SƠN TÂY - Sau đây là bản tường trình sinh hoạt mục vụ tôn giáo của LM Nguyễn Trung Thoại thuộc văn phòng Tòa Giám Mục Hưng Hoá, người phụ trách giáo dân tại tỉnh Sơn La:
Giáo phận Hưng Hoá nằm trên địa bàn 10 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, trong đó có 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, là 3 tỉnh trước năm 1960 hầu như chỉ có người các dân tộc theo tín ngưỡng truyền thống, không có đồng bào các tôn giáo, không có nhà thờ hoặc chùa chiền như ở các tỉnh khác. Từ thập niên 60’, nhất là từ thập niên 80’, đông đảo đồng bào dân tộc Kinh từ các tỉnh miền xuôi và đồng bào dân tộc H’Mong từ tỉnh Yên Bái đã di dân lên làm ăn tại 3 tỉnh miền núi này, trong đó hiện nay có trên 5000 người công giáo, những người đang góp phần đáng kể vào việc xây dựng kinh tế và xã hội nơi quê hương mới.
Xem hình ảnh Lễ Chúa Giáng Sinh tại Điện Biên và Lai Châu
Từ giữa thập niên 90’, vào thời kỳ đổi mới, tình hình sinh hoạt tôn giáo tại các tỉnh phía bắc dần dần cũng được đổi mới. Riêng tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, sau 3 năm kiên trì liên hệ và chờ đợi kể từ khi nhậm chức giám mục giáo phận Hưng Hoá vào đầu tháng 10 năm 2003, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã được chính quyền 3 tỉnh nói trên đón tiếp vào đầu năm 2006. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên của một giám mục giáo phận lên 3 tỉnh miền núi này kể từ khi Giáo phận được thành lập vào năm 1895.
Sau khi tiếp xúc với các vị lãnh đạo 3 tỉnh, với sự quan tâm của các vị hữu trách tại trung ương, Đức giám mục Giáo phận đã đăng ký với chính quyền 3 tỉnh nói trên về các địa điểm sinh hoạt tôn giáo tại các nhà tư, đồng thời đăng ký cho tôi là linh mục Nguyễn Trung Thoại từ Sơn Tây lên phục vụ nhu cầu tôn giáo của giáo dân tại tỉnh Sơn La (cách Sơn Tây 300 km), và linh mục Nguyễn Thanh Bình từ Sapa, tỉnh Lào Cai, đến phục vụ giáo dân tại tỉnh Lai Châu (cách Sapa 80 km) và Điện Biên (cách Lai Châu 200 km).
Lúc đầu tuy gặp nhiều khó khăn, một phần vì chính quyền địa phương chưa có nhận thức mới về tôn giáo, chưa bao giờ thấy các sinh hoạt tôn giáo, nhưng dần dần đã quen với lễ nghi công giáo và đã thấy nhu cầu của đồng bào có đạo. Từ hai năm qua, sinh hoạt tôn giáo tại các địa điểm đăng ký mỗi ngày một ổn định hơn, trừ tại thành phố Sơn La (truớc đây là thị xã), đến nay vẫn còn gặp trở ngại. Trung tuần tháng 5 năm 2008 vừa qua, Đức Cha Antôn, lần thứ hai lên thăm giáo dân tại 3 tỉnh nói trên, cùng đi có tôi và linh mục quản xứ Sapa, đã làm lễ tại tất cả các điểm đăng ký, có đông đảo giáo dân tham dự, khác với lần đầu tiên năm 2006.
Lễ Giáng Sinh năm nay, ngày 25 tháng 12 năm 2008, tôi đã làm lễ cho giáo dân tại huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn (Cò Nòi - Hót Lót) thuộc tỉnh Sơn La, trong bầu khí vui tươi của ngày lễ mang tính quốc tế này. Riêng tại thành phố Sơn La, giáo dân cho biết tình hình không ổn định, và đã góp ý với tôi là lên làm lễ thì không tiện, nên tôi đã trở về thành phố Hoà Bình để phục vụ giáo dân trong xứ mà tôi quản nhiệm. Đêm 24.12.2008 tôi làm lễ tại trung tâm tỉnh Hoà Bình, lễ có đông đảo bà con lương giáo tham dự như một đêm lễ hội. Tôi nhớ đến những ngày cuối năm 2002, lần đầu tiên dâng lễ Giáng Sinh tại Hoà Bình sau 57 năm không có Thánh Lễ.
