Đức Thánh Cha Phanxicô nói: 'Ngài sẵn sàng đi gặp TT Putin ở Moscow'
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời phỏng vấn với Luciano Fontana, biên tập viên của tờ nhật báo Ý “Tin Chiều” (Corriere della Sera), tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, ĐTC nói “Tôi thấy trước khi tôi đến Kyiv, tôi phải đến Moscow trước.”
(Tin Vatican)
Trước tình hình sức khỏe đang xuống dốc của ĐTC, Ngài cho hay trong một thời gian dài; Ngài không thể đi bộ. Có một thời gian Đức Thánh Cha phải di chuyển bằng chiếc xe của Giáo hoàng”.
Đây cũng là cách Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay vì sao ngài không thể đứng lên để chào đón ký giả Luciano Fontana và cô phó giám đốc Fiorenza Sarzanini của tờ “Tin Chiều” (Corriere della Sera), người mà ngài đã tiếp tại Nguyện đường thánh Marta để thực hiện một cuộc phỏng vấn mà tờ báo đã đăng tải vào hôm thứ Ba.
Cuộc phỏng vấn tập trung vào chủ đề cuộc chiến ở Ukraine, mà Đức Thánh Cha đã nhiều lần tố giác kể từ ngày nó bùng phát vào 24 tháng 2, và cho đến nay ĐTC đã nỗ lực để tìm kiếm một cuộc hòa giải, bắt đầu bằng cuộc điện đàm với Tổng thống Zelensky, Ngài đến đại sứ quán Nga tại Tòa thánh, và hơn hết là ngài sẵn sàng tới Moscow để gặp Tổng thống Putin.
“Tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Parolin, sau hai mươi ngày cuộc chiến bắt đầu, ĐTC xin ĐHY Quốc vụ khanh hãy gửi một thông điệp tới TT Putin cho hay ngài sẵn sàng đi Moscow để gặp gỡ Tổng thống”.
Tất nhiên, Đức Thánh Cha cho hay, Tổng thống Nga trước tiên phải ngỏ ý muốn dàn xếp một cuộc gặp gỡ... “Cho tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được một câu trả lời nào, dù chúng tôi vẫn giữ lập trường về điều này ngay cả khi ông Putin không muốn có cuộc gặp vào lúc này. Làm thế nào để sự tàn bạo của chiến tranh có thể chấm dứt? 25 năm trước, chúng ta cũng trải qua một sự cố tương tự như vầy với Rwanda”.
Cuộc chiến để thử và đọ vũ khí
Các bình luận của Đức Thánh Cha cũng phản ánh lý do có những cuộc xung đột này nhằm "buôn bán" vũ khí, điều mà ĐTC cho là một "việc bỉ ổi" mà lại có ít người lên tiếng phản đối.
ĐTC Phanxicô đề cập tới "một sự thách thức" mà khối "NATO châm ngòi khiến cho "Điện Kremlin" phản ứng cách hung bạo và khơi mào cuộc xâm lăng".
ĐTC cho hay “Ngài không biết phải trả lời như thế nào - Ngài ở quá xa – và liệu vấn đề có được bàn thảo với người Ukraine hay không”. “Điều rõ ràng là vũ khí đang được thử nghiệm ở đó. Người Nga ý thức rằng xe tăng nay ít được xử dụng và đang nghĩ đến những loại vũ khí khác! Đây là lý do tại sao các cuộc chiến được tiến hành: để kiểm tra các loại vũ khí mà họ đã sản xuất. Rất ít người chống lại việc buôn bán này, mà còn châm ngòi vào cuộc chiến lan rộng thêm nữa."
Đức Thánh Cha cũng trích dẫn việc một đoàn xe chở vũ khí đến Yemen được Genova chặn đứng lại, dù phải mất "hai hoặc ba năm" để ngăn chặn nó.
Ghé thăm Mascova trước
Hiện tại, Tòa Thánh chưa có chương trình một chuyến đi nào đến Kyiv cả, nhưng nếu có thì trước tiên, Đức Thánh Cha muốn đến Moscow trước.
Đánh giá lại những nỗ lực mà Tòa thánh đã và đang thực hiện để ngăn chặn sự leo thang của bạo lực, Đức Thánh Cha nói rất rõ: "Tôi sẽ không đến Kyiv bây giờ; tôi cảm thấy tôi không nên đi. Trước tiên, tôi phải đến Moscow. Trước tiên, tôi phải gặp Tổng Thống Putin. Nhưng tôi cũng chỉ là một mục tử, tôi có thể làm được gì? Tôi sẽ làm những gì tôi có thể, nhưng điều quan trọng là ông Putin cũng phải mở lòng ra..."
