Đức Thánh Cha Phanxicô viết phần hai của Thông điệp Laudato si'
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố phần hai của thông điệp Laudato si’ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới vào hôm thứ Hai, tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu gần đây.
(Tin Vatican)
Phát biểu ngẫu hứng trước phái đoàn luật sư từ các quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang viết phần thứ hai của thông điệp Laudato si’ để cập nhật “các vấn đề hiện tại”.
Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao về cam kết của các vị luật sư trong việc phát triển một khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ môi trường.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không bao giờ được quên rằng các thế hệ trẻ có quyền nhận được một thế giới tươi đẹp và đáng sống từ chúng ta, và điều này hàm ý rằng chúng ta có trách nhiệm nặng nề đối với công trình sáng tạo mà chúng ta đã nhận được từ bàn tay quảng đại của Thiên Chúa, Cảm ơn sự đóng góp của các bạn."
Trong một tuyên bố sau đó vào thứ Hai, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, giải thích rằng phiên bản cập nhật mới của Laudato si’ sẽ đặc biệt tập trung vào các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và thảm họa gần đây nhất ảnh hưởng đến người dân trên khắp năm châu lục.
Laudato si' là thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nó được xuất bản vào ngày 18 tháng 6 năm 2015 và phát động ngày 24 tháng 5 cùng năm, dịp Lễ Trọng Hiện Xuống.
Tài liệu về việc “chăm sóc ngôi nhà chung” lấy tiêu đề từ phần mở đầu Bài ca Tạo vật của Thánh Phanxicô và mở đầu bằng những lời sau:
“'LAUDATO SI', mi' Signore' - 'Chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con'. Bằng những lời của bài thánh ca tuyệt diệu này, Thánh Phanxicô Assisi nhắc nhở chúng ta rằng ngôi nhà chung của chúng ta giống như một người chị mà chúng ta chia sẻ cuộc sống và như một người mẹ xinh đẹp mở rộng vòng tay ôm lấy chúng ta. ‘Xin ngợi khen Chúa, lạy Chúa của chúng con, qua Người Chị của chúng con, Mẹ Trái Đất, người duy trì và cai quản chúng con, và là người tạo ra nhiều loại hoa trái với hoa tươi và thảo mộc muôn màu sắc’.
Ngay sau khi được công bố, chính Đức Thánh Cha đã tìm cách làm sáng tỏ ý nghĩa của thông điệp này trong buổi tiếp kiến vào ngày 21 tháng 7 năm 2015 trước những tham dự viên của cuộc Hội thảo có tựa đề “Cam kết của các thành phố về chế độ nô lệ hiện đại và biến đổi khí hậu”, trong đó ĐTC nói: “ Văn hóa quan tâm đến môi trường này không chỉ đơn giản là thái độ 'xanh' - tôi nói theo đúng nghĩa của từ này - thái độ, nó không chỉ là thái độ 'xanh'', mà còn hơn thế nữa. Chăm sóc môi trường có nghĩa là có thái độ sinh thái nhân văn. Nghĩa là, chúng ta không thể nói rằng loài người ở đây và Sáng tạo, môi trường ở đó.
Sinh thái là tổng thể, đó là con người. Đây là điều tôi đã tìm cách diễn đạt trong Thông điệp Laudato Si’: con người không thể tách rời khỏi phần còn lại; nó có một mối quan hệ ảnh hưởng hỗ tương, cả môi trường lên con người và con người ảnh hưởng đến môi trường; và hậu quả sẽ quay trở lại với con người khi môi trường bị lạm dụng. Vì lý do này, khi trả lời câu hỏi, tôi đã trả lời: ‘Không, đó không phải là một thông điệp ‘xanh’, mà là một thông điệp xã hội’. Bởi trong xã hội, trong đời sống xã hội của nhân loại, chúng ta không thể quên việc quan tâm đến môi trường. Hơn nữa, chăm sóc môi trường là một thái độ xã hội, giúp xã hội hóa chúng ta, theo cách này hay cách khác - mỗi người có thể gán cho nó ý nghĩa mà mình chọn - mặt khác, nó cho phép chúng ta chào đón - Tôi thích cách diễn đạt của người Ý, khi họ nói về môi trường – Sự sáng tạo, những gì chúng ta được ban tặng, đó là môi trường”.