Có một linh mục từ Hà Nội lên Sơn La chiều 24.12.2008 với thiện ý muốn phục vụ giáo dân trong đêm Noel, nhưng giáo dân cho biết chính quyền địa phương đã kiểm soát gắt gao, nhất là tại thành phố Sơn La, khiến cho linh mục không thể làm lễ được, phải tìm cách quay trở về Hà Nội.
Còn tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên, sau lễ đêm tại Sapa, linh mục Nguyễn Thanh Bình cho biết ngài đã đi làm lễ cho giáo dân tại hai tỉnh này vào ngày 25.12.2008, trong bầu khí phấn khởi của đông đảo bà con giáo dân. Tại tỉnh Lai Châu, linh mục đã làm lễ cho một cộng đoàn khoảng 600 giáo dân gốc Bùi Chu lên lập nghiệp ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu, từ thập niên 60’. Tại tỉnh Điện Biên, linh mục làm lễ cho 3 cộng đoàn tại thành phố Điện Biên, huyện Tủa Chùa và Sìn Hồ, có khoảng 500 giáo dân.
Tóm lại, tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, tuy chính quyền chưa chính thức cho phép sinh hoạt tôn giáo như ở các tỉnh khác, nhưng hy vọng, qua thực tế sinh hoạt của đồng bào công giáo, cũng như qua thái độ kiên trì đối thoại, từng bước các vị lãnh đạo sẽ có thêm những nhận thức mới về tôn giáo, từ đó các sinh hoạt tôn giáo hy vọng sẽ trở nên bình thường như tại các tỉnh khác trong cả nước. Thực tế, không ai lại từ chối đáp ứng nhu cầu dựng vợ gả chồng cho con cái vì lý do “trước đây mày đã không có vợ có chồng, nên bây giờ cũng không”, hoặc vì “hàng xóm láng giềng không muốn cho mày có vợ có chồng”! Sinh hoạt tôn giáo tập thể, cũng như sinh hoạt tôn giáo tại gia, là nhu cầu tự nhiên của những người có tôn giáo, mà chính sách chung là đáp ứng nhu cầu của chính những người có tôn giáo, nhằm đem lại hạnh phúc toàn diện cho một bộ phận nhân dân đang hết mình xây dựng quê hương mới của họ.
Trong niềm cậy trông vào Thiên Chúa, dù đã bước vào Mùa Giáng Sinh, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống tinh thần của Mùa Vọng.
Sơn Tây, ngày 28 tháng 12 năm 2008
Giáo phận Hưng Hoá nằm trên địa bàn 10 tỉnh Tây Bắc Việt Nam, trong đó có 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, là 3 tỉnh trước năm 1960 hầu như chỉ có người các dân tộc theo tín ngưỡng truyền thống, không có đồng bào các tôn giáo, không có nhà thờ hoặc chùa chiền như ở các tỉnh khác. Từ thập niên 60’, nhất là từ thập niên 80’, đông đảo đồng bào dân tộc Kinh từ các tỉnh miền xuôi và đồng bào dân tộc H’Mong từ tỉnh Yên Bái đã di dân lên làm ăn tại 3 tỉnh miền núi này, trong đó hiện nay có trên 5000 người công giáo, những người đang góp phần đáng kể vào việc xây dựng kinh tế và xã hội nơi quê hương mới.
Xem hình ảnh Lễ Chúa Giáng Sinh tại Điện Biên và Lai Châu
Từ giữa thập niên 90’, vào thời kỳ đổi mới, tình hình sinh hoạt tôn giáo tại các tỉnh phía bắc dần dần cũng được đổi mới. Riêng tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, sau 3 năm kiên trì liên hệ và chờ đợi kể từ khi nhậm chức giám mục giáo phận Hưng Hoá vào đầu tháng 10 năm 2003, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã được chính quyền 3 tỉnh nói trên đón tiếp vào đầu năm 2006. Đây cũng là chuyến đi đầu tiên của một giám mục giáo phận lên 3 tỉnh miền núi này kể từ khi Giáo phận được thành lập vào năm 1895.
Sau khi tiếp xúc với các vị lãnh đạo 3 tỉnh, với sự quan tâm của các vị hữu trách tại trung ương, Đức giám mục Giáo phận đã đăng ký với chính quyền 3 tỉnh nói trên về các địa điểm sinh hoạt tôn giáo tại các nhà tư, đồng thời đăng ký cho tôi là linh mục Nguyễn Trung Thoại từ Sơn Tây lên phục vụ nhu cầu tôn giáo của giáo dân tại tỉnh Sơn La (cách Sơn Tây 300 km), và linh mục Nguyễn Thanh Bình từ Sapa, tỉnh Lào Cai, đến phục vụ giáo dân tại tỉnh Lai Châu (cách Sapa 80 km) và Điện Biên (cách Lai Châu 200 km).