Một lần nữa, Đức Thánh Cha muốn đến Moscow để gặp gỡ và làm việc với Đức Thượng phụ Kirill của Giáo hội Chính thống Nga.
ĐTC trích dẫn cuộc trò chuyện kéo dài 40 phút qua Zoom vào ngày 15 tháng 3 vừa qua và "lời biện minh" cho cuộc chiến được Thượng phụ Kirill trích dẫn, và quay trở lại cuộc hẹn đã bị bỏ vào tháng 6 tại Jerusalem.
“Tôi đã lắng nghe,” ĐTC Phanxicô nói trong cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera, “và tôi nói với ngài: Tôi hoàn toàn không hiểu điều này. Chúng ta không phải là giáo sĩ của nhà nước; chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Chúng ta là mục tử của cùng một dân thánh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm kiếm hòa bình, ngăn chặn bom đạn của chiến tranh. Giáo chủ không thể trở thành cậu bé của bàn thờ của Putin. Tôi đã có một cuộc họp mặt đã được lên lịch với Đức Thượng phụ tại Jerusalem vào ngày 14 tháng 6. Đó sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp lần thứ hai giữa chúng tôi, không liên quan gì đến chiến tranh. Nhưng bây giờ ngay cả Đức Thượng phụ cũng đồng ý: 'Chúng ta phải chờ đợi; nó có thể là một tín hiệu không rõ ràng'.
Chiến tranh vì lợi ích quốc tế
Cái nhìn của Đức Thánh Cha về quyền lợi của các dân tộc trong một thế giới đang có nguy cơ chiến tranh, một "cuộc thế chiến thứ ba" đầy chết chóc!...
ĐTC nói rõ, ngài không cần phải "báo động" nữa, mà đưa ra một nguy cơ "xác thực về mọi thứ: Syria, Yemen, Iraq, ở châu Phi hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Ở mỗi nơi đều có những lợi ích quốc tế. Bạn không thể nghĩ rằng một quốc gia tự do lại có thể đi gây chiến với một quốc gia tự do khác. Ở Ukraine, có vẻ như chính những người khác đã tạo ra cuộc xung đột. Điều duy nhất đáng trách với người Ukraine là họ đã phản ứng ở Donbas, như chúng ta đã bình luận... Tất nhiên, họ là một dân tộc đáng tự hào.”
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời phỏng vấn với Luciano Fontana, biên tập viên của tờ nhật báo Ý “Tin Chiều” (Corriere della Sera), tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, ĐTC nói “Tôi thấy trước khi tôi đến Kyiv, tôi phải đến Moscow trước.”
(Tin Vatican)
Trước tình hình sức khỏe đang xuống dốc của ĐTC, Ngài cho hay trong một thời gian dài; Ngài không thể đi bộ. Có một thời gian Đức Thánh Cha phải di chuyển bằng chiếc xe của Giáo hoàng”.
Đây cũng là cách Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay vì sao ngài không thể đứng lên để chào đón ký giả Luciano Fontana và cô phó giám đốc Fiorenza Sarzanini của tờ “Tin Chiều” (Corriere della Sera), người mà ngài đã tiếp tại Nguyện đường thánh Marta để thực hiện một cuộc phỏng vấn mà tờ báo đã đăng tải vào hôm thứ Ba.
Cuộc phỏng vấn tập trung vào chủ đề cuộc chiến ở Ukraine, mà Đức Thánh Cha đã nhiều lần tố giác kể từ ngày nó bùng phát vào 24 tháng 2, và cho đến nay ĐTC đã nỗ lực để tìm kiếm một cuộc hòa giải, bắt đầu bằng cuộc điện đàm với Tổng thống Zelensky, Ngài đến đại sứ quán Nga tại Tòa thánh, và hơn hết là ngài sẵn sàng tới Moscow để gặp Tổng thống Putin.
“Tôi đã yêu cầu Đức Hồng Y Parolin, sau hai mươi ngày cuộc chiến bắt đầu, ĐTC xin ĐHY Quốc vụ khanh hãy gửi một thông điệp tới TT Putin cho hay ngài sẵn sàng đi Moscow để gặp gỡ Tổng thống”.
Tất nhiên, Đức Thánh Cha cho hay, Tổng thống Nga trước tiên phải ngỏ ý muốn dàn xếp một cuộc gặp gỡ... “Cho tới nay chúng tôi vẫn chưa nhận được một câu trả lời nào, dù chúng tôi vẫn giữ lập trường về điều này ngay cả khi ông Putin không muốn có cuộc gặp vào lúc này. Làm thế nào để sự tàn bạo của chiến tranh có thể chấm dứt? 25 năm trước, chúng ta cũng trải qua một sự cố tương tự như vầy với Rwanda”.
