại không cho làm lễ, thực chỉ có chân tay Mỹ Diệm mới làm thế thôi chứ!”
Cha Phước vận động nên ngày 15-1-1960, Ủy Ban Hành Chính Hải Phòng mời Đức Cha tới để chính thức phản đối ngài đã “bắt linh mục Phước rút khỏi Ủy ban Liên lạc Công Giáo, Mặt trận Tổ quốc và Đại biểu Hội đồng Nhân dân. Như thế cụ hành động hơn chính quyền. Sắc lệnh Chính phủ cho tự do tham gia các tổ chức yêu nước, cụ lại cấm đó là trái chính sách. Linh mục Phước không chịu nổi nỗi oan ức đó, nên không cấm phòng nữa. Cụ dùng kỳ cấm phòng đó làm chính trị”.
Ngày 19-1-1960, một phái đoàn nói là đại diện cho xứ Hải Dương đến đặt thẳng vấn đề với Đức Cha: “Nhân dân 13 xứ, ai mất linh hồn tại Cha Phước không được làm các phép ai chịu?”. Đức Cha trả lời: “tôi chịu!”. Họ đành đe dọa: “Pháp luật nó không nể ai, kẻ nào chống đối lại Chính phủ, Chính phủ có pháp luật trừng trị... Xin Đức Cha xét lại, kẻo sắp đến mà không kịp”.
Đức cha vẫn giữ vững lập trường dù được Cha Chính Hiệp khuyên nên mềm dẻo hơn với Cha Phước. Do đó, Cha Phước tỏ ra hết kiên nhẫn, kỳ cấm phòng đầu năm 1961, vị linh mục này đứng giữa nhà cơm nói với Đức Cha và mọi người hiện diện: “Con được thư Cha Chính mời về cấm phòng. Nhưng lên gặp Đức Cha, Đức Cha vẫn không đổi ý, thời sáng mai con về Hải Dương”.
Sau đó, gặp một số “các cậu” (chủng sinh?), Cha Phước phân trần thêm: “Cha Chính mời tôi về cấm phòng tôi vâng lời, nhưng thấy Đức Cha không thay đổi thái độ, cấm phòng gì lại lễ không được làm, tội không xưng, ở đây cấm tôi làm lễ, tôi đi Hà Nội tha hồ bánh, tha hồ rượu, khối dầu thánh. Đối với Đức Cha, tôi không có gì, tôi chỉ ở trong Ủy ban Liên lạc Công Giáo thôi. Kinh thánh có câu: Con là thầy cả dòng Melchisedech cho đến đời đời. Ai cách được chức linh mục của tôi. Tôi vẫn là linh mục của địa phận Hải Phòng, của Hội thánh. Có lời khác rằng: Dù thầy cả có tội lỗi thế nào làm lễ cũng vẫn biến bánh rượu thành Mình Thánh Máu Thánh kia mà. Tôi có tội thì tôi chịu có ai phải chịu thay tôi đâu. Đức Cha có phải chịu đỡ tôi đâu. Tôi xưng tội hàng tháng, tôi mở miệng nói một tiếng sẽ có chán thầy cả giải tội cho, còn cha Mỹ rồi sẽ chết co một mình không ai làm các phép cho đâu mà tôi về Hải Dương làm lễ lại cấm tôi. Thánh Phaolô nói trước khi chịu lễ phải xét mình xem có tội gì đã, tôi xét mình chả thấy có tội gì mà, chả cờ bạc, rượu chè, trai gái gì kia mà. Đem truyện Lutero đọc, ám chỉ thằng Phước này đấy, nhưng thằng Phước này có rối đạo đâu. Tôi có dậy có 4 Đức Chúa Giời [Trời] đâu, nếu tôi có giảng Đức Chúa Giời 4 ngôi hẳn giáo hữu họ chẳng nghe theo tôi đâu”.
Cha còn đưa ra lời đe dọa: “Đây là Nhà Chung, là của địa phận, tôi muốn ở bao lâu thì ở, ai đuổi được tôi... Ai muốn đuổi tôi, tôi sẽ đuổi người ấy trước”. Và lên tiếng trách móc: “xã hội người ta tiến, Đức Cha cứ ỳ ra thế, lúc thống nhất khắc biết, ở xã hội nào phải tùy xã hội ấy, tôi làm việc xã hội chứ làm gì hại Giáo Hội mà không cho tôi làm lễ”.
