79. VÔ MỆNH HỮU TÀI
Tên Giáp nọ xuất thân là một người nghèo xơ nghèo xác, đột nhiên phát tài lớn, ăn sung mặc sướng, khuôn mặt béo nục trỏn tròn, trở thành một phú ông.
Nhưng hắn ta vốn đa nghi nên đóng tiền bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở. Mỗi tối nhứt định phải tự mình đi khóa các cửa, tất cả các ổ khóa ấy đều là hàng ngoại, nhưng chỉ có một chìa khóa mà thôi nên luôn mang trong mình, đến sáng sớm hôm sau mới đích thân đi mở khóa. Bất luận là mùa đông mùa hạ mưa gió, nhứt định tự tay mình đóng mở khóa, bởi vì hắn ta sợ kẻ trộm bên ngoài vào nhà, lại sợ người trong nhà cắp đồ đi ra.
Có người nói:
- “Ông đề phòng kẻ trộm rất chu đáo, nhưng nếu gặp vật gây cháy thì sao?”
Giáp trả lời:
- “Tôi đã đóng bảo hiểm rồi, sợ gì chứ?”
Người ấy hỏi:
- “Vật gây cháy đương nhiên là có bảo hiểm, nhưng nếu ban đêm mà bị hỏa hoạn, không mở cửa kịp thì làm sao đây?”
Giáp nghe xong thì cho rằng đây là chuyện rất đáng lo lắng, suy nghĩ rất lâu bèn đi bảo hiểm nhân mạng, lại còn đóng tiền bảo hiểm nhân mạng cho vợ con nữa, sau đó đắc ý nói với mọi người:
- “Từ nay về sau dù cho có hỏa hoạn thì cũng chẳng ăn nhằm gì”.
Có người hỏi:
- “Lẽ nào ông không sợ chết sao?”
Tên Giáp cười ha ha đáp:
- “Tôi đã đóng bảo hiểm nhân mạng rồi, dù có chết cháy, dù tính mạng tôi không còn, thì số tiền bảo hiểm đó có thể đến tay, sợ gì chứ?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 79:
Con người ta càng giàu có thì càng sợ chết, cho nên mới bày ra cái chuyện bảo hiểm nhân mạng và tài sản: các cầu thủ thì bảo hiểm đôi chân, các cô ca sĩ thì bảo hiểm cái cổ họng, làm người mẫu thì bảo hiểm cái mặt, doanh nghiệp thì bảo hiểm xí nghiệp.v.v...ai cũng lo sợ cho tính mạng của mình phải bị thương tích, hoặc tai nạn chết mà không có gì cả.
Bảo hiểm nhân mạng không có nghĩa là khỏi chết, nhưng đến kỳ Chúa định, thì cả công ty bảo hiểm cũng như người được nó bảo hiểm cũng chẳng còn.
Vậy mà có nhiều người Ki-tô hữu chỉ lo bảo hiểm phần xác, mà không nghĩ gì đến phần hồn cả. Phần xác có bảo hiểm thì rồi cũng chết thành tro bụi, nhưng phần hồn được bảo hiểm thì sẽ sống đời đời với Đức Chúa Giê-su. Bảo hiểm phần hồn chính là tham dự các bí tích cách sốt sắng, nhất là thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và rước lễ mỗi ngày, và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình...
Đó chính là cách bảo hiểm an toàn nhất cho linh hồn và thân xác. Ai khôn ngoan thì làm như thế, bằng không thì khi chết rồi, một giọt nước lã cũng không có (Lc 16, 24-26), chứ đừng nói là lãnh được tiền bảo hiểm. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tên Giáp nọ xuất thân là một người nghèo xơ nghèo xác, đột nhiên phát tài lớn, ăn sung mặc sướng, khuôn mặt béo nục trỏn tròn, trở thành một phú ông.
Nhưng hắn ta vốn đa nghi nên đóng tiền bảo hiểm hỏa hoạn nhà ở. Mỗi tối nhứt định phải tự mình đi khóa các cửa, tất cả các ổ khóa ấy đều là hàng ngoại, nhưng chỉ có một chìa khóa mà thôi nên luôn mang trong mình, đến sáng sớm hôm sau mới đích thân đi mở khóa. Bất luận là mùa đông mùa hạ mưa gió, nhứt định tự tay mình đóng mở khóa, bởi vì hắn ta sợ kẻ trộm bên ngoài vào nhà, lại sợ người trong nhà cắp đồ đi ra.
Có người nói:
- “Ông đề phòng kẻ trộm rất chu đáo, nhưng nếu gặp vật gây cháy thì sao?”
Giáp trả lời:
- “Tôi đã đóng bảo hiểm rồi, sợ gì chứ?”
Người ấy hỏi:
- “Vật gây cháy đương nhiên là có bảo hiểm, nhưng nếu ban đêm mà bị hỏa hoạn, không mở cửa kịp thì làm sao đây?”
Giáp nghe xong thì cho rằng đây là chuyện rất đáng lo lắng, suy nghĩ rất lâu bèn đi bảo hiểm nhân mạng, lại còn đóng tiền bảo hiểm nhân mạng cho vợ con nữa, sau đó đắc ý nói với mọi người:
- “Từ nay về sau dù cho có hỏa hoạn thì cũng chẳng ăn nhằm gì”.
Có người hỏi:
- “Lẽ nào ông không sợ chết sao?”
Tên Giáp cười ha ha đáp:
- “Tôi đã đóng bảo hiểm nhân mạng rồi, dù có chết cháy, dù tính mạng tôi không còn, thì số tiền bảo hiểm đó có thể đến tay, sợ gì chứ?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 79:
Con người ta càng giàu có thì càng sợ chết, cho nên mới bày ra cái chuyện bảo hiểm nhân mạng và tài sản: các cầu thủ thì bảo hiểm đôi chân, các cô ca sĩ thì bảo hiểm cái cổ họng, làm người mẫu thì bảo hiểm cái mặt, doanh nghiệp thì bảo hiểm xí nghiệp.v.v...ai cũng lo sợ cho tính mạng của mình phải bị thương tích, hoặc tai nạn chết mà không có gì cả.
Bảo hiểm nhân mạng không có nghĩa là khỏi chết, nhưng đến kỳ Chúa định, thì cả công ty bảo hiểm cũng như người được nó bảo hiểm cũng chẳng còn.
Vậy mà có nhiều người Ki-tô hữu chỉ lo bảo hiểm phần xác, mà không nghĩ gì đến phần hồn cả. Phần xác có bảo hiểm thì rồi cũng chết thành tro bụi, nhưng phần hồn được bảo hiểm thì sẽ sống đời đời với Đức Chúa Giê-su. Bảo hiểm phần hồn chính là tham dự các bí tích cách sốt sắng, nhất là thành tâm yêu mến Đức Chúa Giê-su Thánh Thể và rước lễ mỗi ngày, và thực hành Lời Chúa trong cuộc sống của mình...
Đó chính là cách bảo hiểm an toàn nhất cho linh hồn và thân xác. Ai khôn ngoan thì làm như thế, bằng không thì khi chết rồi, một giọt nước lã cũng không có (Lc 16, 24-26), chứ đừng nói là lãnh được tiền bảo hiểm. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info