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại ngài đã chọn tên Phanxicô như một người hướng dẫn và là nguồn cảm hứng cho triều đại giáo hoàng của ngài: “Tôi tin rằng Thánh Phanxicô là tấm gương xuất sắc về việc chăm sóc những người dễ bị tổn thương và của một hệ sinh thái toàn diện được sống một cách vui vẻ và chân thực. Ngài là vị thánh bảo trợ của những người nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực sinh thái, và ngài cũng được những người ngoài Kitô giáo yêu kính. Ngài đặc biệt quan tâm đến công trình sáng tạo của Thiên Chúa cũng như người nghèo và bị ruồng bỏ. Thánh nhân yêu và được yêu sâu sắc vì niềm vui, sự hy sinh quảng đại và tấm lòng rộng mở của ngài. Ngài là một nhà thần bí và một người hành hương, sống giản dị và hòa hợp tuyệt vời với Thiên Chúa, với người khác, với thiên nhiên và với chính mình. Ngài cho chúng ta thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa mối quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, dấn thân cho xã hội và hòa bình nội tâm”.
Và ngài đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại, không có ngoại lệ: “Tôi khẩn thiết kêu gọi một cuộc đối thoại mới về cách chúng ta đang định hình tương lai của hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần một cuộc đối thoại bao gồm tất cả mọi người, vì thách thức môi trường mà chúng ta đang trải qua, cũng như nguồn gốc con người, đang quan tâm và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.
Phong trào sinh thái trên toàn thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể và dẫn đến việc thành lập nhiều tổ chức cam kết nâng cao nhận thức về những thách đố này. Đáng tiếc thay, nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi trường đã không đạt hiệu quả, không chỉ vì sự từ chối mà còn vì sự thiếu quan tâm chung. Thái độ cản trở, ngay cả từ phía những người có niềm tin, có thể từ phủ nhận vấn đề đến thái độ thờ ơ, thờ ơ cam chịu hoặc tin tưởng mù quáng vào các giải pháp kỹ thuật.
Chúng ta đòi hỏi một tình đoàn kết mới và phổ quát. Như các giám mục Nam Phi đã tuyên bố: ‘Tài năng và sự tham gia của mọi người là cần thiết để khắc phục những thiệt hại do con người lạm dụng đối với công trình sáng tạo của Thiên Chúa’. Tất cả chúng ta có thể hợp tác như những công cụ của Thiên Chúa để chăm sóc công trình sáng tạo, mỗi người tùy theo văn hóa, kinh nghiệm, sự tham gia và tài năng của mình.”
Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh công bố phần hai của thông điệp Laudato si’ mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới vào hôm thứ Hai, tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu gần đây.
(Tin Vatican)
Phát biểu ngẫu hứng trước phái đoàn luật sư từ các quốc gia thành viên của Hội đồng Châu Âu hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đang viết phần thứ hai của thông điệp Laudato si’ để cập nhật “các vấn đề hiện tại”.
Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao về cam kết của các vị luật sư trong việc phát triển một khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ môi trường.
Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không bao giờ được quên rằng các thế hệ trẻ có quyền nhận được một thế giới tươi đẹp và đáng sống từ chúng ta, và điều này hàm ý rằng chúng ta có trách nhiệm nặng nề đối với công trình sáng tạo mà chúng ta đã nhận được từ bàn tay quảng đại của Thiên Chúa, Cảm ơn sự đóng góp của các bạn."
Trong một tuyên bố sau đó vào thứ Hai, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, giải thích rằng phiên bản cập nhật mới của Laudato si’ sẽ đặc biệt tập trung vào các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và thảm họa gần đây nhất ảnh hưởng đến người dân trên khắp năm châu lục.
Laudato si' là thông điệp thứ hai của Đức Thánh Cha Phanxicô. Nó được xuất bản vào ngày 18 tháng 6 năm 2015 và phát động ngày 24 tháng 5 cùng năm, dịp Lễ Trọng Hiện Xuống.
Tài liệu về việc “chăm sóc ngôi nhà chung” lấy tiêu đề từ phần mở đầu Bài ca Tạo vật của Thánh Phanxicô và mở đầu bằng những lời sau:
“'LAUDATO SI', mi' Signore' - 'Chúc tụng Chúa, lạy Chúa của con'. Bằng những lời của bài thánh ca tuyệt diệu này, Thánh Phanxicô Assisi nhắc nhở chúng ta rằng ngôi nhà chung của chúng ta giống như một người chị mà chúng ta chia sẻ cuộc sống và như một người mẹ xinh đẹp mở rộng vòng tay ôm lấy chúng ta. ‘Xin ngợi khen Chúa, lạy Chúa của chúng con, qua Người Chị của chúng con, Mẹ Trái Đất, người duy trì và cai quản chúng con, và là người tạo ra nhiều loại hoa trái với hoa tươi và thảo mộc muôn màu sắc’.
