WYD Lisbon 2023 công bố 13 vị thánh bảo trợ cho những người trẻ tham dự WYD
Văn phòng báo chí Ngày Giới trẻ Thế giới công bố 13 vị thánh bảo trợ của ĐHGTTG Lisbon như những mẫu gương cho người trẻ sẽ tụ về thủ đô của Bồ Đào Nha vào những ngày 1-6 tháng 8 năm 2023.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong quá trình chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới năm tới ở Lisbon, mười ba vị thánh được chọn làm những tấm gương về sự thánh thiện cho những người trẻ trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Manuel Clemente, Thượng Phụ của Lisbon, cho biết những vị bảo trợ này “đã chứng tỏ sức sống với Chúa Kitô tràn đầy và nêu gương cho tuổi trẻ mọi thời đại”.
Trong một thông cáo báo chí được công bố hôm thứ Ba, Đức Hồng Y cho hay những đóng góp của mỗi vị trong cuộc sống của những người trẻ.
“Người bảo trợ xuất sắc nhất cho Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo là Đức Trinh nữ Maria, người nữ trẻ đã chấp nhận làm mẹ của Con Thiên Chúa nhập thể”
Cảm hứng cho những người trẻ, những cuộc sống thánh thiện
Đức Hồng Y Clemente cũng chia sẻ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã khởi xướng và làm cho ĐHGTTG trở nên sống động, “mang lại sự hợp nhất và khích lệ qui tụ triệu triệu thanh thiếu niên từ khắp năm châu”.
Ngài nói thêm rằng tất cả 13 vị thánh đều “tận tụy phục vụ cho giới trẻ”, đặc biệt là Thánh Gioan Bosco và Thánh Vincentê.
Đức Hồng Y Thượng Phụ cũng nhấn mạnh đến mẫu gương của 7 vị thánh của vùng đất Lisbon: Thánh Antôn, một tu sĩ dòng Phanxicô thế kỷ 13; Thánh Bartholomew Tử đạo, một tín hữu dòng Đa Minh thế kỷ 16 của Công đồng Trent; Thánh Gioan de Brito, một nhà truyền giáo và tử đạo của Dòng Tên ở thế kỷ 17; Chân phước Joana Bồ Đào Nha, con gái của một vị vua ở thế kỷ 15, người đã từ bỏ mọi thứ để trở thành một nữ tu dòng Đa Minh; Chân phước João Fernandes, một vị tử đạo dòng Tên của thế kỷ 16; và Chân phước Maria Clara del Niño Jesus, một phụ nữ quý tộc thế kỷ 19, người đã trở thành mẹ của những người nghèo ở Lisbon.
Đức Hồng Y Clemente cũng nhắc tới bốn Chân phước trẻ tuổi đã chết trong thế kỷ qua: Chân phước Pier Giorgio Frassati, một người Ý đã khích lệ người khác bằng “sự năng động, vui vẻ và bác ái của mình”; Chân phước Marcel Callo, một thanh niên người Pháp chết trong trại lao động cưỡng bức của Đức; Chân phước Chiara Badano, một thiếu niên Ý qua đời vì căn bệnh ung thư xương rất đau đớn; và Chân phước Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, người đã truyền bá lời Chúa qua internet trong thời sơ khai và sau đó đã chết vì bệnh bạch cầu.
Giới thiệu Ngày Giới trẻ Thế giới
Mỗi giáo phận trên khắp thế giới cũng đã chọn những vị thánh bảo trợ để giúp những người trẻ của họ hành hương tới WYD Lisbon 2023.
Sự kiện quốc tế này sẽ diễn ra vào các ngày 1-6 tháng 8, và nhiều khả năng Đức Giáo Hoàng sẽ tham dự cùng với “hàng trăm ngàn thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới”.
WYD đầu tiên diễn ra vào năm 1986 tại Rome, và sau đó được tổ chức tại Buenos Aires (1987), Santiago de Compostela (1989), Czestochowa (1991), Denver (1993), Manila (1995), Paris (1997), Rome ( 2000), Toronto (2002), Cologne (2005), Sydney (2008), Madrid (2011), Rio de Janeiro (2013), Krakow (2016) và Panama (2019).
