55. BÌNH LUẬN THƠ ĐỔ PHỦ
Có một học trò quốc tử giám thích nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, đọc văn chương của người khác thì bình luận như sau:
- “Hai chim vàng anh hót trên cây xanh, một đàn cò trắng bay trên trời xanh”.
Có người kinh ngạc hỏi duyên cớ, anh học trò đáp:
- “Câu trên thì là văn chương, chỉ nghe đến nó kêu bạch bạch thì nghe hay rồi; câu dưới thì văn chương hồ đồ không rõ ràng”.
Mọi người đều bái phục kỹ xảo bình luận văn chương của anh học trò quốc tử giám.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 55:
Bình luận văn chương thì có nhiều cách và nhiều ý tứ: có cách bình luận ngắn gọn mà ý tứ siêu thoát, có cách phê bình châm biếm mà ý tứ như châm chích, có cách phê bình từ tốn nhưng ý tứ lại thâm thúy...
Thời nay cũng có những người tự nhận mình đã đọc nhiều sách, nghiên cứu nhiều tôn giáo đã phê bình Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su với ác ý, ác tâm và xuyên tạc, họ coi sách Phúc Âm như một quyển tiểu thuyết thần thoại, và phê bình nội dung Phúc Âm với tâm địa của người không có đức tin và đức ái...
Thời nay cũng có những người Ki-tô hữu tuy không phê bình sách Phúc Âm, nhưng cuộc sống của họ tương phản với tinh thần Phúc Âm: Phúc Âm dạy kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, thì họ lại đi thờ bụt thần, đồng bóng; Phúc Âm dạy sống công bằng thì họ lại sống gian ngoa lường gạt; Phúc Âm dạy ngay cả kẻ ghét mình cũng nên yêu thương, nhưng họ lại ghen ghét ngay cả anh chị em ruột thịt của mình...
Sống tương phản với tinh thần Phúc Âm, thì nguy hiểm hơn cả những người ác tâm ác ý phê bình xuyên tạc Phúc Âm gấp nhiều lần.
Nguy hiểm thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một học trò quốc tử giám thích nói chuyện tiếu lâm.
Một hôm, đọc văn chương của người khác thì bình luận như sau:
- “Hai chim vàng anh hót trên cây xanh, một đàn cò trắng bay trên trời xanh”.
Có người kinh ngạc hỏi duyên cớ, anh học trò đáp:
- “Câu trên thì là văn chương, chỉ nghe đến nó kêu bạch bạch thì nghe hay rồi; câu dưới thì văn chương hồ đồ không rõ ràng”.
Mọi người đều bái phục kỹ xảo bình luận văn chương của anh học trò quốc tử giám.
(Tiếu tiếu lục)
Suy tư 55:
Bình luận văn chương thì có nhiều cách và nhiều ý tứ: có cách bình luận ngắn gọn mà ý tứ siêu thoát, có cách phê bình châm biếm mà ý tứ như châm chích, có cách phê bình từ tốn nhưng ý tứ lại thâm thúy...
Thời nay cũng có những người tự nhận mình đã đọc nhiều sách, nghiên cứu nhiều tôn giáo đã phê bình Phúc Âm của Đức Chúa Giê-su với ác ý, ác tâm và xuyên tạc, họ coi sách Phúc Âm như một quyển tiểu thuyết thần thoại, và phê bình nội dung Phúc Âm với tâm địa của người không có đức tin và đức ái...
Thời nay cũng có những người Ki-tô hữu tuy không phê bình sách Phúc Âm, nhưng cuộc sống của họ tương phản với tinh thần Phúc Âm: Phúc Âm dạy kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, thì họ lại đi thờ bụt thần, đồng bóng; Phúc Âm dạy sống công bằng thì họ lại sống gian ngoa lường gạt; Phúc Âm dạy ngay cả kẻ ghét mình cũng nên yêu thương, nhưng họ lại ghen ghét ngay cả anh chị em ruột thịt của mình...
Sống tương phản với tinh thần Phúc Âm, thì nguy hiểm hơn cả những người ác tâm ác ý phê bình xuyên tạc Phúc Âm gấp nhiều lần.
Nguy hiểm thay !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info