Những người ủng hộ cha Phước, sau đó, còn làm khó dễ các cha và Đức Cha nhiều lần nữa. Trong các lời phản đối của họ, họ nhắc đến vụ Đức Cha ở Tu Vũ: “Đức cha ở Tu Vũ đã bắn chết bao nhiêu đồng bào rồi, bây giờ lại ngăn cấm không cho tham gia công tác xã hội không cho làm việc yêu nước”.
Họ còn âm mưu cùng Cha Phước đưa các cha về Đồng Giá cấm phòng năm 1961 để “tuyên truyền rằng các cha đã bỏ Đức Cha mà theo cha Phước vì Đức Cha không cho vào Liên lạc Công Giáo”. Nhưng âm mưu bất thành.
Tuy vậy, bọn họ không bỏ cuộc, Đức Cha cho hay, để làm áp lực với Đức Cha, “từ 8 giờ ngày 17 cho đến 15 (3 giờ chiều) ngày 19 tháng 1 năm 1961, hết bọn nọ thay bọn kia đêm ngày chúng ở trong buồng khách [tòa giám mục] và trước cửa nhà nguyện”. Thực tế, chúng vây kín Đức Cha trong nhà nguyện, không cho đi đâu, ăn ngủ trong đó cả. Suốt ngày, chúng thay nhau nhắc lại những yêu sách cũ mà cụ thể nhắm vận động cho Cha Phước được làm các bí tích và vẫn ở trong Ủy ban Liên lạc Công Giáo.
Chúng không tiếc lời thóa mạ khi thấy người nhà đem mâm cơm trên có một liễn cơm, một bát canh rau, một đĩa trứng tráng và đĩa đặt vài quả chuối: “Lũ ăn bám, mà mâm cao cỗ đầy ngập mắt, còn mình làm đầu tắt mặt tối chân lấm tay bùn đến bữa chỉ vài con tôm cong”.
Chúng còn thay nhau đi hành khổ các cha lúc đó đang cấm phòng, cả các chủng sinh nữa. Người thì chúng nói ngon nói ngọt, người thì chúng đe dọa chửi bới, nhằm khích động để về hùa với chúng đấu tranh cho cha Phước. Hãy nghe chúng đe dọa: “Thằng Đu-lây (Đức Khâm Sứ Tòa Thánh lên là Dooley) chúng tao còn đuổi đi được nữa là hạng này”. Không thấy Đức Cha thuật lại hành động gì của Cha Phước đối với bọn họ. Chỉ thấy khi Cha Mỹ thấy chúng quấy phá quá phải “bỏ cấm phòng về Kẻ Sặt, cùng đi với cha Phước”.
Sau đó, Đức Cha ít nhắc đến Cha Phước và bọn chiên ghẻ. Phần còn lại của năm 1961 và suốt tới năm cuốn "Hồi Ký" của ngài tạm gián đoạn, mà Nhóm Thực Hiện cho biết là năm 1966, Đức Cha nói về họ rất ít, ngoài việc quyền Tổng Giám Mục Pavol Brezanóczy trong phái đoàn chính phủ Hungary đến thăm ngày 15-10-1961 nhưng ngài không tiếp vì không có giấy giới thiệu của Tòa Thánh và việc ngày 17-9-1961, Phêrô Phạm văn Báu, chủ tịch Ủy ban Liên Lạc Công Giáo Hải Phòng bị bệnh gấp rút chết, không chịu các phép, Cha Chính không nhận làm phép xác.
Cô đơn như Chúa Giêsu trong Vười Giêt-xi-ma-ni
Tuy nhiên, các quấy phá của họ có tác dụng rõ rệt. Năm 1962 không có việc các cha về Nhà Chung cấm phòng như mọi năm. Và Đức Cha cảm thấy cô đơn hơn bao giờ hết. Hãy nghe ngài diễn tả lại cảm nghĩ của ngài khi một mình cử hành thánh lễ đêm giáng sinh 1962: “Đức Cha mặc phẩm phục bắt đầu cử hành lễ Misa. Nói đến đây, ai cũng phải ngậm ngùi, nếu họ là người Công Giáo chân chính đã sống trong đời Pháp thuộc, về sự quá đơn giản ngày nay sánh với thuở trước đây mươi năm. Ngày lễ Noel bấy giờ biết bao nhiêu thày cả chung quanh tòa Đức Giám Mục cử hành lễ đại trào, mà ngày nay trơ trọi còn một mình Đức Giám Mục. Thực cô đơn, khác nào Chúa ở vườn Giêt-xi-ma-ni”.
