Mỗi Ngày Một Câu Chuyện (tập 18)

1. QUỶ KHÓC THẦN SẦU

Một tác giả đang cầm bút suy nghĩ để viết tiểu thuyết, đột nhiên nghe người ta nói triều đình đã phế bỏ khoa cử, hoàng đế đã có chiếu thư thông báo khắp trăm họ, mọi người đều nhìn thấy.

Vị tác giả này bèn vội vàng tìm báo coi, vừa nhìn thì quả nhiên là như thế, ông ta bèn thở dài nói:

- “Từ này về sau thần phải réo gọi, quy phải khóc than”.

Có người nói:

- “Đây chẳng qua là khóc cho bọn hủ nho tú tài mà, có quan hệ gì đến quỷ thần mấy quyển sách thúi ấy?”

Tác giả nói:

- “Ông không nhìn thấy các thư sinh đi thi sao? Họ lặn lội vất vả đến quỳ cầu cứu Văn Xương Đế Quân (1) , Khôi Đấu Tinh Quân (2), từ nay về sau không còn ai đến tế các thần ấy nữa, không phải là các vị thần ấy réo gọi thống khổ sao? Lại nữa, ông không nghe qua thuyết pháp về nhân quả báo ứng nơi trường thi sao? Phế bỏ khoa cử thì những quỷ hồn bị hàm oan dưới đất cũng không thể nhờ khoa cử để báo thù, không phải là họ khóc than sao?”

(Tân tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 1:

Khoa cử thì không nên bỏ, nhưng những người không qua thi cử mà vẫn có học vị tiến sĩ, thạc sĩ, đại học thì nên sa thải cho về vườn rửa chén bát giúp vợ con, bằng không thì những vị tiến sĩ, thạc sĩ này sẽ làm nghèo đất nước và làm hại các thế hệ sau, bởi vì những học vị mà họ có được là do lặn lội đi cầu cứu các quan giám khảo tham tiền, các dịch vụ làm luận án có sẵn chứ không phải do tài nghiên cứu của họ...

Có một vài chủng sinh học chưa xong nhưng được ăn ké theo các dịp lễ vàng lễ bạc mà được “thưởng” làm linh mục, làm linh mục rồi thì không biết lễ nghi là cái gì, quy luật phụng vụ thì không hiểu, giải quyết các nố hôn nhân thì ba chớp ba nhoáng làm cho giáo dân thắc mắc, nhưng vẫn cứ cho mình là đúng mà không mở sách ra đọc lại, không học hỏi thêm các lớp bồi dưỡng, nguy hiểm lắm lắm, bởi vì khi các linh mục cử hành phụng vụ theo điều Giáo Hội dạy là yêu mến Giáo Hội của Đức Đức Chúa Giê-su.

Khoa cử tuy không đánh giá hết tài năng của một con người, nhưng rất cần để biết “nền móng cơ bản” của các tử sĩ đến đâu, cho nên –xét cho cùng- nó cũng cần thiết lắm, nhất là trong xã hội ngày nay.

(1) Truyền tuyết mê tín: chỉ ông thần may mắn chi phối văn chương, từ đời nhà Đường và nhà Tống về sau, trong trường học có lập bàn thờ của thần để tế tự.

(2) Thần văn chương.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info