Tự Khúc Chén Khoai Lang
Nguyễn Trung Tây
Mùa Chay, thời gian 40 ngày người theo niềm tin Kitô trên toàn thế giới ăn chay kiêng thit. Số tiền ăn chay kiêng thịt của một mùa để dành sẽ được kính tặng người thiếu may mắn trong xã hội.
Ăn Chay căn bản là ăn ít đi. Khi đó cơ thể đói để chia sẻ với Đức Giêsu ăn chay trong sa mạc. Và cũng để đồng cảm, chung một nỗi đau với những người không có chén cơm ăn no lòng.
Hồi xưa thịt heo, thịt gà, thịt bò nằm trong danh sách lương thực thuộc giới thượng lưu. Bởi thế một ký thịt một ký tiền. Bởi thế thịt thời xưa đắt. Nhưng bây giờ hết rồi, thiên hạ nhiều người kiêng thịt, chỉ ăn cá, hoặc ăn rau, phần lớn bởi sức khỏe. Mùa Chay của thời kỹ thuật số do đó cũng đổi hình. Niềm tin Kitô giờ này để dành số tiền chi tiêu cho những bữa ăn đắt tiền trong nhà hàng 5 sao, hoặc quần áo thời trang hàng hiệu trong đại thương xá. Số tiền để dành, người Việt hay gọi Chén Cơm Mùa Chay. Họ gửi tặng những cuộc đời lầm than trong xã hội. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, họ mang Chén Cơm để dành đó dâng tặng qua trung gian nhà thờ.
Thuả còn nhỏ ở Việt Nam, tôi không hiểu nhiều về tinh thần Mùa Chay. Trong ký ức tôi, Mùa Chay gắn liền với những nghi thức đạo đức quen thuộc: Ngắm Đứng, Rước Lá vào Chúa Nhật Lễ Lá. Dẫn đến Thứ Năm Tuần Thánh, khi đó cha xứ rửa chân cho 12 người đàn ông mặc khăn đóng áo dài xanh ngồi trên cung thánh. Con nít chúng tôi hồi đó luôn ngóng cổ cao mong đến đoạn Kinh Thánh Chúa Giêsu rửa chân cho “thằng” Giuđa. Ông nào bị rơi đúng vào đoạn trích ấy khi cha xứ rửa chân thì coi như “dính chưởng.” Tên gọi Giuđa sẽ đi theo ông ấy cả một đời. Năm nào cũng thế, cũng rửa chân. Cứ thế, mỗi mùa Chay là xứ lại thêm một ông Giuđa, ông Thiệu Giuđa, ông Khải Giuđa… Ai ai cũng biết tên thật, nhưng tên “đệm” của họ mới nổi bật, nhớ dai.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ngắm Đóng Đinh trọng thể, nhưng tôi chẳng nhớ chi tiết gì ngoài khoảnh khắc được bóc bổng từ hòm kiếng mang xác Chúa. Đó là lúc vui tê tái.
Thứ Bảy Tuần Thánh, tôi thích nhất. Bởi Lễ Vọng Phục Sinh xong, tôi về nhà, háo hức tìm nắm xôi mẹ nấu, ăn cùng chè đậu xanh.
Đối với tôi, Mùa Chay ở Việt Nam chỉ gợi hình ảnh Chúa Giêsu nằm chết trong hòm kiếng. Tôi ái ngại và thương Chúa. Thế thôi. Tôi chưa từng bao giờ ăn chay kiêng thịt “thật thà” và dành tiền ăn chay kiêng thịt cho ai cả.
Khi sang Mỹ, tôi bắt đầu ăn Chay, ăn Chay thật thà như bao tín hữu khác. Tôi bắt đầu để dành tiền Chay cho các chương trình từ thiện. Giáo xứ nhà có chương trình Chén Cơm Mùa Chay. Giáo dân bỏ tiền Chay được vào một chiếc hộp nhỏ gọi là “Chén Cơm.” Thứ Sáu Tuần Thánh, mọi người mang hộp Chén Cơm đến nhà thờ.
