BÌNH MỸ TRONG TÔI
Cách đây một ít thời gian, tôi đã từng hân hạnh sống và làm việc tại Tân Thạnh Đông, Củ Chi, ngoại ô Sài Gòn. Địa bàn mà tôi phụ trách bao gồm cả xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.
Đặc biệt, khắc sâu trong tôi là hình ảnh những gia đình từ Nam Định, Thanh Hóa, Hàm Nam mới tạm cư, mướn đất của dân địa phương làm nghề trồng cấy rau muống nước. Đa phần họ là gia đình Công Giáo. Ấn tượng về đời sống, sự cơ cực của họ vẫn nguyên vẹn trong tôi cho tới bây giờ, và chắc chắn sẽ còn về sau.
Nhìn tình cảnh của họ mà thương lắm, tôi không biết phải gọi tình cảm ấy trong tôi có tên là gì. Hình như đó là sự rung cảm và xúc động, mà còn hơn rung cảm và xúc động...
Ngày tôi còn làm việc tại địa bàn này, mới chỉ một số gia đình có nhà cửa đàng hoàng để trú ngụ, số lớn còn lại, vẫn phải sống tạm trong những căn chòi ở giữa mảnh ruộng rau mênh mông. Được chứng kiến mà thương anh chị em. Thương nhiều lắm!
Không biết ở quê cũ, anh chị em sống thế nào, nhưng chắc chắn, khi họ phải bỏ mọi thứ ở nơi chôn nhau cắt rốn để vào miền Nam, tha phương tìm kế sinh nhai, đã là một thiệt thòi, một nỗ lực không hề nhỏ nhằm chiến đấu giành lấy sự sống cho mình, cho gia đình. Bởi nếu có một cuộc sống yên bình, không ai dại gì chối từ nó để trôi giạt tìm một chỗ nương thân khác còn nhiều bấp bênh, nhiều thử thách nơi xứ người.
Tôi thương anh chị em bởi tôi đã từng chứng kiến, trong những căn chòi nhỏ bế ấy, cả gia đình phải chung sống cùng nhau, phải chấp nhận ẩm thấp vì đó là những cái sàn chòi nằm trên ruộng rau đầy nước. Tôi thương những trẻ em là con cái của họ, tuổi còn quá nhỏ mà phải chịu cảnh sống ẩm thấp, dễ ảnh hưởng sức khỏe. Hơn thế, chọn nghề làm rau muống nước, hằng ngày vợ chồng con cái phải ngâm mình trong ruộng nước ướt sủng, phải tiếp cận trực tiếp cùng nhiều loại thuốc và phân hóa học...
Dẫu anh chị em chở rau bằng xe tải hay xe hai bánh, thì đặc thù của nghề làm rau cũng đồng thời là nghề thức đêm. Những xe rau, nhất là những xe hai bánh chở nặng đến cả tạ rưỡi hay nặng hơn nữa phải lao đi trên đường phố trong đêm giữa lúc mọi người đang ngon giấc, có khi mưa, có khi sương lạnh, có khi đầy gió rét. Bởi những xe thồ rau ấy không thể dưới 150 ký, vì thế, chuyện bị sách nhiễu trên đường đi không những không hiếm mà còn là chuyện thường xuyên...
Chính vì tình cảm thương yêu này, mà mỗi khi nghe tin bất cứ ai trong họ mua được đất, xây được nhà mới, tôi vui mừng vô cùng. Mỗi một lần làm phép nhà mới cho những gia đình đã xây được nhà, nói lời chúc mừng có nhà mới mà lòng thấy ấm áp, vui thật vui, sẻ chia cùng niềm vui với anh chị em. Tôi thầm ước, đến một ngày hạnh phúc, tất cả mọi gia đình ở Bình Mỹ này đều có nhà mới thật đẹp, thật ấm áp.
Tôi thương lắm những ưu tư của họ khi rau bị xuống giá thấp, khi ruộng rau có bệnh, có sâu rầy. Tôi vẫn muốn mình gần gũi và đồng cảm với những lo lắng mỗi khi đến thời hạn nộp tiền thuê mướn ruộng cho chủ đất.
Càng thương, tôi càng cảm phục anh chị em, vì dù họ quá long đong, quá cực nhọc, vậy mà mỗi một lần, có những đoàn đến xin viện trợ, nhất là những đoàn từ quê nhà của họ đến, họ đều sẵn sàng giúp đỡ. Thậm chí, có thời gian, liên tục nhiều đoàn đến. Theo tôi được biết, tất cả những đoàn ấy, khi ra về, đã không bao giờ ra về tay không. Tôi biết điều đó khiến họ phải hy sinh nhiều, phải nỗ lực nhiều. Nghĩ như thế mà tôi càng thương anh chị em của tôi.
