CHÚA NHẬT XXIX MÙA THƯỜNG NIÊN B
Is 53,2a.3a.10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45
Quyền bính là để phục vụ
Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng Chúa Nhật này lại cung cấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.
1. Khát vọng quyền bính
Cũng giống như tiền bạc, quyền lực tự thân không phải là xấu xa và tội lỗi. Thiên Chúa cũng được miêu tả như là “Đấng Toàn Năng” và Kinh Thánh quả quyết rằng: “Mọi quyền lực đều thuộc về Thiên Chúa” (Tv 62,11).
Khát vọng quyền lực, làm lớn vẫn là một khát vọng sâu thẳm, cố hữu trong con người. Theo các nhà tâm lý học, đó là một trong những nhu cầu tâm lý mạnh mẽ của con người, nhu cầu thống trị. Là người ai cũng có nhu cầu này. Cả những môn đệ Chúa Giêsu và những ai đi theo Chúa cũng luôn đeo đẳng khát khao này. Phần đầu bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó: Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa Giêsu và xin Người: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.”
Chúa Giêsu trả lời: “Các anh không biết các anh xin gì… Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được” (Lc 10,37.40).
Quyền bính được ban để phục vụ cộng đồng và thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa ban quyền lực cho con người, thay vì để phục vụ tha nhân, con người đã lạm dụng quyền lực, nhiều người đã sử dụng nó để điều khiển, trục lợi, áp bức người khác, nhất là những người yếu thế và thấp cổ bé họng trong xã hội. Thiên Chúa đã làm gì? Để ban cho chúng ta một mẫu gương đối với quyền lực, Thiên Chúa đã tự trút bỏ khỏi mọi thứ quyền năng của Người, từ “Đấng Toàn Năng,” trở thành “kẻ mọn hèn,” Người “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7). Người không dùng quyền lực để thống trị, nhưng để phục vụ con người.
Bài đọc I hôm nay chứa đựng những diễn tả đầy tính ngôn sứ về “người Tôi Tớ đau khổ”:
“Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn… Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật… Đức Chúa đã muốn người tôi trung phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,2.3.10).
2. Cuộc cách mạng quyền bính
Những lời ngôn sứ này được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người chính là người Tôi Tớ đau khổ đã gánh lấy mọi tội lỗi loài người và chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Như thế, một thứ quyền lực mới được mạc khải, đó là quyền lực thập giá, mà thánh Phaolô quả quyết:
“Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27).
Trong kinh Magnificat, Đức Maria tiên báo về cuộc cách mạng thầm lặng này được thực hiện khi Chúa Giêsu đến: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52).
Ai là người bị lên án bởi lời cáo trạng này về quyền lực? Phải chăng chỉ những kẻ độc tài và những tên bạo chúa? Lời này muốn nhắm đến những kẻ độc tài, chuyên quyền. Còn chúng ta không có liên quan gì chăng?
Không, quả thật lời này cũng tác động đến tất cả chúng ta. Bởi lẽ, quyền lực được ví như con bạch tuộc với vô số những cánh tay chằng chịt, hiện diện mọi nơi, vươn tới mọi người, hay như cát ở sa mạc Sahara bị gió nóng thổi bay đi khắp nơi. Bệnh quyền lực hiện diện trong gia đình, ngoài xã hội và trong Giáo Hội. Quyền đi với lợi, nên vì quyền lợi mà người ta tranh giành, tranh chấp và sẵn sàng tấn công người khác, hạ bệ họ để mình nắm quyền.
Đức Maria nói rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51).
Với lời này, Người nói đến một thứ quyền lực cần phải tranh đấu, đó là lòng người, nơi phát xuất những tham vọng quyền lực.
Thật đáng buồn, từ trong lòng người phát xuất những ước muốn thống trị và có những lạm quyền, đã là nguyên nhân gây ra biết bao đau khổ cho người cấp dưới, cho con cái hay những người vợ, người mẹ, trẻ em vốn là những nạn nhân của những kẻ mạnh.
3. Quyền bính để phục vụ
Vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta sử dụng quyền bính để làm gì? Xin thưa, quyền bính là để phục vụ: quyền bính được ban để phục vụ người khác, chứ không phải để ở “trên” người khác! Chúa Giêsu nói:
“Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà thống trị dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,42-43).
