THÂN MẤT THIÊNG
Phúc Âm kể chuyện Chúa về quê “vinh quy bái tổ” tưởng sẽ được dân làng chào đón tung hô, nào ngờ Chúa lại bị người ta rẻ rúng. Tại sao vậy? Đó là vì tâm lý thân mất thiêng như kiểu “Bụt chùa nhà không thiêng”, “Gần chùa gọi Bụt bằng anh!” Hay nôm na là “quen quá hoá nhàm.” Vì quen quá hóa nhàm nên dễ coi thường nhau và đánh mất nhau.
Trong đời sống gia đình, vì quen quá nên chúng ta cũng rất dễ coi thường nhau. Những người thân yêu của ta đẹp đẽ, đảm đang, đạo đức đấy chứ. Thế nhưng, vì ngày nào cũng thấy mặt nhau, ăn uống ngủ nghỉ cùng nhau nên dễ quen quá hóa nhàm. Nhàm đâm ra coi thường nhau. Kể cả trong đời sống đạo cũng thế, ngày nào cũng đi lễ, ngày nào cũng nghe giảng quen quá, biết đâu ta lại chẳng chép miệng: Tưởng gì chứ bài Phúc Âm này thì biết quá rồi. Cha giảng điều này nghe mãi rồi.
2. Đánh mất nhau. Từ coi thường nhau, không còn thấy điều tuyệt vời nơi nhau nữa thì dẫn đến mất nhau. Vì dân làng chỉ coi Chúa Giêsu là con ông thợ làng ta, chứ không nhìn ra Ngài là Thiên Chúa xuống thế làm người, nên họ đã đánh mất cơ hội gặp Chúa. Chúa đã rời làng mình đi các làng khác.
Ngày nay, đời sống gia đình đổ vỡ, vợ chồng đánh mất nhau cũng là vì coi thường nhau, không còn thấy điều tuyệt vời nơi nhau như lúc mới yêu mới cưới nữa. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa và Giáo hội.
Xin cho chúng ta cảnh giác trước thái độ tâm lý quen quá hóa nhàm dễ phá hỏng đời sống gia đình và đời sống đạo. Xin cho mỗi chúng ta biết nhận ra những nét đẹp đẽ, quý giá của những người, những điều đã quá thân quen. Amen.
Phúc Âm kể chuyện Chúa về quê “vinh quy bái tổ” tưởng sẽ được dân làng chào đón tung hô, nào ngờ Chúa lại bị người ta rẻ rúng. Tại sao vậy? Đó là vì tâm lý thân mất thiêng như kiểu “Bụt chùa nhà không thiêng”, “Gần chùa gọi Bụt bằng anh!” Hay nôm na là “quen quá hoá nhàm.” Vì quen quá hóa nhàm nên dễ coi thường nhau và đánh mất nhau.
1. Coi thường nhau. Chúa về quê, dân làng thoáng chút ngạc nhiên nhưng liền kéo xuống: “Ông ta không phải là bác thợ, anh chị em của ông không phải là bà con lối xóm với chúng ta sao?” Tưởng ai chứ ông Giêsu này thì bọn mình còn lạ gì nữa, biết rõ hết cả: bố mẹ, anh em, bà con họ hàng, nhà nghèo lao động chân tay. Quen quá. Vì quen quá cho nên họ coi thường cả Chúa. Và Chúa đau buồn phải thốt lên: Ngôn sứ lại bị rẻ rúng ở chính quê hương mình, ngay giữa đám bà con thân thuộc trong gia đình mình.
Trong đời sống gia đình, vì quen quá nên chúng ta cũng rất dễ coi thường nhau. Những người thân yêu của ta đẹp đẽ, đảm đang, đạo đức đấy chứ. Thế nhưng, vì ngày nào cũng thấy mặt nhau, ăn uống ngủ nghỉ cùng nhau nên dễ quen quá hóa nhàm. Nhàm đâm ra coi thường nhau. Kể cả trong đời sống đạo cũng thế, ngày nào cũng đi lễ, ngày nào cũng nghe giảng quen quá, biết đâu ta lại chẳng chép miệng: Tưởng gì chứ bài Phúc Âm này thì biết quá rồi. Cha giảng điều này nghe mãi rồi.
2. Đánh mất nhau. Từ coi thường nhau, không còn thấy điều tuyệt vời nơi nhau nữa thì dẫn đến mất nhau. Vì dân làng chỉ coi Chúa Giêsu là con ông thợ làng ta, chứ không nhìn ra Ngài là Thiên Chúa xuống thế làm người, nên họ đã đánh mất cơ hội gặp Chúa. Chúa đã rời làng mình đi các làng khác.
Ngày nay, đời sống gia đình đổ vỡ, vợ chồng đánh mất nhau cũng là vì coi thường nhau, không còn thấy điều tuyệt vời nơi nhau như lúc mới yêu mới cưới nữa. Thế giới hôm nay cũng đang đánh mất Chúa khi người ta coi thường những lời dạy của Chúa và Giáo hội.
Xin cho chúng ta cảnh giác trước thái độ tâm lý quen quá hóa nhàm dễ phá hỏng đời sống gia đình và đời sống đạo. Xin cho mỗi chúng ta biết nhận ra những nét đẹp đẽ, quý giá của những người, những điều đã quá thân quen. Amen.