CHÚA GIÊSU MỈM CƯỜI
(Nguyên bản: Le Sourire de Jésus
par Pierre Descouvemont
Bản tiếng Việt của Vũ Văn An)
3. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa đầy sự âu yếm
Đó là một cái nhìn “không thể tả nổi”. Tuy nhiên, theo Thánh Phaolô, bằng đôi mắt tâm hồn được Chúa Thánh Thần soi sáng, chúng ta có thể cố gắng khám phá bốn chiều kích của Tình Yêu bất tận mà Chúa Giêsu vốn dùng để nhìn chúng ta này.
Đó là một cái nhìn đã luôn thương yêu ta từ những thuở nào. Trước khi có các tầng địa chất, trước cả khi có sự nổ bùng thành các thế giới, Ngôi Lời Thiên Chúa đã nghĩ đến chúng ta. Người ta dám nói, đó là chiều dài Tình yêu của Người.
Đó là một cái nhìn yêu ta một cách bản vị. Ta lầm khi sa vào cảm tưởng này là người khác được yêu thương nhiều hơn chúng ta, khi chúng ta tưởng tượng ra rằng chúng ta có nhiều giá trị hơn nhờ có ít buồn phiền và nhiều văn bằng hơn! Chúa vô cùng yêu thương từng con cái một của Người. Thánh Têrêxa từng viết “Chúa chúng ta quan tâm đến mỗi linh hồn cũng đặc biệt như thể linh hồn này không có ai tương tự; và như, trong thiên nhiên, mọi mùa được xếp đặt theo cách làm cho cúc đầu xuân khiêm tốn nhất nở đúng vào ngày đã định, cũng vậy, mọi sự đều tương ứng với mỗi linh hồn” (15). Vâng, Chúa ôm ấp tất cả chúng ta trong cái nhìn của Người. Đó là chiều rộng trong Tình yêu của Người.
Đó là một cái nhìn yêu thương ta mỗi chiều tối bằng một tình yêu cũng mạnh mẽ. Có những buổi chiều tối khi ta không hãnh diện với chính mình, khi ta chán nản nghĩ đến các phản ứng của mình... hay ta không có phản ứng chi cả! Còn Chúa, vâng, còn Chúa, Người không bao giờ chán nản hay hết thích thú ta. Tình yêu của Người trung thành, bền vững, không hề thay đổi. Ta có thế nào, Người yêu thương ta như vậy, ngay cả khi ta thấy mình “giữa lòng lơ mơ” (au creux de la vague).
Dưới đôi mắt nhìn xuống của Thánh Nhan, người ta đoán cái nhìn đầy thương xót Chúa Giêsu nhìn những kẻ tội lỗi là chúng ta. Thánh Têrêxa viết cho Céline ngày 4 tháng 4 năm 1889 rằng “Chúa Giêsu rực lửa yêu thương đối với chúng ta. Chị hãy nhìn khuôn mặt đáng thờ lạy của Người! Chị hãy nhìn đôi mắt lờ đờ và nhìn xuống đó! Chị hãy nhìn các vết thương ấy! Chị hãy nhìn thẳng mặt Chúa Giêsu... Ở đấy, chị sẽ thấy Người yêu thương chúng ta ra sao” (16). Đó là chiều sâu tình yêu của Người.
Cũng thế, chính qua chiều sâu sự khốn cùng của ta, ta mới có thể khám phá ra chiều sâu lòng thươg xót của Người.
Thánh Têrêxa yêu thương một cách hết sức đặc biệt những người nam nữ nào từng cảm nhận được trong cái nhìn của chính Chúa Giêsu điều vốn là sự tha thứ của Thiên Chúa: Maria Mađalêna, người đàn bà ngoại tình, Thánh Phêrô, người trộm lành. Những người đàn ông và những người đàn bà có thể cất tiếng ca:
“Người đã đặt lên tôi cái nhìn của Người
Và đôi mắt Người nói rất dài về nó
Người đã đặt lên tôi cái nhìn của Người
Đó là cái nhìn tha thứ” (17).
Nhưng đàng khác, đó cũng là một cái nhìn không bao giờ chịu đựng được các tầm thường của ta. Người không ngừng làm vang dội trong tâm hồn ta lời kêu gọi của Người phải vượt lên trên, phải nên thánh. Đó là cái nhìn nói với ta một cách vô cùng êm dịu: “Cha biết con có khả năng tốt hơn thế. Con hãy để con bị xâm chiếm bởi Chúa Thánh Thần mà Cha muốn ban cho con và con nhất định trở nên một vị thánh!” Đó là chiều cao tình yêu của Người.
