Ruth Marcus, phó tổng biên tập của tờ Washington Post, phụ trách mục xã luận có bài nhận định nhan đề: “Most of us are bad at apologizing. The pope just showed us how it’s done” nghĩa là “Hầu hết chúng ta đều khó nói lên lời xin lỗi. Đức Giáo Hoàng chỉ cho chúng ta thấy làm sao thực hiện điều đó.”
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Còn một minh họa nào rúng động hơn về tình trạng tê liệt những dây thần kinh tập thể của chúng ta cho bằng việc Đức Giáo Hoàng tát vào bàn tay một phụ nữ? Nhưng còn một gương sáng nào hay hơn về cách chúng ta nên đối phó với những khiếm khuyết không thể tránh khỏi của chúng ta cho bằng lời xin lỗi nhanh chóng và không quanh quẩn?
Hãy xem video Đức Giáo Hoàng đi bên ngoài Đền Thờ Thánh Phêrô vào đêm giao thừa và bạn có thể hiểu cách người phụ nữ đã quên đi chính mình và tại sao Đức Giáo Hoàng lại phản ứng mạnh mẽ như vậy. Ngài đang đi dọc theo hàng rào an ninh, dừng lại để bắt tay với tiếng reo hò cổ vũ của đám đông: một nữ tu lớn tuổi trong tu phục màu đen của bà, những đứa trẻ đội mũ mùa đông, một cô gái được công kênh trên vai cha cô đang giơ hai tay lên trong một biểu tượng chiến thắng khi Đức Giáo Hoàng chồm qua đám đông để chạm vào tay cô.
Người phụ nữ làm dấu thánh giá và khoanh tay, như thể đang cầu nguyện, khi Đức Giáo Hoàng đến gần hơn. Cô nhìn chăm chú, nhưng khi ngài bắt đầu quay đi. Cô đưa tay ra và nắm lấy ngài, bằng một tay, rồi cả tay kia nữa. Cô kéo ngài lùi lại và nhất quyết không buông tay. Đức Giáo Hoàng tát vào tay cô - một lần, và sau đó một lần nữa. Ngài quay mặt đi, trừng mắt.
Nhà văn Công Giáo John Allen Jr nói với CNN: “Nói thẳng thắn, Đức Giáo Hoàng cách nào đó mất tự chủ?”
“Có đúng thế không? Chúng ta thì sao nào?” “Tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn,” Đức Giáo Hoàng đã ứng khẩu nói vào ngày hôm sau. “Quá thường, chúng ta mất kiên nhẫn. Tôi cũng vậy, và tôi xin lỗi vì gương xấu tối hôm qua”.
Vào buổi bình minh của một thập kỷ mới, chúng ta sống trong một thế giới bên bờ vực, có thể hiểu là như vậy. Mọi chính trị gia, mọi quốc vương, mọi giáo hoàng nào mạo hiểm bên những hàng rào an ninh đều hiểu rằng có những nguy cơ rình rập đâu đó - những người điên có ý định làm hại mình, nhưng cũng có những người hâm mộ quá nhiệt tình, những ủng hộ viên quá sôi nổi. Và đó chỉ mới là vài điều không chắc chắn bạn có thể tưởng tượng ra được.
Đức Thánh Cha Phanxicô biết điều này như bất cứ ai. Ngài đã quyết định bất chấp, khi có thể, không cần đến những chiếc Popemobile chống đạn – “một hộp cá mòi”, như ngài thường gọi – vì điều đó sẽ khiến ngài bị ngăn cách khỏi đàn chiên. Tuy nhiên, đã có những khoảnh khắc khi người hâm mộ quá nhiệt tình trắc nghiệm sự bình tĩnh của Đức Giáo Hoàng. Trong chuyến tông du đến Mễ Tây Cơ vào năm 2016, một người hâm mộ đã chộp lấy chiếc áo choàng của Đức Giáo Hoàng, khiến ngài vấp ngã vào một đứa trẻ trên xe lăn. “No seas egoista,” “Đừng có ích kỷ như thế”, Đức Giáo Hoàng hét vào mặt người hâm mộ.