Tất cả những suy nghĩ này, trước mặt họ, tôi chưa bao giờ dám nói ra, vì nhận ra cuộc sống của chúng ta còn đó quá nhiều khó khăn, sợ nói ra, anh chị em của tôi thêm chạnh lòng mà phải suy nghĩ.
Nhưng hôm nay, trước tình hình căng thẳng vì bệnh tật của cả thành phố lớn nhất miền Nam, có thể nói mà không sợ nói ngoa rằng, cả thành phố đang bị rào chắn, đang bị buộc dây (hy vọng những ngày tới sẽ đỡ hơn vì lệnh tháo bớt rào chắn, tháo bớt dây), tôi nhớ đến anh chị em của tôi, nhớ đến cuộc sống còn nhiều bấp bênh theo dòng nước lên xuống chứa đầy mồ hôi, có khi còn vương nước mắt và những ruộng rau xanh ngắt như thấm đầy những trăn trở, những nhọc nhằn, những bấp bênh...
Bởi, dù muốn dù không, họ vẫn đang là thành phần của cả thành phố bị bệnh. Trong tâm tư đời mình, tôi nguyện hứa không bao giờ quên họ. Hằng ngày, tôi đã mang họ theo vào trong các giờ kinh nguyện của mình, nay đứng trước nhiều khó khăn của đời sống và nhiều rủi ro của bệnh tật, tôi càng hiến dâng họ cho Thiên Chúa chúng ta. Tôi tin, anh chị em sẽ bình yên vô sự. Tôi tin, với nghị lực của bản năng sống, bản năng tồn tại và mãnh lực lớn của tinh thần bất khoan nhượng trước nghịch cảnh, anh chị em sẽ giữ được thăng bằng của đời sống và vượt qua truân chuyên, dẫu truân chuyên ấy có là con sóng dữ đi nữa.
Bình Mỹ đã là một phần của ký ức khó quên trong đời tôi. Những anh chị em tha hương sống trong những căn chòi sàn chênh vênh giữa những ruộng rau muống nước của Bình Mỹ càng là ký ức đủ thắm, đủ mạnh, sẽ khó phôi pha trong trái tim của bất cứ ai đã từng đến, đã từng sống, đã dành cho nhau niềm thương nỗi nhớ, dù thời gian có vô tình trôi xa...
Ôi những ruộng rau Bình Mỹ, tôi quý mến anh chị em! Mong anh chị em mãi khỏe khoắn, mãi vững vàng và nghị lực...!
Cách đây một ít thời gian, tôi đã từng hân hạnh sống và làm việc tại Tân Thạnh Đông, Củ Chi, ngoại ô Sài Gòn. Địa bàn mà tôi phụ trách bao gồm cả xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi.
Đặc biệt, khắc sâu trong tôi là hình ảnh những gia đình từ Nam Định, Thanh Hóa, Hàm Nam mới tạm cư, mướn đất của dân địa phương làm nghề trồng cấy rau muống nước. Đa phần họ là gia đình Công Giáo. Ấn tượng về đời sống, sự cơ cực của họ vẫn nguyên vẹn trong tôi cho tới bây giờ, và chắc chắn sẽ còn về sau.
Nhìn tình cảnh của họ mà thương lắm, tôi không biết phải gọi tình cảm ấy trong tôi có tên là gì. Hình như đó là sự rung cảm và xúc động, mà còn hơn rung cảm và xúc động...
Ngày tôi còn làm việc tại địa bàn này, mới chỉ một số gia đình có nhà cửa đàng hoàng để trú ngụ, số lớn còn lại, vẫn phải sống tạm trong những căn chòi ở giữa mảnh ruộng rau mênh mông. Được chứng kiến mà thương anh chị em. Thương nhiều lắm!
Không biết ở quê cũ, anh chị em sống thế nào, nhưng chắc chắn, khi họ phải bỏ mọi thứ ở nơi chôn nhau cắt rốn để vào miền Nam, tha phương tìm kế sinh nhai, đã là một thiệt thòi, một nỗ lực không hề nhỏ nhằm chiến đấu giành lấy sự sống cho mình, cho gia đình. Bởi nếu có một cuộc sống yên bình, không ai dại gì chối từ nó để trôi giạt tìm một chỗ nương thân khác còn nhiều bấp bênh, nhiều thử thách nơi xứ người.
Tôi thương anh chị em bởi tôi đã từng chứng kiến, trong những căn chòi nhỏ bế ấy, cả gia đình phải chung sống cùng nhau, phải chấp nhận ẩm thấp vì đó là những cái sàn chòi nằm trên ruộng rau đầy nước. Tôi thương những trẻ em là con cái của họ, tuổi còn quá nhỏ mà phải chịu cảnh sống ẩm thấp, dễ ảnh hưởng sức khỏe. Hơn thế, chọn nghề làm rau muống nước, hằng ngày vợ chồng con cái phải ngâm mình trong ruộng nước ướt sủng, phải tiếp cận trực tiếp cùng nhiều loại thuốc và phân hóa học...