Người ta biết rõ Thánh Têrêxa coi trọng ra sao lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Hãy hoàn thiện, như Cha các con trên trời là Đấng Hoàn Thiện”.
4. Lạy Chúa Giêsu, nụ mỉm cười của Chúa sẽ biến niềm vui của chúng con thành vĩnh cửu
Nếu ngay trên thế gian này, ta đã được sống trong sự rạng sáng của khuôn mặt và nụ cười của Chúa Giêsu, thì còn hạnh phúc nào hơn khi được chiêm ngưỡng trực diện khuôn mặt ấy và nụ mỉm cười ấy trên thiên đàng! Thánh Têrêxa viết cho chị Céline rằng “Ở đấy, sẽ không còn ngày hay đêm, mà Thánh Nhan Chúa Giêsu sẽ làm cho một ánh sáng cực sáng thống trị”.
Thánh nữ tự trình bầy với mình niềm vui Thiên Đàng như một “cú xét đánh” vĩnh cửu trước Thánh Nhan đáng thờ lạy của Chúa Giêsu.
“Ôi, giây phút tuyệt vời! Hạnh phúc khôn tả xiết bao!
Khi con sẽ được nghe giọng nói êm dịu của Chúa
Khi con sẽ được thấy Thánh Nhan đáng thờ lạy của Chúa
Tiếng nổ đùng thần thánh phát ra lần đầu tiên”
Và, vì điều làm mê mẩn Thánh Têrêxa hơn cả trên khuôn mặt của Chúa Kitô chính là nụ mỉm cười của Người, nên niềm hy vọng của thánh nữ được biểu lộ trong tiếng kêu sau đây:
“Đấng yêu dấu của con, xin cho con thoáng thấy
Sự êm dịu trong nụ mỉm cười đầu tiên của Chúa” (19).
Qua nụ mỉm cười vĩnh cửu trên, cuối cùng chúng ta sẽ hiểu được chúng ta vốn đã được yêu thương bằng một tình yêu tuyệt diệu từ những thuở nào. Trên trái đất, chúng ta phải lấy làm thoả mãn được sống dưới nụ mỉm cười này, bằng cách ca hát:
“Chúa nhìn con bằng một cái nhìn yêu thương
Luôn luôn mãi mãi!” (20).
Nhưng, khi, trước mắt ta rạng sáng “Mặt Người toả sáng như mặt trời chói lọi” (Kh 1:16), lúc đó sẽ thể hiện trọn vẹn lời hô của thánh vịnh gia: “trước Thánh Nhan, ôi vui sướng tràn trề” (Tv 16:11).
Thấy Chúa Kitô
Thánh Têrêxa thành Avila giải thích với ta thị kiến Chúa Giêsu sống lại mà ngài vốn được hưởng nhiều lần – “bằng đôi mắt linh hồn, chứ không phải bằng đôi mắt thân xác” đã đem lại cho ngài ý tưởng về niềm vui thiên đàng:
“Nhân ngày lễ kính Thánh Phaolô, đang khi tham dự Thánh Lễ, nhân tính thánh thiện tự tỏ mình ra cho con thấy trọn vẹn, như người ta vốn diễn tả sau khi Người phục sinh, trong một vẻ đẹp và một vẻ uy nghi phi thường. Thưa cha, con đã diễn tả chi tiết về nó cho cha, khi cha ra lệnh rõ ràng cho con. Con xin thú thực, việc ấy đắt giá đối với con. Vì khi người ta muốn nói về một chủ đề như thế, họ cảm thấy mình như không còn. Vậy, con xin tường trình nhiều bao nhiêu có thể, theo khả năng của con; do đó, sẽ không có lý do để trở lại đây một lần nữa. Con chỉ nói rằng khi ở trên trời, để thu hút các con mắt, chỉ có vẻ đẹp tuyệt vời của các thân xác hiển vinh, thì đó đã là một hạnh phúc không thể diễn tả nổi rồi, và điều này đặc biệt đúng đối với nhân tính của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ở trên đời này, nơi sự khốn cùng của chúng ta có khả năng chịu được cái nhìn của Người, nếu linh hồn đã cảm nhận đươc niềm hân hoan để sống, thì sẽ còn như thế nào nữa tới ngày chúng ta sẽ được hưởng trọn vẹn một thiện ích lớn lao như thế?”