Tôi thích Chén Cơm Mùa Chay. Qua những chén cơm ấy, tôi mở mắt nhận ra mình có nhiều hơn mình tưởng. Mùa Chay về, tôi học cách chia sẻ điều mình đang có tới người không có, hoặc có ít hơn. Nhờ những Chén Cơm, tôi bớt cá nhân chủ nghĩa, nhưng thế giới chủ nghĩa nhiều hơn.
Mùa Chay ở Mỹ cũng là mùa Xuân. Hoa đào nở bung trên cành cây khô cả một khoảng không gian. Mùi hoa mới bát ngát hồn người thanh niên viễn xứ. Tôi đặc biệt xúc động với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu ở Đại Chủng Viện Ngôi Lời tại Epworth, Iowa, nơi các Thầy diễn nguyện Cuộc Thương Khó. Tôi bắt đầu cảm nghiệm sâu sắc hơn nỗi đau của Ngài khi vác thánh giá đời. Tôi bắt đầu biết rơi nước mắt trong nhà nguyện, khi nghe tiếng búa đóng đinh Ngài vào thập giá gỗ dựng cao ngay trên cung thánh.
Sáng Chúa Nhật Phục Sinh, trời xuân, hoa đào nở rộ. Tôi vui rộn ràng với ngôi mộ trống, bởi Ngài đã không còn trong mộ. Ngài, Nụ Hoa đào đầu tiên, báo hiệu một Mùa, mới ra đời.
Khi sang Úc, tôi tiếp tục ăn chay và dành tiền cho Chén Cơm Mùa Chay. Một lần, tại sa mạc Alice Springs, tôi chủ tế phụng vụ Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Sau Lời Nguyện Giáo Dân, cả nhà thờ ngồi xuống, chìm trong thinh lặng, chờ đợi giây phút hôn chân Thánh Giá. Trong tiếng yên lặng, từ nhà mặc áo, một người giáo dân gốc Ghana bước ra. Bà đứng trước cây thập giá trên cung thánh và cất giọng hát thánh ca, “Were you there when they crucified my Lord….” bài thương ca gợi nhớ cái chết năm xưa của Ngài Thánh Giá. Cứ thế bài thương ca ngân nga suốt 5 phút. Tôi ngồi bất động trên ghế chủ tế, không dám ngẩng lên bởi những hạt nước mắt. Tôi nghĩ 500 giáo dân trong ngôi thánh đường đá buổi chiều hôm đó đều cùng khóc. Trong làn nước mắt nhạt nhòe, tôi thấy những thống hối rơi trên nền gạch đá cung thánh.
Chén Cơm Mùa Chay ở sa mạc Úc Châu thông thường được giáo xứ tặng cho các cộng đồng Thổ Dân. Tôi sinh hoạt với họ, nên tôi đích thân mang những Chén Cơm đó tặng các gia đình giáo dân mà tôi biết họ đang cần.
Thời gian 4 năm theo học thần học tại Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời bên Philippines, sinh viên chúng tôi mỗi Mùa Chay mỗi Chén Cơm, để tặng các em học sinh nghèo ở trường tiểu học gần đó.
Năm nay, Mùa Chay tại Papua New Guinea. Tôi lại dành tiền chay để góp vào Chén Cơm Mùa Chay. Tôi đã dự định sẽ gửi về Mỹ Chén Cơm của mình qua cô em gái. Nhưng mọi chuyện bất ngờ đổi hướng.
Hôm Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay của Cây Vả 3 Năm Không Trái, trên đường sứ vụ quay trở lại Chủng Viện. Tôi chia sẻ với Cha Linh Hướng Chủng Viện đang lái xe rằng ở Mỹ, giáo dân có Chén Cơm Mùa Chay để gửi đến những nơi cần thiết. Cha Linh Hướng liền nói: “Nếu vậy, nhờ cha xin vài Chén Cơm Mùa Chay cho Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi bên này được không?”
Tự nhiên lời mời từ trên cõi thiên rớt xuống trần gian. Cả hai chúng tôi đều dừng lại vài giây. Cha Linh Hướng yên lặng chờ tôi đáp. Tôi yên lặng suy nghĩ.
