Cùng với các Đức Thánh Cha tưởng nhớ lại biến cố 11/9
Khi đối diện với chủ nghĩa khủng bố dã man diễn ra vào ngày 11/9, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng danh dự Benedictô XVI, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều nhắc nhở thế giới hãy theo đuổi con đường hòa bình và yêu thương, vượt lên trên mọi hình thức hận thù và bạo loạn.
Nhân dịp kỷ niệm 17 năm ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, chúng ta hãy quay lại cuốn phim ngược dòng thời gian để ghi lại những lời nói và hành động của ba vị Giáo hoàng đã từng chứng kiến nỗi kinh hoàng của biến cố 11/9.
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã theo dõi các sự kiện trên truyền hình. Thư ký của Ngài cho báo chí hay Đức GPII tìm cách liên lạc với Tổng thống Mỹ George W. Bush qua điện thoại để nói lên sự đồng cảm của mình với những người dân Mỹ quốc. Nhưng Ngài không thể liên lạc được với tổng thống vì lý do an ninh. Thay vào đó, Đức Thánh Giáo Hoàng đã gửi một điện văn với nội dung Ngài rất kinh hoàng trước “các cuộc tấn công vô nhân đạo” và Ngài hiệp thông trong lời cầu nguyện trong mọi nỗ lực trợ cứu.
Ngày hôm sau là ngày thứ Tư, ĐứcThánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp cuộc triều yết hàng tuần trong một tâm trạng căng thẳng khổ đau... Biến cố 11/9 vừa qua "là một ngày đen tối nhất trong lịch sử loài người, một cuộc tấn công khủng khiếp vào phẩm giá con người." Ngài nói thêm: "Trái tim của con người là một vực thẳm, đôi khi dấy lên những hành vi không thể diễn tả được."
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI: 2008
Vào ngày 20 tháng 4 năm 2008, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thực hiện chuyến Tông du đầu tiên của Ngài đến mảnh đất bị san phẳng vì biến cố 11/9 (Ground Zero) ở New York. Để tưởng nhớ các nạn nhân, Đức Giáo Hoàng đã im lặng và quyết định không phát biểu một lời nào. Thay vào đó, Ngài cầu nguyện.
Dưới bầu trời mây âm u xám xịt, dàn nhạc chơi một giai điệu buồn thảm khi Ngài bước xuống đài tưởng niệm chưa hoàn thành để nhìn vào một cái hồ lóng lánh nước. Ngài thốt lên lời cầu nguyện "Lạy Thiên Chúa, Đấng thấu xuốt mọi tâm can, xin nhìn đến chúng con còn đang giao động mạnh mẽ bởi biến cố thảm sầu này, chúng con đang cố tìm kiếm ánh sáng và sự hướng dẫn của Chúa, khi chúng con phải đối đầu với những sự kiện khủng khiếp như thế này!"
Đức Giáo Hoàng Benedict sau đó thắp một cây nến để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết ở New York, Washington DC, và trên chuyến bay United 93 bị rơi ở Pennsylvania.
Giáo hoàng Phanxicô 2015
Bảy năm sau, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp nối bước chân của các vị tiền nhiệm, Ngài đến viếng thăm đài tưởng niệm Ground Zero đã hoàn thành và được khánh thành vào ngày 25 tháng 9 năm 2015. Trong im lắng chỉ nghe có âm thanh của nước chảy lúc Đức Thánh Cha đặt bông hồng trắng ở bờ hồ đang phản chiếu mây trời.
Tại địa điểm mang tính biểu tượng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tổ chức một cuộc họp liên tôn, và kêu gọi tất cả các tôn giáo cùng nhau làm việc cho hòa bình.
ĐTC nói: "Nơi đây, nơi đầy chết chóc thương đau, nay đã trở thành một nơi đầy sức sống". Đó là "bài ca chiến thắng mà các tiên tri đã tiên báo về “sự sống phá hủy cái chết, sự thiện thắng điều ác, và hòa giải hiệp nhất thắng hận thù chia rẽ."