Bạn không cần phải là một người nổi tiếng để nhận ra phản ứng này. Nếu tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn, như Đức Giáo Hoàng khuyên, thì tình yêu cũng có những giới hạn của nó. Đôi khi có quá nhiều bàn tay nắm lấy, quá nhiều tiếng nói kêu gọi sự chú ý của chúng ta, quá nhiều yêu cầu về thời gian của chúng ta. Những khoảnh khắc này có thể là dần trôi qua – như khi con cái lớn lên, tổ ấm gia đình trống rỗng - nhưng tức thời, nó đủ để khiến bạn hét lên về sự ích kỷ.
Và có một lớp bất ổn khác đang rình mò: nguy hiểm hiện diện khắp mọi nơi. Nó ẩn nấp tại quảng trường Thánh Phêrô, nhưng nó có thể nổi lên, chúng ta nhận biết điều này một cách đau đớn trong khi cộng đoàn lên rước lễ tại một nhà thờ ở một thị trấn nhỏ ở Texas, hoặc trong một bữa tiệc Hanukkah tại nhà của một giáo sĩ Do Thái Chính thống ở ngoại ô New York, ở một trường trung học tại California hoặc trên một cây cầu ở Luân Đôn. Không có nơi nào là an toàn; không có nơi tôn nghiêm nào thực sự là một chốn bình an. Sự lo lắng làm xói mòn sự kiên nhẫn.
Ân sủng giúp khôi phục tình yêu. Lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng đã đến một cách nhanh chóng và vô điều kiện. Thay vì tự giải thích hoặc đề nghị rằng trách nhiệm cần phải được chia sẻ, chắc chắn là như thế, nhưng tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rất mạnh mẽ bởi sự đơn sơ của nó: “Tôi xin lỗi vì gương xấu ngày hôm qua”.
Thật đánh động khi tưởng tượng ra những từ như vậy có thể phát ra từ miệng - hoặc từ một tweet trên Twitter - của một người phối ngẫu, của người anh, người chị, người em, hay có thể là từ một đồng nghiệp, thậm chí có thể là Một Người Nào Đó sống trên Đại lộ Pennsylvania. Nhưng sự thật là những lời xin lỗi, chân thành và không do dự, không dễ dàng đến với hầu hết những người chúng ta. Chắc chắn với tôi cũng thế.
“Tôi xin lỗi vì gương xấu ngày hôm qua”. Đó không phải là những điềm xấu đánh dấu bình minh của một thập kỷ mới đầy lo lắng, nhưng là một điều ta nên ghi nhớ khi chúng ta muốn đưa con người bất toàn của mình tiến lên phía trước.
Source:Washington PostMost of us are bad at apologizing. The pope just showed us how it’s done.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Còn một minh họa nào rúng động hơn về tình trạng tê liệt những dây thần kinh tập thể của chúng ta cho bằng việc Đức Giáo Hoàng tát vào bàn tay một phụ nữ? Nhưng còn một gương sáng nào hay hơn về cách chúng ta nên đối phó với những khiếm khuyết không thể tránh khỏi của chúng ta cho bằng lời xin lỗi nhanh chóng và không quanh quẩn?
Hãy xem video Đức Giáo Hoàng đi bên ngoài Đền Thờ Thánh Phêrô vào đêm giao thừa và bạn có thể hiểu cách người phụ nữ đã quên đi chính mình và tại sao Đức Giáo Hoàng lại phản ứng mạnh mẽ như vậy. Ngài đang đi dọc theo hàng rào an ninh, dừng lại để bắt tay với tiếng reo hò cổ vũ của đám đông: một nữ tu lớn tuổi trong tu phục màu đen của bà, những đứa trẻ đội mũ mùa đông, một cô gái được công kênh trên vai cha cô đang giơ hai tay lên trong một biểu tượng chiến thắng khi Đức Giáo Hoàng chồm qua đám đông để chạm vào tay cô.
Người phụ nữ làm dấu thánh giá và khoanh tay, như thể đang cầu nguyện, khi Đức Giáo Hoàng đến gần hơn. Cô nhìn chăm chú, nhưng khi ngài bắt đầu quay đi. Cô đưa tay ra và nắm lấy ngài, bằng một tay, rồi cả tay kia nữa. Cô kéo ngài lùi lại và nhất quyết không buông tay. Đức Giáo Hoàng tát vào tay cô - một lần, và sau đó một lần nữa. Ngài quay mặt đi, trừng mắt.
Nhà văn Công Giáo John Allen Jr nói với CNN: “Nói thẳng thắn, Đức Giáo Hoàng cách nào đó mất tự chủ?”