Dẫu anh chị em chở rau bằng xe tải hay xe hai bánh, thì đặc thù của nghề làm rau cũng đồng thời là nghề thức đêm. Những xe rau, nhất là những xe hai bánh chở nặng đến cả tạ rưỡi hay nặng hơn nữa phải lao đi trên đường phố trong đêm giữa lúc mọi người đang ngon giấc, có khi mưa, có khi sương lạnh, có khi đầy gió rét. Bởi những xe thồ rau ấy không thể dưới 150 ký, vì thế, chuyện bị sách nhiễu trên đường đi không những không hiếm mà còn là chuyện thường xuyên...
Chính vì tình cảm thương yêu này, mà mỗi khi nghe tin bất cứ ai trong họ mua được đất, xây được nhà mới, tôi vui mừng vô cùng. Mỗi một lần làm phép nhà mới cho những gia đình đã xây được nhà, nói lời chúc mừng có nhà mới mà lòng thấy ấm áp, vui thật vui, sẻ chia cùng niềm vui với anh chị em. Tôi thầm ước, đến một ngày hạnh phúc, tất cả mọi gia đình ở Bình Mỹ này đều có nhà mới thật đẹp, thật ấm áp.
Tôi thương lắm những ưu tư của họ khi rau bị xuống giá thấp, khi ruộng rau có bệnh, có sâu rầy. Tôi vẫn muốn mình gần gũi và đồng cảm với những lo lắng mỗi khi đến thời hạn nộp tiền thuê mướn ruộng cho chủ đất.
Càng thương, tôi càng cảm phục anh chị em, vì dù họ quá long đong, quá cực nhọc, vậy mà mỗi một lần, có những đoàn đến xin viện trợ, nhất là những đoàn từ quê nhà của họ đến, họ đều sẵn sàng giúp đỡ. Thậm chí, có thời gian, liên tục nhiều đoàn đến. Theo tôi được biết, tất cả những đoàn ấy, khi ra về, đã không bao giờ ra về tay không. Tôi biết điều đó khiến họ phải hy sinh nhiều, phải nỗ lực nhiều. Nghĩ như thế mà tôi càng thương anh chị em của tôi.
Tất cả những suy nghĩ này, trước mặt họ, tôi chưa bao giờ dám nói ra, vì nhận ra cuộc sống của chúng ta còn đó quá nhiều khó khăn, sợ nói ra, anh chị em của tôi thêm chạnh lòng mà phải suy nghĩ.
Nhưng hôm nay, trước tình hình căng thẳng vì bệnh tật của cả thành phố lớn nhất miền Nam, có thể nói mà không sợ nói ngoa rằng, cả thành phố đang bị rào chắn, đang bị buộc dây (hy vọng những ngày tới sẽ đỡ hơn vì lệnh tháo bớt rào chắn, tháo bớt dây), tôi nhớ đến anh chị em của tôi, nhớ đến cuộc sống còn nhiều bấp bênh theo dòng nước lên xuống chứa đầy mồ hôi, có khi còn vương nước mắt và những ruộng rau xanh ngắt như thấm đầy những trăn trở, những nhọc nhằn, những bấp bênh...
Bởi, dù muốn dù không, họ vẫn đang là thành phần của cả thành phố bị bệnh. Trong tâm tư đời mình, tôi nguyện hứa không bao giờ quên họ. Hằng ngày, tôi đã mang họ theo vào trong các giờ kinh nguyện của mình, nay đứng trước nhiều khó khăn của đời sống và nhiều rủi ro của bệnh tật, tôi càng hiến dâng họ cho Thiên Chúa chúng ta. Tôi tin, anh chị em sẽ bình yên vô sự. Tôi tin, với nghị lực của bản năng sống, bản năng tồn tại và mãnh lực lớn của tinh thần bất khoan nhượng trước nghịch cảnh, anh chị em sẽ giữ được thăng bằng của đời sống và vượt qua truân chuyên, dẫu truân chuyên ấy có là con sóng dữ đi nữa.
Bình Mỹ đã là một phần của ký ức khó quên trong đời tôi. Những anh chị em tha hương sống trong những căn chòi sàn chênh vênh giữa những ruộng rau muống nước của Bình Mỹ càng là ký ức đủ thắm, đủ mạnh, sẽ khó phôi pha trong trái tim của bất cứ ai đã từng đến, đã từng sống, đã dành cho nhau niềm thương nỗi nhớ, dù thời gian có vô tình trôi xa...
Ôi những ruộng rau Bình Mỹ, tôi quý mến anh chị em! Mong anh chị em mãi khỏe khoắn, mãi vững vàng và nghị lực...!