Biến cố 11/9/2001 |
Khi đối diện với chủ nghĩa khủng bố dã man diễn ra vào ngày 11/9, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng danh dự Benedictô XVI, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều nhắc nhở thế giới hãy theo đuổi con đường hòa bình và yêu thương, vượt lên trên mọi hình thức hận thù và bạo loạn.
Nhân dịp kỷ niệm 17 năm ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York, chúng ta hãy quay lại cuốn phim ngược dòng thời gian để ghi lại những lời nói và hành động của ba vị Giáo hoàng đã từng chứng kiến nỗi kinh hoàng của biến cố 11/9.
Đ GP II trong buổi triều yết sau biến cố 11/9 |
Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã theo dõi các sự kiện trên truyền hình. Thư ký của Ngài cho báo chí hay Đức GPII tìm cách liên lạc với Tổng thống Mỹ George W. Bush qua điện thoại để nói lên sự đồng cảm của mình với những người dân Mỹ quốc. Nhưng Ngài không thể liên lạc được với tổng thống vì lý do an ninh. Thay vào đó, Đức Thánh Giáo Hoàng đã gửi một điện văn với nội dung Ngài rất kinh hoàng trước “các cuộc tấn công vô nhân đạo” và Ngài hiệp thông trong lời cầu nguyện trong mọi nỗ lực trợ cứu.
Ngày hôm sau là ngày thứ Tư, ĐứcThánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tiếp cuộc triều yết hàng tuần trong một tâm trạng căng thẳng khổ đau... Biến cố 11/9 vừa qua "là một ngày đen tối nhất trong lịch sử loài người, một cuộc tấn công khủng khiếp vào phẩm giá con người." Ngài nói thêm: "Trái tim của con người là một vực thẳm, đôi khi dấy lên những hành vi không thể diễn tả được."
ĐTC Bênêđítô thắp lên một ngọn nến và yên lặng cầu nguyện |
Đức Giáo Hoàng danh dự Benedict XVI: 2008
Vào ngày 20 tháng 4 năm 2008, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI thực hiện chuyến Tông du đầu tiên của Ngài đến mảnh đất bị san phẳng vì biến cố 11/9 (Ground Zero) ở New York. Để tưởng nhớ các nạn nhân, Đức Giáo Hoàng đã im lặng và quyết định không phát biểu một lời nào. Thay vào đó, Ngài cầu nguyện.
Dưới bầu trời mây âm u xám xịt, dàn nhạc chơi một giai điệu buồn thảm khi Ngài bước xuống đài tưởng niệm chưa hoàn thành để nhìn vào một cái hồ lóng lánh nước. Ngài thốt lên lời cầu nguyện "Lạy Thiên Chúa, Đấng thấu xuốt mọi tâm can, xin nhìn đến chúng con còn đang giao động mạnh mẽ bởi biến cố thảm sầu này, chúng con đang cố tìm kiếm ánh sáng và sự hướng dẫn của Chúa, khi chúng con phải đối đầu với những sự kiện khủng khiếp như thế này!"
Đức Giáo Hoàng Benedict sau đó thắp một cây nến để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết ở New York, Washington DC, và trên chuyến bay United 93 bị rơi ở Pennsylvania.
ĐTC thinh lặng đặt lên bờ hồ một đóa hồng trắng để tưởng nhớ các nạn nhân biến cố 11/9 |
Giáo hoàng Phanxicô 2015
Bảy năm sau, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp nối bước chân của các vị tiền nhiệm, Ngài đến viếng thăm đài tưởng niệm Ground Zero đã hoàn thành và được khánh thành vào ngày 25 tháng 9 năm 2015. Trong im lắng chỉ nghe có âm thanh của nước chảy lúc Đức Thánh Cha đặt bông hồng trắng ở bờ hồ đang phản chiếu mây trời.
Tại địa điểm mang tính biểu tượng này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tổ chức một cuộc họp liên tôn, và kêu gọi tất cả các tôn giáo cùng nhau làm việc cho hòa bình.
ĐTC nói: "Nơi đây, nơi đầy chết chóc thương đau, nay đã trở thành một nơi đầy sức sống". Đó là "bài ca chiến thắng mà các tiên tri đã tiên báo về “sự sống phá hủy cái chết, sự thiện thắng điều ác, và hòa giải hiệp nhất thắng hận thù chia rẽ."