Ngay sau khi được công bố, chính Đức Thánh Cha đã tìm cách làm sáng tỏ ý nghĩa của thông điệp này trong buổi tiếp kiến vào ngày 21 tháng 7 năm 2015 trước những tham dự viên của cuộc Hội thảo có tựa đề “Cam kết của các thành phố về chế độ nô lệ hiện đại và biến đổi khí hậu”, trong đó ĐTC nói: “ Văn hóa quan tâm đến môi trường này không chỉ đơn giản là thái độ 'xanh' - tôi nói theo đúng nghĩa của từ này - thái độ, nó không chỉ là thái độ 'xanh'', mà còn hơn thế nữa. Chăm sóc môi trường có nghĩa là có thái độ sinh thái nhân văn. Nghĩa là, chúng ta không thể nói rằng loài người ở đây và Sáng tạo, môi trường ở đó.
Sinh thái là tổng thể, đó là con người. Đây là điều tôi đã tìm cách diễn đạt trong Thông điệp Laudato Si’: con người không thể tách rời khỏi phần còn lại; nó có một mối quan hệ ảnh hưởng hỗ tương, cả môi trường lên con người và con người ảnh hưởng đến môi trường; và hậu quả sẽ quay trở lại với con người khi môi trường bị lạm dụng. Vì lý do này, khi trả lời câu hỏi, tôi đã trả lời: ‘Không, đó không phải là một thông điệp ‘xanh’, mà là một thông điệp xã hội’. Bởi trong xã hội, trong đời sống xã hội của nhân loại, chúng ta không thể quên việc quan tâm đến môi trường. Hơn nữa, chăm sóc môi trường là một thái độ xã hội, giúp xã hội hóa chúng ta, theo cách này hay cách khác - mỗi người có thể gán cho nó ý nghĩa mà mình chọn - mặt khác, nó cho phép chúng ta chào đón - Tôi thích cách diễn đạt của người Ý, khi họ nói về môi trường – Sự sáng tạo, những gì chúng ta được ban tặng, đó là môi trường”.
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha nhắc lại ngài đã chọn tên Phanxicô như một người hướng dẫn và là nguồn cảm hứng cho triều đại giáo hoàng của ngài: “Tôi tin rằng Thánh Phanxicô là tấm gương xuất sắc về việc chăm sóc những người dễ bị tổn thương và của một hệ sinh thái toàn diện được sống một cách vui vẻ và chân thực. Ngài là vị thánh bảo trợ của những người nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực sinh thái, và ngài cũng được những người ngoài Kitô giáo yêu kính. Ngài đặc biệt quan tâm đến công trình sáng tạo của Thiên Chúa cũng như người nghèo và bị ruồng bỏ. Thánh nhân yêu và được yêu sâu sắc vì niềm vui, sự hy sinh quảng đại và tấm lòng rộng mở của ngài. Ngài là một nhà thần bí và một người hành hương, sống giản dị và hòa hợp tuyệt vời với Thiên Chúa, với người khác, với thiên nhiên và với chính mình. Ngài cho chúng ta thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa mối quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, dấn thân cho xã hội và hòa bình nội tâm”.
Và ngài đã đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại, không có ngoại lệ: “Tôi khẩn thiết kêu gọi một cuộc đối thoại mới về cách chúng ta đang định hình tương lai của hành tinh của chúng ta. Chúng ta cần một cuộc đối thoại bao gồm tất cả mọi người, vì thách thức môi trường mà chúng ta đang trải qua, cũng như nguồn gốc con người, đang quan tâm và ảnh hưởng đến tất cả chúng ta.
Phong trào sinh thái trên toàn thế giới đã đạt được tiến bộ đáng kể và dẫn đến việc thành lập nhiều tổ chức cam kết nâng cao nhận thức về những thách đố này. Đáng tiếc thay, nhiều nỗ lực tìm kiếm giải pháp cụ thể cho cuộc khủng hoảng môi trường đã không đạt hiệu quả, không chỉ vì sự từ chối mà còn vì sự thiếu quan tâm chung. Thái độ cản trở, ngay cả từ phía những người có niềm tin, có thể từ phủ nhận vấn đề đến thái độ thờ ơ, thờ ơ cam chịu hoặc tin tưởng mù quáng vào các giải pháp kỹ thuật.
Chúng ta đòi hỏi một tình đoàn kết mới và phổ quát. Như các giám mục Nam Phi đã tuyên bố: ‘Tài năng và sự tham gia của mọi người là cần thiết để khắc phục những thiệt hại do con người lạm dụng đối với công trình sáng tạo của Thiên Chúa’. Tất cả chúng ta có thể hợp tác như những công cụ của Thiên Chúa để chăm sóc công trình sáng tạo, mỗi người tùy theo văn hóa, kinh nghiệm, sự tham gia và tài năng của mình.”