Tôi ông giáo. Tôi tin giáo dục là yếu tố định hình một người. Giáo dục tốt, xã hội phát triển. Xã hội nở hoa đào thơm ngát, thế giới bát ngát mùi hương bay cao vào cõi thiên hà. Thời thơ ấu, gia đình là mái trường đầu tiên. Lớn lên một chút, học đường là mái trường thứ hai. Bởi thế, tôi thích làm việc trong môi trường giáo dục. Tôi chủ trương xây dựng những mái ấm dành cho thiếu nhi. Nơi đây, các em sinh hoạt và được học về Chân Thiện Mỹ của Kitô giáo. Tôi đã từng gặp các em ở nhà Đào Tạo Thiếu Nhi của Linh mục Thomas Waiaken. 10, 12 tuổi, các em mang một nét thân thiện, quần áo gọn gàng, lịch sự và rất ngoan. Tôi có lần còn gặp một em Sinh viên Bác Sĩ, em xuất thân từ Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi. 24 tuổi, nhưng em theo gương của cha Thomas, không hút thuốc, không bia rượu, không nhai trầu. Nhưng để dành thời giờ cho chương trình Bác Sĩ em đang theo học tại Đại Học Ngôi Lời ở Madang. Nhớ tới các em của Nhà Đào Tạo và em sinh viên Bác Sĩ, tôi biết tôi không thể không góp Chén Cơm của riêng tôi.
Tôi cuối cùng nói: “Nếu vậy, cha viết thư giới thiệu Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi của cha đi.”
Thế là xong! Chén Cơm Mùa Chay hóa thành Chén Khoai Mùa Chay! Bởi bên đây vùng cao nguyên PNG, lương thực chủ đạo là khoai lang. Bước vô bàn ăn mà không có khoai lang, thiên hạ ai nấy đều ngẩn ngơ buồn thiu (tựa như người Việt vô bàn ăn cơm mà không thấy cơm).
Chỉ trong thời gian ngắn, thân hữu của tôi ở Mỹ và Úc sôi nổi hưởng ứng Chén Khoai Mùa Chay. Cả hai nơi, người gọi người. Tôi báo với cha phụ trách Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi về những Chén Khoai Lang. Ngài ngạc nhiên, và xúc động, vì không ngờ lại nhận được nhiều Chén Khoai Mùa Chay như thế.
Mùa Chay không chỉ là hành trình nội tâm của sám hối, quay trở về nhà, mà còn là hành trình dài qua nhiều vùng đất. Từ tuổi thơ ngây ở Việt Nam, những cảm nghiệm sâu sắc tại vùng trời hoa đào Bắc Mỹ, lời ca thổn thức trong ngôi nhà thờ sa mạc Úc Châu, đến những miệt mài đèn sách tại Philippines, và cuối cùng là mảnh đất Papua New Guinea hiện tại. Mỗi nơi một dáng hình Mùa Chay, mỗi mùa một dấu ấn. Trên tất cả, Tự Khúc nhắc tới những Chén Cơm, giờ này hóa thành Chén Khoai Lang. Tự Khúc cũng nhắc nhở nỗi đau thập giá dẫn đến niềm vui phục sinh. Những lần đói một chút, hy sinh một chút, từ chối vật chất, tôi biết, Mùa Chay không chỉ thuần túy là từ bỏ điều gì, nhưng biết chia sẻ điều mình đang có, có ngập tràn. Trên tất cả, tôi thấy Đức Kitô, Đấng tôi đang rao giảng, ở những người nghèo và bé mọn ở vùng đất nơi tôi sinh hoạt sứ vụ. Mùa Chay PNG vì thế trở thành một bài ca – một tự khúc - viết bằng tâm tình thống hối, hành động thực tế, và cả những bất ngờ xuất hiện từ Chén Khoai Lang.
Tôi biết, giờ này vẫn là mùa Chay, thứ 5 tuần cuối. Nhưng tôi bắt đầu nhận ra nụ đào đầu tiên nở tung trên cành cây khô. Tôi biết, Xuân ra đời.