Về phương diện này, người Cộng Sản đã thành công. Có người phê phán thái độ quá cương nghị của Đức Cha Tạo đối với Cộng Sản và những người Công Giáo hợp tác với họ. Nhưng thiển nghĩ ngài là hoa trái của nền giáo dục Piô XII bất khoan dung với cả chủ nghĩa cộng sản lẫn người cộng sản trong khi người cộng sản Việt Nam là hoa trái của chủ nghĩa Lenin Staline hoàn toàn bất khoan dung với đạo Công Giáo và người Công Giáo. Đức Gioan XXIII có mang đến một thay đổi não trạng nào đó đối với người cộng sản nhưng cả Giáo Hội miền Bắc lẫn người cộng sản Việt Nam lúc đó đều không lưu ý đến làn gió mới chỉ có tính thoang thoảng đâu đó mà thôi. Cụ thể, Đức Cha chỉ nhắc đến việc học hỏi Thông Điệp Mẫu Sư (Mater et Magistra), chứ không nhắc chi tới Thông Điệp Hòa Bình Trên Trái Đất (Pacem in Terris) của Thánh Giáo Hoàng này.
Vả lại, phải nói không có người Công Giáo Việt Nam nào hợp tác đúng nghĩa với cộng sản Việt Nam. Những người tự cho mình hợp tác với Cộng Sản thực sự đã trở thành công cụ của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Đúng như Đức Cha Tạo quả quyết Ủy ban Liên lạc Công Giáo không do Công Giáo đứng ra thành lập mà là do Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đứng ra thành lập và trả lương cho các người tham gia. Những người như Ngô Tử Hạ không hề đại diện cho quyền lợi của người Công Giáo Việt Nam.
Lúc giáp mặt Đức Cha Tạo đang gặp khó khăn trong việc vận động về giáo phận Hải Phòng thi hành sứ mệnh giám mục, Ngô Tử Hạ không hề hứa hẹn giúp đỡ chi, mà chỉ để tuyên truyền cho Chính phủ. Hắn nói với Đức Cha: “Công Giáo có nhiều ông cũng bậy lắm. Tôi thấy các cha các thày đây không có điều gì mà phải thế này. Tôi biết rõ các ông ấy lắm... Thưa Đức Cha cụ Hồ và cụ Thủ tướng rất thật thà, thật thà lắm Đức Cha ạ!”
Thật thà hay không chắc Đức Cha Tạo, người, suốt cuộc đời trưởng thành, sống trong chế độ ấy, hẳn biết rõ. Ngài biết rõ: Chính phủ cộng sản sử dụng những người như Ngô Tử Hạ, như linh mục Phước và nói chung Ủy ban Liên lạc Công Giáo để làm gì, khi gặp Phạm văn Đồng ngày 11-3-1956.
Hôm ấy, ngài yêu cầu Phạm Văn Đồng phóng thích trả tự do cho các linh mục, các tu sĩ, chính phủ vừa kết án. Đồng nói: “Đó là do giáo dân phát hiện tố giác, chứ Chính phủ có biết đâu đấy”.
Những người đấu tố Cha Già Đa Minh Lương ở Nam Am cho đến chết đói trong tù cũng đều là “giáo dân phát hiện” cả. Vị linh mục đáng kính này chính là cha xứ nơi Cha Phước làm cha phó một thời gian khá lâu. Không biết linh mục Phước có ở trong số những người “phát hiện” này hay không. Nhưng rõ ràng ông không làm gì cả. Cả cái Ủy ban mà ông là đại biểu sáng chói cũng không làm gì cả cho vị linh mục này, kể cả việc đến thăm và tiếp tế lương thực để ngài khỏi chết đói.
Đúng là Ủy ban của ông có quyền thế, muốn “đuổi thằng Đu-lây” đi thì “thằng Đu-lây” phải đi. Nhưng chỉ làm được thế, đúng chính sách của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để được “đi Hà Nội tha hồ bánh, tha hồ rượu, khối dầu thánh” và “Ai muốn đuổi tôi, tôi sẽ đuổi người ấy trước” như lời Cha Phước nói. Họ có làm được gì trong vai trò liên lạc cho người Công Giáo Việt Nam chân chính, cho các nạn nhân đồng đạo của họ bị nhà cầm quyền bách hại và sát hại ngay trước mắt họ? Ngược lại, chỉ biết giải thích sai lạc tâm ý các buổi cầu nguyện của Đạo: “linh mục Phước nói: Quyển ‘Phút đền tạ’ là do phản động in, kinh ở đó là kinh phản động chứ không phải kinh do Toà Thánh làm”. Đúng là “giáo dân phát hiện” cả như lời Phạm Văn Đồng!