56. DUYÊN CỚ BUỒN BỰC
Anh Giáp nọ, bởi vì cãi nhau với người đồng nghiệp nên bị bắt đến quan phủ.
Quan phủ lấy gông cùm bằng gỗ còng anh ta lại, đẩy ra bêu trước đám đông, có người thấy thì la lớn:
- “Chỉ vì tranh chấp nhiều lời mà ra”.
Anh Giáp nọ lấy tay sờ cái gông cùm gỗ lên tiếng trả lời:
- “Sự buồn bực có lẽ là do cãi nhau mà ra”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 56:
Buồn bực thì có nhiều duyên cớ, nhưng buồn bực và áy náy nhất chính là cãi nhau với mọi người, nhất là với anh chị em trong nhà và bạn bè. Buồn ơi là buồn.
Con người ta ai cũng có tự ái nên rất dễ dàng sừng sộ với người mình không ưa hoặc với người phê bình góp ý cho mình, nhưng sau khi sừng sộ xong thì có một nỗi buồn xâm chiếm len lõi đi vào tâm can, thế là ủ rủ mất vui, tính khí thay đổi hay cau có với mọi người, không muốn làm việc.v.v...
Người Ki-tô hữu có hai cách tu dưỡng tâm hồn để khỏi tranh chấp cãi nhau với người khác, một là cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ, hai là im lặng như Đức Đức Chúa Giê-su đã im lặng không cần trả lời với vua Hê-rô-đê, và Ngài cũng im lặng chẳng cần tranh cãi với ông quan ưa lý luận là Phi-la-tô, bởi vì Đức Đức Chúa Giê-su thấy không cần thiết để tranh cãi với họ là những người không biết chân lý là gì.
Cãi nhau là duyên cớ của buồn phiền, biết rồi thì từ nay đừng cãi nhau nữa, nhưng hãy cầu nguyện cho nhau và động viên khuyến khích nhau sống vui vẻ và đoàn kết hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Anh Giáp nọ, bởi vì cãi nhau với người đồng nghiệp nên bị bắt đến quan phủ.
Quan phủ lấy gông cùm bằng gỗ còng anh ta lại, đẩy ra bêu trước đám đông, có người thấy thì la lớn:
- “Chỉ vì tranh chấp nhiều lời mà ra”.
Anh Giáp nọ lấy tay sờ cái gông cùm gỗ lên tiếng trả lời:
- “Sự buồn bực có lẽ là do cãi nhau mà ra”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 56:
Buồn bực thì có nhiều duyên cớ, nhưng buồn bực và áy náy nhất chính là cãi nhau với mọi người, nhất là với anh chị em trong nhà và bạn bè. Buồn ơi là buồn.
Con người ta ai cũng có tự ái nên rất dễ dàng sừng sộ với người mình không ưa hoặc với người phê bình góp ý cho mình, nhưng sau khi sừng sộ xong thì có một nỗi buồn xâm chiếm len lõi đi vào tâm can, thế là ủ rủ mất vui, tính khí thay đổi hay cau có với mọi người, không muốn làm việc.v.v...
Người Ki-tô hữu có hai cách tu dưỡng tâm hồn để khỏi tranh chấp cãi nhau với người khác, một là cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ, hai là im lặng như Đức Đức Chúa Giê-su đã im lặng không cần trả lời với vua Hê-rô-đê, và Ngài cũng im lặng chẳng cần tranh cãi với ông quan ưa lý luận là Phi-la-tô, bởi vì Đức Đức Chúa Giê-su thấy không cần thiết để tranh cãi với họ là những người không biết chân lý là gì.
Cãi nhau là duyên cớ của buồn phiền, biết rồi thì từ nay đừng cãi nhau nữa, nhưng hãy cầu nguyện cho nhau và động viên khuyến khích nhau sống vui vẻ và đoàn kết hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info