Mùa Sa Mạc 2025
Nguyễn Trung Tây
Mùa Chay, thời gian 40 ngày người theo niềm tin Kitô trên toàn thế giới ăn chay kiêng thit. Số tiền ăn chay kiêng thịt của một mùa để dành sẽ được kính tặng người thiếu may mắn trong xã hội.
Ăn Chay căn bản là ăn ít đi. Khi đó cơ thể đói để chia sẻ với Đức Giêsu ăn chay trong sa mạc. Và cũng để đồng cảm, chung một nỗi đau với những người không có chén cơm ăn no lòng.
Hồi xưa thịt heo, thịt gà, thịt bò nằm trong danh sách lương thực thuộc giới thượng lưu. Bởi thế một ký thịt một ký tiền. Bởi thế thịt thời xưa đắt. Nhưng bây giờ hết rồi, thiên hạ nhiều người kiêng thịt, chỉ ăn cá, hoặc ăn rau, phần lớn bởi sức khỏe. Mùa Chay của thời kỹ thuật số do đó cũng đổi hình. Niềm tin Kitô giờ này để dành số tiền chi tiêu cho những bữa ăn đắt tiền trong nhà hàng 5 sao, hoặc quần áo thời trang hàng hiệu trong đại thương xá. Số tiền để dành, người Việt hay gọi Chén Cơm Mùa Chay. Họ gửi tặng những cuộc đời lầm than trong xã hội. Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, họ mang Chén Cơm để dành đó dâng tặng qua trung gian nhà thờ.
Thuả còn nhỏ ở Việt Nam, tôi không hiểu nhiều về tinh thần Mùa Chay. Trong ký ức tôi, Mùa Chay gắn liền với những nghi thức đạo đức quen thuộc: Ngắm Đứng, Rước Lá vào Chúa Nhật Lễ Lá. Dẫn đến Thứ Năm Tuần Thánh, khi đó cha xứ rửa chân cho 12 người đàn ông mặc khăn đóng áo dài xanh ngồi trên cung thánh. Con nít chúng tôi hồi đó luôn ngóng cổ cao mong đến đoạn Kinh Thánh Chúa Giêsu rửa chân cho “thằng” Giuđa. Ông nào bị rơi đúng vào đoạn trích ấy khi cha xứ rửa chân thì coi như “dính chưởng.” Tên gọi Giuđa sẽ đi theo ông ấy cả một đời. Năm nào cũng thế, cũng rửa chân. Cứ thế, mỗi mùa Chay là xứ lại thêm một ông Giuđa, ông Thiệu Giuđa, ông Khải Giuđa… Ai ai cũng biết tên thật, nhưng tên “đệm” của họ mới nổi bật, nhớ dai.
Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày ngắm Đóng Đinh trọng thể, nhưng tôi chẳng nhớ chi tiết gì ngoài khoảnh khắc được bóc bổng từ hòm kiếng mang xác Chúa. Đó là lúc vui tê tái.
Thứ Bảy Tuần Thánh, tôi thích nhất. Bởi Lễ Vọng Phục Sinh xong, tôi về nhà, háo hức tìm nắm xôi mẹ nấu, ăn cùng chè đậu xanh.
Đối với tôi, Mùa Chay ở Việt Nam chỉ gợi hình ảnh Chúa Giêsu nằm chết trong hòm kiếng. Tôi ái ngại và thương Chúa. Thế thôi. Tôi chưa từng bao giờ ăn chay kiêng thịt “thật thà” và dành tiền ăn chay kiêng thịt cho ai cả.
Khi sang Mỹ, tôi bắt đầu ăn Chay, ăn Chay thật thà như bao tín hữu khác. Tôi bắt đầu để dành tiền Chay cho các chương trình từ thiện. Giáo xứ nhà có chương trình Chén Cơm Mùa Chay. Giáo dân bỏ tiền Chay được vào một chiếc hộp nhỏ gọi là “Chén Cơm.” Thứ Sáu Tuần Thánh, mọi người mang hộp Chén Cơm đến nhà thờ.