Lúc đầu tuy gặp nhiều khó khăn, một phần vì chính quyền địa phương chưa có nhận thức mới về tôn giáo, chưa bao giờ thấy các sinh hoạt tôn giáo, nhưng dần dần đã quen với lễ nghi công giáo và đã thấy nhu cầu của đồng bào có đạo. Từ hai năm qua, sinh hoạt tôn giáo tại các địa điểm đăng ký mỗi ngày một ổn định hơn, trừ tại thành phố Sơn La (truớc đây là thị xã), đến nay vẫn còn gặp trở ngại. Trung tuần tháng 5 năm 2008 vừa qua, Đức Cha Antôn, lần thứ hai lên thăm giáo dân tại 3 tỉnh nói trên, cùng đi có tôi và linh mục quản xứ Sapa, đã làm lễ tại tất cả các điểm đăng ký, có đông đảo giáo dân tham dự, khác với lần đầu tiên năm 2006.
Lễ Giáng Sinh năm nay, ngày 25 tháng 12 năm 2008, tôi đã làm lễ cho giáo dân tại huyện Mộc Châu và huyện Mai Sơn (Cò Nòi - Hót Lót) thuộc tỉnh Sơn La, trong bầu khí vui tươi của ngày lễ mang tính quốc tế này. Riêng tại thành phố Sơn La, giáo dân cho biết tình hình không ổn định, và đã góp ý với tôi là lên làm lễ thì không tiện, nên tôi đã trở về thành phố Hoà Bình để phục vụ giáo dân trong xứ mà tôi quản nhiệm. Đêm 24.12.2008 tôi làm lễ tại trung tâm tỉnh Hoà Bình, lễ có đông đảo bà con lương giáo tham dự như một đêm lễ hội. Tôi nhớ đến những ngày cuối năm 2002, lần đầu tiên dâng lễ Giáng Sinh tại Hoà Bình sau 57 năm không có Thánh Lễ.
Có một linh mục từ Hà Nội lên Sơn La chiều 24.12.2008 với thiện ý muốn phục vụ giáo dân trong đêm Noel, nhưng giáo dân cho biết chính quyền địa phương đã kiểm soát gắt gao, nhất là tại thành phố Sơn La, khiến cho linh mục không thể làm lễ được, phải tìm cách quay trở về Hà Nội.
Còn tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên, sau lễ đêm tại Sapa, linh mục Nguyễn Thanh Bình cho biết ngài đã đi làm lễ cho giáo dân tại hai tỉnh này vào ngày 25.12.2008, trong bầu khí phấn khởi của đông đảo bà con giáo dân. Tại tỉnh Lai Châu, linh mục đã làm lễ cho một cộng đoàn khoảng 600 giáo dân gốc Bùi Chu lên lập nghiệp ở xã San Thàng, thị xã Lai Châu, từ thập niên 60’. Tại tỉnh Điện Biên, linh mục làm lễ cho 3 cộng đoàn tại thành phố Điện Biên, huyện Tủa Chùa và Sìn Hồ, có khoảng 500 giáo dân.
Tóm lại, tại 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu, tuy chính quyền chưa chính thức cho phép sinh hoạt tôn giáo như ở các tỉnh khác, nhưng hy vọng, qua thực tế sinh hoạt của đồng bào công giáo, cũng như qua thái độ kiên trì đối thoại, từng bước các vị lãnh đạo sẽ có thêm những nhận thức mới về tôn giáo, từ đó các sinh hoạt tôn giáo hy vọng sẽ trở nên bình thường như tại các tỉnh khác trong cả nước. Thực tế, không ai lại từ chối đáp ứng nhu cầu dựng vợ gả chồng cho con cái vì lý do “trước đây mày đã không có vợ có chồng, nên bây giờ cũng không”, hoặc vì “hàng xóm láng giềng không muốn cho mày có vợ có chồng”! Sinh hoạt tôn giáo tập thể, cũng như sinh hoạt tôn giáo tại gia, là nhu cầu tự nhiên của những người có tôn giáo, mà chính sách chung là đáp ứng nhu cầu của chính những người có tôn giáo, nhằm đem lại hạnh phúc toàn diện cho một bộ phận nhân dân đang hết mình xây dựng quê hương mới của họ.
Trong niềm cậy trông vào Thiên Chúa, dù đã bước vào Mùa Giáng Sinh, nhưng tôi vẫn tiếp tục sống tinh thần của Mùa Vọng.
Sơn Tây, ngày 28 tháng 12 năm 2008