Văn phòng báo chí Ngày Giới trẻ Thế giới công bố 13 vị thánh bảo trợ của ĐHGTTG Lisbon như những mẫu gương cho người trẻ sẽ tụ về thủ đô của Bồ Đào Nha vào những ngày 1-6 tháng 8 năm 2023.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Trong quá trình chuẩn bị cho Ngày Giới trẻ Thế giới năm tới ở Lisbon, mười ba vị thánh được chọn làm những tấm gương về sự thánh thiện cho những người trẻ trên khắp thế giới.
Đức Hồng Y Manuel Clemente, Thượng Phụ của Lisbon, cho biết những vị bảo trợ này “đã chứng tỏ sức sống với Chúa Kitô tràn đầy và nêu gương cho tuổi trẻ mọi thời đại”.
Trong một thông cáo báo chí được công bố hôm thứ Ba, Đức Hồng Y cho hay những đóng góp của mỗi vị trong cuộc sống của những người trẻ.
“Người bảo trợ xuất sắc nhất cho Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo là Đức Trinh nữ Maria, người nữ trẻ đã chấp nhận làm mẹ của Con Thiên Chúa nhập thể”
Cảm hứng cho những người trẻ, những cuộc sống thánh thiện
Đức Hồng Y Clemente cũng chia sẻ Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người đã khởi xướng và làm cho ĐHGTTG trở nên sống động, “mang lại sự hợp nhất và khích lệ qui tụ triệu triệu thanh thiếu niên từ khắp năm châu”.
Ngài nói thêm rằng tất cả 13 vị thánh đều “tận tụy phục vụ cho giới trẻ”, đặc biệt là Thánh Gioan Bosco và Thánh Vincentê.
Đức Hồng Y Thượng Phụ cũng nhấn mạnh đến mẫu gương của 7 vị thánh của vùng đất Lisbon: Thánh Antôn, một tu sĩ dòng Phanxicô thế kỷ 13; Thánh Bartholomew Tử đạo, một tín hữu dòng Đa Minh thế kỷ 16 của Công đồng Trent; Thánh Gioan de Brito, một nhà truyền giáo và tử đạo của Dòng Tên ở thế kỷ 17; Chân phước Joana Bồ Đào Nha, con gái của một vị vua ở thế kỷ 15, người đã từ bỏ mọi thứ để trở thành một nữ tu dòng Đa Minh; Chân phước João Fernandes, một vị tử đạo dòng Tên của thế kỷ 16; và Chân phước Maria Clara del Niño Jesus, một phụ nữ quý tộc thế kỷ 19, người đã trở thành mẹ của những người nghèo ở Lisbon.
Đức Hồng Y Clemente cũng nhắc tới bốn Chân phước trẻ tuổi đã chết trong thế kỷ qua: Chân phước Pier Giorgio Frassati, một người Ý đã khích lệ người khác bằng “sự năng động, vui vẻ và bác ái của mình”; Chân phước Marcel Callo, một thanh niên người Pháp chết trong trại lao động cưỡng bức của Đức; Chân phước Chiara Badano, một thiếu niên Ý qua đời vì căn bệnh ung thư xương rất đau đớn; và Chân phước Carlo Acutis, một thiếu niên người Ý, người đã truyền bá lời Chúa qua internet trong thời sơ khai và sau đó đã chết vì bệnh bạch cầu.
Giới thiệu Ngày Giới trẻ Thế giới
Mỗi giáo phận trên khắp thế giới cũng đã chọn những vị thánh bảo trợ để giúp những người trẻ của họ hành hương tới WYD Lisbon 2023.
Sự kiện quốc tế này sẽ diễn ra vào các ngày 1-6 tháng 8, và nhiều khả năng Đức Giáo Hoàng sẽ tham dự cùng với “hàng trăm ngàn thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới”.
WYD đầu tiên diễn ra vào năm 1986 tại Rome, và sau đó được tổ chức tại Buenos Aires (1987), Santiago de Compostela (1989), Czestochowa (1991), Denver (1993), Manila (1995), Paris (1997), Rome ( 2000), Toronto (2002), Cologne (2005), Sydney (2008), Madrid (2011), Rio de Janeiro (2013), Krakow (2016) và Panama (2019).