Tôi thích Chén Cơm Mùa Chay. Qua những chén cơm ấy, tôi mở mắt nhận ra mình có nhiều hơn mình tưởng. Mùa Chay về, tôi học cách chia sẻ điều mình đang có tới người không có, hoặc có ít hơn. Nhờ những Chén Cơm, tôi bớt cá nhân chủ nghĩa, nhưng thế giới chủ nghĩa nhiều hơn.
Mùa Chay ở Mỹ cũng là mùa Xuân. Hoa đào nở bung trên cành cây khô cả một khoảng không gian. Mùi hoa mới bát ngát hồn người thanh niên viễn xứ. Tôi đặc biệt xúc động với Đàng Thánh Giá Thứ Sáu ở Đại Chủng Viện Ngôi Lời tại Epworth, Iowa, nơi các Thầy diễn nguyện Cuộc Thương Khó. Tôi bắt đầu cảm nghiệm sâu sắc hơn nỗi đau của Ngài khi vác thánh giá đời. Tôi bắt đầu biết rơi nước mắt trong nhà nguyện, khi nghe tiếng búa đóng đinh Ngài vào thập giá gỗ dựng cao ngay trên cung thánh.
Sáng Chúa Nhật Phục Sinh, trời xuân, hoa đào nở rộ. Tôi vui rộn ràng với ngôi mộ trống, bởi Ngài đã không còn trong mộ. Ngài, Nụ Hoa đào đầu tiên, báo hiệu một Mùa, mới ra đời.
Khi sang Úc, tôi tiếp tục ăn chay và dành tiền cho Chén Cơm Mùa Chay. Một lần, tại sa mạc Alice Springs, tôi chủ tế phụng vụ Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh. Sau Lời Nguyện Giáo Dân, cả nhà thờ ngồi xuống, chìm trong thinh lặng, chờ đợi giây phút hôn chân Thánh Giá. Trong tiếng yên lặng, từ nhà mặc áo, một người giáo dân gốc Ghana bước ra. Bà đứng trước cây thập giá trên cung thánh và cất giọng hát thánh ca, “Were you there when they crucified my Lord….” bài thương ca gợi nhớ cái chết năm xưa của Ngài Thánh Giá. Cứ thế bài thương ca ngân nga suốt 5 phút. Tôi ngồi bất động trên ghế chủ tế, không dám ngẩng lên bởi những hạt nước mắt. Tôi nghĩ 500 giáo dân trong ngôi thánh đường đá buổi chiều hôm đó đều cùng khóc. Trong làn nước mắt nhạt nhòe, tôi thấy những thống hối rơi trên nền gạch đá cung thánh.
Chén Cơm Mùa Chay ở sa mạc Úc Châu thông thường được giáo xứ tặng cho các cộng đồng Thổ Dân. Tôi sinh hoạt với họ, nên tôi đích thân mang những Chén Cơm đó tặng các gia đình giáo dân mà tôi biết họ đang cần.
Thời gian 4 năm theo học thần học tại Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời bên Philippines, sinh viên chúng tôi mỗi Mùa Chay mỗi Chén Cơm, để tặng các em học sinh nghèo ở trường tiểu học gần đó.
Năm nay, Mùa Chay tại Papua New Guinea. Tôi lại dành tiền chay để góp vào Chén Cơm Mùa Chay. Tôi đã dự định sẽ gửi về Mỹ Chén Cơm của mình qua cô em gái. Nhưng mọi chuyện bất ngờ đổi hướng.
Hôm Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay của Cây Vả 3 Năm Không Trái, trên đường sứ vụ quay trở lại Chủng Viện. Tôi chia sẻ với Cha Linh Hướng Chủng Viện đang lái xe rằng ở Mỹ, giáo dân có Chén Cơm Mùa Chay để gửi đến những nơi cần thiết. Cha Linh Hướng liền nói: “Nếu vậy, nhờ cha xin vài Chén Cơm Mùa Chay cho Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi bên này được không?”
Tự nhiên lời mời từ trên cõi thiên rớt xuống trần gian. Cả hai chúng tôi đều dừng lại vài giây. Cha Linh Hướng yên lặng chờ tôi đáp. Tôi yên lặng suy nghĩ.