Cuộc chiến để thử và đọ vũ khí
Các bình luận của Đức Thánh Cha cũng phản ánh lý do có những cuộc xung đột này nhằm "buôn bán" vũ khí, điều mà ĐTC cho là một "việc bỉ ổi" mà lại có ít người lên tiếng phản đối.
ĐTC Phanxicô đề cập tới "một sự thách thức" mà khối "NATO châm ngòi khiến cho "Điện Kremlin" phản ứng cách hung bạo và khơi mào cuộc xâm lăng".
ĐTC cho hay “Ngài không biết phải trả lời như thế nào - Ngài ở quá xa – và liệu vấn đề có được bàn thảo với người Ukraine hay không”. “Điều rõ ràng là vũ khí đang được thử nghiệm ở đó. Người Nga ý thức rằng xe tăng nay ít được xử dụng và đang nghĩ đến những loại vũ khí khác! Đây là lý do tại sao các cuộc chiến được tiến hành: để kiểm tra các loại vũ khí mà họ đã sản xuất. Rất ít người chống lại việc buôn bán này, mà còn châm ngòi vào cuộc chiến lan rộng thêm nữa."
Đức Thánh Cha cũng trích dẫn việc một đoàn xe chở vũ khí đến Yemen được Genova chặn đứng lại, dù phải mất "hai hoặc ba năm" để ngăn chặn nó.
Ghé thăm Mascova trước
Hiện tại, Tòa Thánh chưa có chương trình một chuyến đi nào đến Kyiv cả, nhưng nếu có thì trước tiên, Đức Thánh Cha muốn đến Moscow trước.
Đánh giá lại những nỗ lực mà Tòa thánh đã và đang thực hiện để ngăn chặn sự leo thang của bạo lực, Đức Thánh Cha nói rất rõ: "Tôi sẽ không đến Kyiv bây giờ; tôi cảm thấy tôi không nên đi. Trước tiên, tôi phải đến Moscow. Trước tiên, tôi phải gặp Tổng Thống Putin. Nhưng tôi cũng chỉ là một mục tử, tôi có thể làm được gì? Tôi sẽ làm những gì tôi có thể, nhưng điều quan trọng là ông Putin cũng phải mở lòng ra..."
Một lần nữa, Đức Thánh Cha muốn đến Moscow để gặp gỡ và làm việc với Đức Thượng phụ Kirill của Giáo hội Chính thống Nga.
ĐTC trích dẫn cuộc trò chuyện kéo dài 40 phút qua Zoom vào ngày 15 tháng 3 vừa qua và "lời biện minh" cho cuộc chiến được Thượng phụ Kirill trích dẫn, và quay trở lại cuộc hẹn đã bị bỏ vào tháng 6 tại Jerusalem.
“Tôi đã lắng nghe,” ĐTC Phanxicô nói trong cuộc phỏng vấn với Corriere della Sera, “và tôi nói với ngài: Tôi hoàn toàn không hiểu điều này. Chúng ta không phải là giáo sĩ của nhà nước; chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu. Chúng ta là mục tử của cùng một dân thánh của Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải tìm kiếm hòa bình, ngăn chặn bom đạn của chiến tranh. Giáo chủ không thể trở thành cậu bé của bàn thờ của Putin. Tôi đã có một cuộc họp mặt đã được lên lịch với Đức Thượng phụ tại Jerusalem vào ngày 14 tháng 6. Đó sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp lần thứ hai giữa chúng tôi, không liên quan gì đến chiến tranh. Nhưng bây giờ ngay cả Đức Thượng phụ cũng đồng ý: 'Chúng ta phải chờ đợi; nó có thể là một tín hiệu không rõ ràng'.
Chiến tranh vì lợi ích quốc tế
Cái nhìn của Đức Thánh Cha về quyền lợi của các dân tộc trong một thế giới đang có nguy cơ chiến tranh, một "cuộc thế chiến thứ ba" đầy chết chóc!...
ĐTC nói rõ, ngài không cần phải "báo động" nữa, mà đưa ra một nguy cơ "xác thực về mọi thứ: Syria, Yemen, Iraq, ở châu Phi hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác. Ở mỗi nơi đều có những lợi ích quốc tế. Bạn không thể nghĩ rằng một quốc gia tự do lại có thể đi gây chiến với một quốc gia tự do khác. Ở Ukraine, có vẻ như chính những người khác đã tạo ra cuộc xung đột. Điều duy nhất đáng trách với người Ukraine là họ đã phản ứng ở Donbas, như chúng ta đã bình luận... Tất nhiên, họ là một dân tộc đáng tự hào.”