Như thế, quyền bính là để phục vụ chứ không phải để thống trị người khác. Trong Giáo Hội, có quyền bính, có chức vụ, nhưng chúng là phương tiện để phục vụ dân Chúa.
Tin Mừng cũng chống lại sự lạm quyền bằng sự hiếu hòa, nghĩa là bằng sức mạnh của tình yêu, sự thật và sự thánh thiện, chứ không phảỉ bằng sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân đội. Chúa Giêsu nói rằng Người có thể xin Chúa Cha “cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 25,53) để hủy diệt những tên bạo quyền, nhưng Người đã không làm như thế, mà Người chỉ đối xử nhân hậu đối với họ. Và đó là cách thức mà Người chiến thắng khải hoàn.
Tuy nhiên, tuân phục quyền bính không có nghĩa là phải luôn im lặng trước bạo quyền. Nhiều lúc chúng ta được mời gọi phải lên tiếng chống lại những lạm dụng quyền lực. Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Trong thời đại Người, Chúa Giêsu đã chứng kiến những lạm dụng của những người lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội. Đó là tại sao Người chọn gần gũi với tất cả những ai vốn là nạn nhân của sự loại trừ, kỳ thị và áp bức bởi những thứ quyền lực này.
Với ơn Chúa nâng đỡ và theo tinh thần Tin Mừng, mọi sự đều có thể trong cuộc đấu tranh chống lại những hình thức lạm quyền và độc tài với phương châm, “đừng để cho sự ác thắng được mình,” như Chúa đã làm, nhưng hơn thế, “hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21). Amen!
ĐCViện Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 53,2a.3a.10-11; Hr 4,14-16; Mc 10,35-45
Quyền bính là để phục vụ
Nếu Tin Mừng Chúa Nhật vừa rồi nói về tiền của, thì Tin Mừng Chúa Nhật này lại cung cấp cho chúng ta quan điểm của Chúa Giêsu về một trong những thần tượng lớn nhất của thế gian: đó là quyền lực.
1. Khát vọng quyền bính
Cũng giống như tiền bạc, quyền lực tự thân không phải là xấu xa và tội lỗi. Thiên Chúa cũng được miêu tả như là “Đấng Toàn Năng” và Kinh Thánh quả quyết rằng: “Mọi quyền lực đều thuộc về Thiên Chúa” (Tv 62,11).
Khát vọng quyền lực, làm lớn vẫn là một khát vọng sâu thẳm, cố hữu trong con người. Theo các nhà tâm lý học, đó là một trong những nhu cầu tâm lý mạnh mẽ của con người, nhu cầu thống trị. Là người ai cũng có nhu cầu này. Cả những môn đệ Chúa Giêsu và những ai đi theo Chúa cũng luôn đeo đẳng khát khao này. Phần đầu bài Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó: Hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Chúa Giêsu và xin Người: “Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang.”
Chúa Giêsu trả lời: “Các anh không biết các anh xin gì… Việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được” (Lc 10,37.40).
Quyền bính được ban để phục vụ cộng đồng và thăng tiến xã hội. Tuy nhiên, khi Thiên Chúa ban quyền lực cho con người, thay vì để phục vụ tha nhân, con người đã lạm dụng quyền lực, nhiều người đã sử dụng nó để điều khiển, trục lợi, áp bức người khác, nhất là những người yếu thế và thấp cổ bé họng trong xã hội. Thiên Chúa đã làm gì? Để ban cho chúng ta một mẫu gương đối với quyền lực, Thiên Chúa đã tự trút bỏ khỏi mọi thứ quyền năng của Người, từ “Đấng Toàn Năng,” trở thành “kẻ mọn hèn,” Người “đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ” (Pl 2,7). Người không dùng quyền lực để thống trị, nhưng để phục vụ con người.
Bài đọc I hôm nay chứa đựng những diễn tả đầy tính ngôn sứ về “người Tôi Tớ đau khổ”:
“Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn… Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật… Đức Chúa đã muốn người tôi trung phải bị nghiền nát vì đau khổ. Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ được thấy kẻ nối dõi, sẽ được trường tồn, và nhờ người, ý muốn của Đức Chúa sẽ thành tựu” (Is 53,2.3.10).
