ĐHY Parolin: Thỏa thuận Tòa Thánh - Việt Nam là một khởi đầu mới
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin bình luận việc thiết lập Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Việt Nam, khẳng định ý định của cả hai bên tiếp tục hợp tác “trong sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau”.
(Tin Vatican - Edoardo Giribaldi)
Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về quy chế Đại diện Giáo hoàng thường trú tại quốc gia châu Á này.
Phát biểu với Truyền thông Vatican, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã nhìn lại nhiều giai đoạn dẫn đưa đến thỏa thuận, một quá trình: “như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII: ‘biết nhau để quý trọng lẫn nhau’ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: 'để bắt đầu các quá trình trong thời gian.'"
Con đường đối thoại
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại “việc mở rộng quan hệ với các nhà chức trách Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi Đức Hồng Y Roger Etchegaray, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã có thể thực hiện chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.”
“Mong muốn của Đức Gioan Phaolô II là mở ra những con đường đối thoại thông qua các chủ đề công lý và hòa bình, đặc trưng của giáo huấn và chứng tá hàng ngày của Giáo hội.”
Sau đó, Tòa thánh sẽ bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm hàng năm "để tiếp xúc với chính phủ và gặp gỡ với các giáo phận."
Tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã hội kiến Giáo hoàng Bênêđictô XVI.
"Sự tôn trọng lẫn nhau"
Cuộc gặp gỡ đã dẫn đến việc thành lập Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Tòa thánh, "mở đường cho việc bổ nhiệm một Đại diện Giáo hoàng không thường trú có trụ sở tại Singapore là Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli vào ngày 13 tháng 1 năm 2011."
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh “sự tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng tiến tới” là những giá trị thiết yếu để củng cố mối quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cho hay: “Hội đồng Giám mục Việt Nam luôn luôn được tham dự vào quá trình này và đưa ra những suy tư và góp ý.”
“Sau đó, tiến trình từng bước một, không tìm kiếm kết quả cuối cùng ngay lập tức mà tôn trọng sự hài hòa theo nguyên tắc tự do tôn giáo với luật pháp và phong tục địa phương.”
Công dân của trời và công dân trần thế
Sự hòa giải tiệm tiến này cuối cùng đã dẫn đến một “sự hội tụ” trong thỏa thuận cuối cùng, nhằm bảo đảm “Đại diện Giáo hoàng Thường trú có điều kiện để thi hành thừa tác vụ của mình với Giáo hội địa phương và Chính quyền Việt Nam, cũng như duy trì quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Việt Nam.”
Đức Hồng Y Parolin cũng nhấn mạnh nguyên tắc sống Tin Mừng, một giá trị “ngay từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đã nêu ra cách các Kitô hữu, trong cách sống của họ, thể hiện họ là công dân nước trời và công dân của vũ hoàn”.
Cuộc đối thoại giữa phái đoàn đôi bên cũng bàn tới “đời sống của Giáo hội địa phương,” tôn trọng “quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo”.
Cải thiện quan hệ
Cụ thể, Đức Hồng Y Parolin mô tả hình ảnh vị Đại diện Giáo hoàng Thường trú như một “chiếc cầu nối” với nhiệm vụ “cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh”.
Các mối quan hệ sẽ được củng cố thông qua việc tham gia vào các lễ kỷ niệm và sáng kiến của Giáo hội địa phương và "các khía cạnh mà chúng ta có thể gọi là dân sự."
Trên thực tế, “Đại diện Giáo hoàng thường trú, cũng như trường hợp của Sứ thần, có nhiệm vụ củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa Tòa thánh và Chính phủ Việt Nam và tham gia các cuộc họp thường kỳ của các Ngoại giao đoàn và các cuộc tiếp kiến, chung cũng riêng với các Nhà ngoại giao."
Tất cả những điều này được diễn ra “theo luật pháp của đất nước và trên tinh thần tin tưởng lẫn nhau cũng như mối quan hệ song phương tốt đẹp đã diễn ra cho đến nay.” Đức Hồng Y Parolin lưu ý: Một sự khởi đầu mới Liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Việt Nam và Tòa thánh, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nêu bật một phẩm chất “khiến tôi rất ấn tượng về người Việt Nam, có lẽ đó là điều mà tôi đã cảm nghiệm khi còn là một người trẻ, sống ở quê hương tôi đó là sự cần cù khiêm tốn”.
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh kinh nghiệm của ngài về “một năng khiếu sâu sắc đối với công việc, không chỉ là lao động chân tay, mà được hiểu là một cam kết đối với mọi việc người ta làm,” song song với “thái độ khiêm tốn và tôn trọng, mặc dù tự hào, có thể thích ứng với mọi tình huống, cũng như cây trúc mong manh mà không bị vùi gãy.”