Tiểu sử, chương 28 trong Oeuvres complètes, t1, Cerf, 1995, p.208
Thánh Têrêxa thành Avila giải thích với ta thị kiến Chúa Giêsu sống lại mà ngài vốn được hưởng nhiều lần – “bằng đôi mắt linh hồn, chứ không phải bằng đôi mắt thân xác” đã đem lại cho ngài ý tưởng về niềm vui thiên đàng:
“Nhân ngày lễ kính Thánh Phaolô, đang khi tham dự Thánh Lễ, nhân tính thánh thiện tự tỏ mình ra cho con thấy trọn vẹn, như người ta vốn diễn tả sau khi Người phục sinh, trong một vẻ đẹp và một vẻ uy nghi phi thường. Thưa cha, con đã diễn tả chi tiết về nó cho cha, khi cha ra lệnh rõ ràng cho con. Con xin thú thực, việc ấy đắt giá đối với con. Vì khi người ta muốn nói về một chủ đề như thế, họ cảm thấy mình như không còn. Vậy, con xin tường trình nhiều bao nhiêu có thể, theo khả năng của con; do đó, sẽ không có lý do để trở lại đây một lần nữa. Con chỉ nói rằng khi ở trên trời, để thu hút các con mắt, chỉ có vẻ đẹp tuyệt vời của các thân xác hiển vinh, thì đó đã là một hạnh phúc không thể diễn tả nổi rồi, và điều này đặc biệt đúng đối với nhân tính của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Ở trên đời này, nơi sự khốn cùng của chúng ta có khả năng chịu được cái nhìn của Người, nếu linh hồn đã cảm nhận đươc niềm hân hoan để sống, thì sẽ còn như thế nào nữa tới ngày chúng ta sẽ được hưởng trọn vẹn một thiện ích lớn lao như thế?”
Tiểu sử, chương 28 trong Oeuvres complètes, t1, Cerf, 1995, p.208
“Chúng con muốn được thấy tỏ tường
Sư sáng láng rạng rỡ Thánh Nhan Chúa
Trong lời kêu gọi của Chúa hôm nay
Xin chuẩn bị nơi chúng con mặt nhìn mặt”.
Trong Thánh Ca Thiêng Liêng, Thánh Gioan Thập Gía ca hát ước nguyện nung nấu một ngày kia dược chiêm ngưỡng khuôn mặt Đấng Yêu Dấu:
“Xin tỏ cho con thánh nhan Chúa
Thị kiến vẻ đẹp Chúa làm con chết ngất!
Chúa biết Kẻ đau khổ vì yêu
Chỉ có thể chữa lành,
Bằng sự hiện diện của khuôn mặt Đấng Yêu Dấu.
Ôi Mạch nước trong như phalê
Nếu trong gương nước hóa bạc của Chúa
Chúa để con bỗng thấy
Đôi mắt con vẫn tìm kiếm không ngừng
Và bản phác thảo con giữ trong trái tim...” (21).
Nhưng Chúa Giêsu sẽ không hài lòng ở chỗ chỉ mỉm cười với chúng ta. Người còn ôm ẵm chúng ta. Người vốn làm như thế trong mỗi Phép Thánh Thể. Đó là “nụ hôn yêu thương” đích thực Chúa Giêsu dành cho ta. Nhưng ở trên trời, sẽ là “Nụ hôn vĩnh cửu từ Miệng tôn thờ của Người” (Poésies de Thérèse, 20:6) (22).
Đó là niềm hy vọng của Thánh Têrêxa. Đó cũng là niềm hy vọng của Thánh Jeanne d’Arc trong hai vần thơ Thánh Têrêxa kính dâng ngài.
Trong vần thơ thứ nhất, chính Thánh Catarina nói với ngài:
“Sau lưu đầy ở đời này
Chúa Giêsu sẽ an ủi em
Cúi Thánh nhan xuống
Người sẽ tặng em nụ hôn của Người”
Và trong vần thơ thứ hai, chính Chúa Giêsu tuyên bố với ngài lúc ngài trút hơi thở cuối cùng.
“Hãy tới, hiền thê yêu dấu của Ta,
Ta muốn tặng em nụ hôn của Ta” (23).
Tại sao các khuôn mặt ảnh thánh không bao giờ mỉm cười?
Quen suy gẫm lần lượt các mầu nhiệm vui, thương, mừng của kinh mân côi, chúng ta tự nhiên coi việc Chúa Giêus sinh ra như một biến cố vui tươi, trong khi Thánh Nhan Chúa Cứu Thế, bị biến dạng vì mão gai, đối với chúng ta, xem ra đã tóm gọn trọn cuộc Khổ Nạn đau thương vào đó.
Nhị phân trên không hề có trong tinh thần các họa sĩ vẽ tranh ảnh thánh (icône). Khi họ soạn thảo cảnh Giáng Sinh, họ đặt Hài Nhi trong một chiếc hang hoàn toàn đen tối để gợi nhớ Mồ Thánh nơi người ta sẽ đặt Người lúc cuối đời. Còn về tã lót Hài Nhi, họ báo trước khăn niệm từ đó sẽ xuất hiện Đấng Phục Sinh.