2. Cuộc cách mạng quyền bính
Những lời ngôn sứ này được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu, Người chính là người Tôi Tớ đau khổ đã gánh lấy mọi tội lỗi loài người và chết trên thập giá để cứu độ chúng ta. Như thế, một thứ quyền lực mới được mạc khải, đó là quyền lực thập giá, mà thánh Phaolô quả quyết:
“Song những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh” (1 Cr 1,27).
Trong kinh Magnificat, Đức Maria tiên báo về cuộc cách mạng thầm lặng này được thực hiện khi Chúa Giêsu đến: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52).
Ai là người bị lên án bởi lời cáo trạng này về quyền lực? Phải chăng chỉ những kẻ độc tài và những tên bạo chúa? Lời này muốn nhắm đến những kẻ độc tài, chuyên quyền. Còn chúng ta không có liên quan gì chăng?
Không, quả thật lời này cũng tác động đến tất cả chúng ta. Bởi lẽ, quyền lực được ví như con bạch tuộc với vô số những cánh tay chằng chịt, hiện diện mọi nơi, vươn tới mọi người, hay như cát ở sa mạc Sahara bị gió nóng thổi bay đi khắp nơi. Bệnh quyền lực hiện diện trong gia đình, ngoài xã hội và trong Giáo Hội. Quyền đi với lợi, nên vì quyền lợi mà người ta tranh giành, tranh chấp và sẵn sàng tấn công người khác, hạ bệ họ để mình nắm quyền.
Đức Maria nói rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng” (Lc 1,51).
Với lời này, Người nói đến một thứ quyền lực cần phải tranh đấu, đó là lòng người, nơi phát xuất những tham vọng quyền lực.
Thật đáng buồn, từ trong lòng người phát xuất những ước muốn thống trị và có những lạm quyền, đã là nguyên nhân gây ra biết bao đau khổ cho người cấp dưới, cho con cái hay những người vợ, người mẹ, trẻ em vốn là những nạn nhân của những kẻ mạnh.
3. Quyền bính để phục vụ
Vậy, Chúa Giêsu muốn chúng ta sử dụng quyền bính để làm gì? Xin thưa, quyền bính là để phục vụ: quyền bính được ban để phục vụ người khác, chứ không phải để ở “trên” người khác! Chúa Giêsu nói:
“Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà thống trị dân. Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người” (Mc 10,42-43).
Như thế, quyền bính là để phục vụ chứ không phải để thống trị người khác. Trong Giáo Hội, có quyền bính, có chức vụ, nhưng chúng là phương tiện để phục vụ dân Chúa.
Tin Mừng cũng chống lại sự lạm quyền bằng sự hiếu hòa, nghĩa là bằng sức mạnh của tình yêu, sự thật và sự thánh thiện, chứ không phảỉ bằng sức mạnh cơ bắp, sức mạnh quân đội. Chúa Giêsu nói rằng Người có thể xin Chúa Cha “cấp ngay cho Thầy hơn mười hai đạo binh thiên thần!” (Mt 25,53) để hủy diệt những tên bạo quyền, nhưng Người đã không làm như thế, mà Người chỉ đối xử nhân hậu đối với họ. Và đó là cách thức mà Người chiến thắng khải hoàn.
Tuy nhiên, tuân phục quyền bính không có nghĩa là phải luôn im lặng trước bạo quyền. Nhiều lúc chúng ta được mời gọi phải lên tiếng chống lại những lạm dụng quyền lực. Đây là điều Chúa Giêsu đã làm. Trong thời đại Người, Chúa Giêsu đã chứng kiến những lạm dụng của những người lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội. Đó là tại sao Người chọn gần gũi với tất cả những ai vốn là nạn nhân của sự loại trừ, kỳ thị và áp bức bởi những thứ quyền lực này.
Với ơn Chúa nâng đỡ và theo tinh thần Tin Mừng, mọi sự đều có thể trong cuộc đấu tranh chống lại những hình thức lạm quyền và độc tài với phương châm, “đừng để cho sự ác thắng được mình,” như Chúa đã làm, nhưng hơn thế, “hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12,21). Amen!
ĐCViện Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/