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin bình luận việc thiết lập Đại diện Giáo hoàng Thường trú tại Việt Nam, khẳng định ý định của cả hai bên tiếp tục hợp tác “trong sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau”.
(Tin Vatican - Edoardo Giribaldi)
Tòa Thánh và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về quy chế Đại diện Giáo hoàng thường trú tại quốc gia châu Á này.
Phát biểu với Truyền thông Vatican, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin đã nhìn lại nhiều giai đoạn dẫn đưa đến thỏa thuận, một quá trình: “như Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII: ‘biết nhau để quý trọng lẫn nhau’ và Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục: 'để bắt đầu các quá trình trong thời gian.'"
Con đường đối thoại
Đức Hồng Y Parolin nhắc lại “việc mở rộng quan hệ với các nhà chức trách Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi Đức Hồng Y Roger Etchegaray, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã có thể thực hiện chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam.”
“Mong muốn của Đức Gioan Phaolô II là mở ra những con đường đối thoại thông qua các chủ đề công lý và hòa bình, đặc trưng của giáo huấn và chứng tá hàng ngày của Giáo hội.”
Sau đó, Tòa thánh sẽ bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm hàng năm "để tiếp xúc với chính phủ và gặp gỡ với các giáo phận."
Tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã hội kiến Giáo hoàng Bênêđictô XVI.
"Sự tôn trọng lẫn nhau"
Cuộc gặp gỡ đã dẫn đến việc thành lập Nhóm Công tác Hỗn hợp Việt Nam-Tòa thánh, "mở đường cho việc bổ nhiệm một Đại diện Giáo hoàng không thường trú có trụ sở tại Singapore là Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli vào ngày 13 tháng 1 năm 2011."
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh “sự tôn trọng lẫn nhau và sẵn sàng tiến tới” là những giá trị thiết yếu để củng cố mối quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh cho hay: “Hội đồng Giám mục Việt Nam luôn luôn được tham dự vào quá trình này và đưa ra những suy tư và góp ý.”
“Sau đó, tiến trình từng bước một, không tìm kiếm kết quả cuối cùng ngay lập tức mà tôn trọng sự hài hòa theo nguyên tắc tự do tôn giáo với luật pháp và phong tục địa phương.”
Công dân của trời và công dân trần thế
Sự hòa giải tiệm tiến này cuối cùng đã dẫn đến một “sự hội tụ” trong thỏa thuận cuối cùng, nhằm bảo đảm “Đại diện Giáo hoàng Thường trú có điều kiện để thi hành thừa tác vụ của mình với Giáo hội địa phương và Chính quyền Việt Nam, cũng như duy trì quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Việt Nam.”
Đức Hồng Y Parolin cũng nhấn mạnh nguyên tắc sống Tin Mừng, một giá trị “ngay từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đã nêu ra cách các Kitô hữu, trong cách sống của họ, thể hiện họ là công dân nước trời và công dân của vũ hoàn”.
Cuộc đối thoại giữa phái đoàn đôi bên cũng bàn tới “đời sống của Giáo hội địa phương,” tôn trọng “quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo”.
Cải thiện quan hệ
Cụ thể, Đức Hồng Y Parolin mô tả hình ảnh vị Đại diện Giáo hoàng Thường trú như một “chiếc cầu nối” với nhiệm vụ “cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh”.
Các mối quan hệ sẽ được củng cố thông qua việc tham gia vào các lễ kỷ niệm và sáng kiến của Giáo hội địa phương và "các khía cạnh mà chúng ta có thể gọi là dân sự."
Trên thực tế, “Đại diện Giáo hoàng thường trú, cũng như trường hợp của Sứ thần, có nhiệm vụ củng cố mối quan hệ hữu nghị giữa Tòa thánh và Chính phủ Việt Nam và tham gia các cuộc họp thường kỳ của các Ngoại giao đoàn và các cuộc tiếp kiến, chung cũng riêng với các Nhà ngoại giao."
Tất cả những điều này được diễn ra “theo luật pháp của đất nước và trên tinh thần tin tưởng lẫn nhau cũng như mối quan hệ song phương tốt đẹp đã diễn ra cho đến nay.” Đức Hồng Y Parolin lưu ý: Một sự khởi đầu mới Liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Việt Nam và Tòa thánh, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nêu bật một phẩm chất “khiến tôi rất ấn tượng về người Việt Nam, có lẽ đó là điều mà tôi đã cảm nghiệm khi còn là một người trẻ, sống ở quê hương tôi đó là sự cần cù khiêm tốn”.
Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh kinh nghiệm của ngài về “một năng khiếu sâu sắc đối với công việc, không chỉ là lao động chân tay, mà được hiểu là một cam kết đối với mọi việc người ta làm,” song song với “thái độ khiêm tốn và tôn trọng, mặc dù tự hào, có thể thích ứng với mọi tình huống, cũng như cây trúc mong manh mà không bị vùi gãy.”