“Có đúng thế không? Chúng ta thì sao nào?” “Tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn,” Đức Giáo Hoàng đã ứng khẩu nói vào ngày hôm sau. “Quá thường, chúng ta mất kiên nhẫn. Tôi cũng vậy, và tôi xin lỗi vì gương xấu tối hôm qua”.
Vào buổi bình minh của một thập kỷ mới, chúng ta sống trong một thế giới bên bờ vực, có thể hiểu là như vậy. Mọi chính trị gia, mọi quốc vương, mọi giáo hoàng nào mạo hiểm bên những hàng rào an ninh đều hiểu rằng có những nguy cơ rình rập đâu đó - những người điên có ý định làm hại mình, nhưng cũng có những người hâm mộ quá nhiệt tình, những ủng hộ viên quá sôi nổi. Và đó chỉ mới là vài điều không chắc chắn bạn có thể tưởng tượng ra được.
Đức Thánh Cha Phanxicô biết điều này như bất cứ ai. Ngài đã quyết định bất chấp, khi có thể, không cần đến những chiếc Popemobile chống đạn – “một hộp cá mòi”, như ngài thường gọi – vì điều đó sẽ khiến ngài bị ngăn cách khỏi đàn chiên. Tuy nhiên, đã có những khoảnh khắc khi người hâm mộ quá nhiệt tình trắc nghiệm sự bình tĩnh của Đức Giáo Hoàng. Trong chuyến tông du đến Mễ Tây Cơ vào năm 2016, một người hâm mộ đã chộp lấy chiếc áo choàng của Đức Giáo Hoàng, khiến ngài vấp ngã vào một đứa trẻ trên xe lăn. “No seas egoista,” “Đừng có ích kỷ như thế”, Đức Giáo Hoàng hét vào mặt người hâm mộ.
Bạn không cần phải là một người nổi tiếng để nhận ra phản ứng này. Nếu tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn, như Đức Giáo Hoàng khuyên, thì tình yêu cũng có những giới hạn của nó. Đôi khi có quá nhiều bàn tay nắm lấy, quá nhiều tiếng nói kêu gọi sự chú ý của chúng ta, quá nhiều yêu cầu về thời gian của chúng ta. Những khoảnh khắc này có thể là dần trôi qua – như khi con cái lớn lên, tổ ấm gia đình trống rỗng - nhưng tức thời, nó đủ để khiến bạn hét lên về sự ích kỷ.
Và có một lớp bất ổn khác đang rình mò: nguy hiểm hiện diện khắp mọi nơi. Nó ẩn nấp tại quảng trường Thánh Phêrô, nhưng nó có thể nổi lên, chúng ta nhận biết điều này một cách đau đớn trong khi cộng đoàn lên rước lễ tại một nhà thờ ở một thị trấn nhỏ ở Texas, hoặc trong một bữa tiệc Hanukkah tại nhà của một giáo sĩ Do Thái Chính thống ở ngoại ô New York, ở một trường trung học tại California hoặc trên một cây cầu ở Luân Đôn. Không có nơi nào là an toàn; không có nơi tôn nghiêm nào thực sự là một chốn bình an. Sự lo lắng làm xói mòn sự kiên nhẫn.
Ân sủng giúp khôi phục tình yêu. Lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng đã đến một cách nhanh chóng và vô điều kiện. Thay vì tự giải thích hoặc đề nghị rằng trách nhiệm cần phải được chia sẻ, chắc chắn là như thế, nhưng tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rất mạnh mẽ bởi sự đơn sơ của nó: “Tôi xin lỗi vì gương xấu ngày hôm qua”.
Thật đánh động khi tưởng tượng ra những từ như vậy có thể phát ra từ miệng - hoặc từ một tweet trên Twitter - của một người phối ngẫu, của người anh, người chị, người em, hay có thể là từ một đồng nghiệp, thậm chí có thể là Một Người Nào Đó sống trên Đại lộ Pennsylvania. Nhưng sự thật là những lời xin lỗi, chân thành và không do dự, không dễ dàng đến với hầu hết những người chúng ta. Chắc chắn với tôi cũng thế.
“Tôi xin lỗi vì gương xấu ngày hôm qua”. Đó không phải là những điềm xấu đánh dấu bình minh của một thập kỷ mới đầy lo lắng, nhưng là một điều ta nên ghi nhớ khi chúng ta muốn đưa con người bất toàn của mình tiến lên phía trước.
Source:Washington Post