Trên AsiaNews ngày 8 tháng 3 năm 2024, Steve Suwannarat tường trình rằng Việt Nam liệt các nhóm người Thượng có trụ sở tại Hoa Kỳ vào danh sách tổ chức khủng bố.
Theo ký giả này, Chính phủ đổ lỗi cho Tập đoàn Hỗ trợ Người Thượng và Tổ chức Công lý Người Thượng có trụ sở tại Hoa Kỳ về các cuộc tấn công vào trụ sở Đảng Cộng sản ở khu vực Đăk Lăk. Bất chấp những nỗ lực gần đây, cộng đồng Kitô giáo thiểu số ở Việt Nam vẫn là nạn nhân và bị bác hại.
Biến cố này thêm bằng chứng cho thấy người Thượng vẫn là cái gai đối với chính phủ Việt Nam.
Nhóm Hỗ trợ Người Thượng (MSGI) và Tổ chức Công lý Người Thượng (MSFJ) đã bị quy trách nhiệm về các vụ tấn công vào tháng 6 năm ngoái nhằm vào trụ sở Đảng Cộng sản ở khu vực Đắc Lắc khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 4 sĩ quan cảnh sát và quan chức đảng địa phương.
Được sự khuyến khích của chính quyền trong nước, các phương tiện thông tin đại chúng Việt Nam ngay lập tức liên kết các sự kiện ở Đắc Lắc với các nhóm “khủng bố” ở nước ngoài, bao gồm Cứu Thuyền nhân (SOS) và Tổ chức Công lý Người Thượng, phát động một chiến dịch căm thù chống lại các cộng đồng thiểu số.
Phil Robertson, phó giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Châu Á, cho biết: “Truyền thông nhà nước Việt Nam có lịch sử lâu dài về thành kiến mang tính phân biệt đối xử và tạo ra những câu chuyện hoang đường chống lại các dân tộc thiểu số”.
Mặc dù thiếu bất cứ bằng chứng nào chống lại các nhóm người Thượng ở nước ngoài bị nhắm mục tiêu và các nhà lãnh đạo của họ, thường được coi là “phản động”, cơ quan tình báo Việt Nam cáo buộc họ dàn dựng các cuộc tấn công và có một chương trình nghị sự ly khai, cả hai đều phủ nhận cáo buộc.
Giống như các nhóm khác, Nhóm Hỗ trợ Người Thượng và Tổ chức Công lý Người Thượng bị cáo buộc đào tạo và hướng dẫn các thành viên người dân tộc thiểu số “thực hiện các hoạt động khủng bố, kích động biểu tình, giết hại quan chức và dân thường, phá hoại tài sản nhà nước và cố gắng thành lập nhà nước của riêng họ”.
Những tố cáo như vậy mang lại hậu quả nặng nề và có thể được áp dụng đối với bất cứ ai nhận tiền từ bất cứ nhóm có trụ sở ở nước ngoài nào.
Ngoài cáo buộc khủng bố đối với các nhóm như vậy, Việt Nam cũng đã công bố danh sách các cá nhân liên quan đến vận động nhân quyền, chủ yếu có trụ sở tại Hoa Kỳ và Thái Lan.
Chính quyền Việt Nam đã đe dọa nhắm vào bất cứ ai có liên quan tới bất cứ ai mà họ coi là có nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
Người Thượng vẫn bị nghi ngờ vì họ ủng hộ miền Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 và hầu hết Ki-tô hữu, một yếu tố bản sắc mà họ đã bảo tồn bất chấp áp lực và hàng thập niên bách hại.
Tuy nhiên, cách đối xử người Thượng không khác mấy so với cách đối xử các nhà hoạt động và các nhóm tìm kiếm quyền tự do dân sự, nhân quyền lớn hơn và sự tham gia vào một đất nước đã trải qua tiến bộ kinh tế ngoạn mục và thể hiện sự linh hoạt nhất định trước các yêu cầu về tự do và tự do tôn giáo nhiều hơn.
Trên thực tế, Việt Nam vẫn nằm dưới quyền lực không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản trong khi thể hiện sự khác biệt đáng kể về tiến bộ xã hội và văn hóa.