Tôi ông giáo. Tôi tin giáo dục là yếu tố định hình một người. Giáo dục tốt, xã hội phát triển. Xã hội nở hoa đào thơm ngát, thế giới bát ngát mùi hương bay cao vào cõi thiên hà. Thời thơ ấu, gia đình là mái trường đầu tiên. Lớn lên một chút, học đường là mái trường thứ hai. Bởi thế, tôi thích làm việc trong môi trường giáo dục. Tôi chủ trương xây dựng những mái ấm dành cho thiếu nhi. Nơi đây, các em sinh hoạt và được học về Chân Thiện Mỹ của Kitô giáo. Tôi đã từng gặp các em ở nhà Đào Tạo Thiếu Nhi của Linh mục Thomas Waiaken. 10, 12 tuổi, các em mang một nét thân thiện, quần áo gọn gàng, lịch sự và rất ngoan. Tôi có lần còn gặp một em Sinh viên Bác Sĩ, em xuất thân từ Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi. 24 tuổi, nhưng em theo gương của cha Thomas, không hút thuốc, không bia rượu, không nhai trầu. Nhưng để dành thời giờ cho chương trình Bác Sĩ em đang theo học tại Đại Học Ngôi Lời ở Madang. Nhớ tới các em của Nhà Đào Tạo và em sinh viên Bác Sĩ, tôi biết tôi không thể không góp Chén Cơm của riêng tôi.
Tôi cuối cùng nói: “Nếu vậy, cha viết thư giới thiệu Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi của cha đi.”
Thế là xong! Chén Cơm Mùa Chay hóa thành Chén Khoai Mùa Chay! Bởi bên đây vùng cao nguyên PNG, lương thực chủ đạo là khoai lang. Bước vô bàn ăn mà không có khoai lang, thiên hạ ai nấy đều ngẩn ngơ buồn thiu (tựa như người Việt vô bàn ăn cơm mà không thấy cơm).
Chỉ trong thời gian ngắn, thân hữu của tôi ở Mỹ và Úc sôi nổi hưởng ứng Chén Khoai Mùa Chay. Cả hai nơi, người gọi người. Tôi báo với cha phụ trách Nhà Đào Tạo Thiếu Nhi về những Chén Khoai Lang. Ngài ngạc nhiên, và xúc động, vì không ngờ lại nhận được nhiều Chén Khoai Mùa Chay như thế.
Mùa Chay không chỉ là hành trình nội tâm của sám hối, quay trở về nhà, mà còn là hành trình dài qua nhiều vùng đất. Từ tuổi thơ ngây ở Việt Nam, những cảm nghiệm sâu sắc tại vùng trời hoa đào Bắc Mỹ, lời ca thổn thức trong ngôi nhà thờ sa mạc Úc Châu, đến những miệt mài đèn sách tại Philippines, và cuối cùng là mảnh đất Papua New Guinea hiện tại. Mỗi nơi một dáng hình Mùa Chay, mỗi mùa một dấu ấn. Trên tất cả, Tự Khúc nhắc tới những Chén Cơm, giờ này hóa thành Chén Khoai Lang. Tự Khúc cũng nhắc nhở nỗi đau thập giá dẫn đến niềm vui phục sinh. Những lần đói một chút, hy sinh một chút, từ chối vật chất, tôi biết, Mùa Chay không chỉ thuần túy là từ bỏ điều gì, nhưng biết chia sẻ điều mình đang có, có ngập tràn. Trên tất cả, tôi thấy Đức Kitô, Đấng tôi đang rao giảng, ở những người nghèo và bé mọn ở vùng đất nơi tôi sinh hoạt sứ vụ. Mùa Chay PNG vì thế trở thành một bài ca – một tự khúc - viết bằng tâm tình thống hối, hành động thực tế, và cả những bất ngờ xuất hiện từ Chén Khoai Lang.
Tôi biết, giờ này vẫn là mùa Chay, thứ 5 tuần cuối. Nhưng tôi bắt đầu nhận ra nụ đào đầu tiên nở tung trên cành cây khô. Tôi biết, Xuân ra đời.
Mùa Sa Mạc 2025