Trinh Nữ âu yếm người ta nói của Vladimir cũng không tươi cười hơn chính Hài Nhi ngài bồng. Khuôn mặt nghiêm nghị của ngài nhắc chúng ta nhớ điều chúng ta đã làm cho con trai Giêsu của ngài: tội lỗi ta đã đóng đinh Người.
Trái lại, bị đóng đinh vào cây gỗ thập giá, Chúa Kitô của các ảnh thánh không bao giờ cho ta cảm tưởng là Người chịu đau khổ bao nhiêu. Đó là vị thượng phẩm của thư Do Thái dâng lên Chúa Cha mãi mãi Hy lễ cứu chuộc. Người hầu như cho ta cảm tưởng Người đã được tôn vinh rồi. Ta hãy nghĩ tới, chẳng hạn, tượng chịu nạn ờ ngôi nhà thờ nhỏ Thánh Damien mà trước tượng này, Thánh Phanxicô thành Assisi nghe Chúa Kitô nói với ngài: “Này Phanxicô, con hãy đi xây dựng lại nhà thờ gần sập của Ta”.
Người không ngăn cản các ảnh thánh tiếp tục giúp hàng ngàn Kitô hữu sống trước nhan Chúa Kitô. Một ảnh thánh, luôn là một khuôn mặt đang nhìn chúng ta. Ngay cả khi Chúa Kitô được trình bầy nghiêng, người ta vẫn luôn thấy đôi mắt Người, vì vấn đề không phải là nhìn Người cho bằng để mình được Người nhìn. Nếu ta đặt một ảnh thánh trong nhà, điều này dứt khoát là để được sống tốt hơn dưới cái nhìn của Đấng Phục Sinh!
Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời để chúng con được ơn cứu độ! (Tv 80:4).
Quen suy gẫm lần lượt các mầu nhiệm vui, thương, mừng của kinh mân côi, chúng ta tự nhiên coi việc Chúa Giêus sinh ra như một biến cố vui tươi, trong khi Thánh Nhan Chúa Cứu Thế, bị biến dạng vì mão gai, đối với chúng ta, xem ra đã tóm gọn trọn cuộc Khổ Nạn đau thương vào đó.
Nhị phân trên không hề có trong tinh thần các họa sĩ vẽ tranh ảnh thánh (icône). Khi họ soạn thảo cảnh Giáng Sinh, họ đặt Hài Nhi trong một chiếc hang hoàn toàn đen tối để gợi nhớ Mồ Thánh nơi người ta sẽ đặt Người lúc cuối đời. Còn về tã lót Hài Nhi, họ báo trước khăn niệm từ đó sẽ xuất hiện Đấng Phục Sinh.
Trinh Nữ âu yếm người ta nói của Vladimir cũng không tươi cười hơn chính Hài Nhi ngài bồng. Khuôn mặt nghiêm nghị của ngài nhắc chúng ta nhớ điều chúng ta đã làm cho con trai Giêsu của ngài: tội lỗi ta đã đóng đinh Người.
Trái lại, bị đóng đinh vào cây gỗ thập giá, Chúa Kitô của các ảnh thánh không bao giờ cho ta cảm tưởng là Người chịu đau khổ bao nhiêu. Đó là vị thượng phẩm của thư Do Thái dâng lên Chúa Cha mãi mãi Hy lễ cứu chuộc. Người hầu như cho ta cảm tưởng Người đã được tôn vinh rồi. Ta hãy nghĩ tới, chẳng hạn, tượng chịu nạn ờ ngôi nhà thờ nhỏ Thánh Damien mà trước tượng này, Thánh Phanxicô thành Assisi nghe Chúa Kitô nói với ngài: “Này Phanxicô, con hãy đi xây dựng lại nhà thờ gần sập của Ta”.
Người không ngăn cản các ảnh thánh tiếp tục giúp hàng ngàn Kitô hữu sống trước nhan Chúa Kitô. Một ảnh thánh, luôn là một khuôn mặt đang nhìn chúng ta. Ngay cả khi Chúa Kitô được trình bầy nghiêng, người ta vẫn luôn thấy đôi mắt Người, vì vấn đề không phải là nhìn Người cho bằng để mình được Người nhìn. Nếu ta đặt một ảnh thánh trong nhà, điều này dứt khoát là để được sống tốt hơn dưới cái nhìn của Đấng Phục Sinh!
Lạy Chúa, xin toả ánh tôn nhan rạng ngời để chúng con được ơn cứu độ! (Tv 80:4).
Kỳ sau: Một Nụ Mỉm Cười Biến Đổi