GIÁ CẢ PHẢI TRẢ
“Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không!”.
Tháng 10 năm 1971, Iran tiến hành lễ kỷ niệm 2.500 năm hoàng đế Cyrus, vị vua sáng lập đế quốc Ba Tư. Để chứng tỏ cho cả thế giới thấy Iran là một cường quốc hiện đại, theo báo chí, hoàng đế Mohammad Reza Pahlavi đã tổ chức một lễ kỷ niệm ‘ngông cuồng’ ngoài sức tưởng tượng. Ông mời 600 nguyên thủ quốc gia, đến từ 69 nước, tham dự sự kiện kéo dài đến 4 ngày, với ‘giá cả phải trả’ cho phí tổn lên tới 100 triệu dollars. Thế nhưng, chỉ 8 năm sau, ông bị lật đổ và bị lưu đày!
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những ‘giá cả phải trả!’. Giá mà con cái Giacóp phải trả khi xuống Ai Cập mua lương thực đem về cứu đói tại quê nhà; giá mà chúng ta phải trả khi lãnh nhận Tin Mừng, và giá mà chúng ta ‘phải tính’ khi trao Tin Mừng cho người khác. Thế nhưng, thú vị thay; ở đây, cả hai trường hợp, Chúa Giêsu cho biết, không ai ‘phải trả’ cũng như ‘được tính’ đồng nào; vì lẽ, “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không!”.
Bài đọc Sáng Thế tiếp tục kể chuyện con cái Giacóp xuôi về mạn Nam mua lương thực. Chắc chắn, họ phải đem theo một số tiền đáng kể. Thế nhưng, xem ra họ không phải trả đồng nào mà vẫn có lúa đem về. Tại sao? Vì lẽ, khi không thể tiếp tục dồn nén cảm xúc, tể tướng Giuse đã tỏ mình cho các anh, “Tôi là Giuse, em các anh đây. Vì chưng để cứu sống anh em mà Thiên Chúa đã sai tôi sang Ai Cập trước anh em!”. Giuse coi đây là sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay như là một lời nhắn nhủ Giuse gửi đến các anh của mình, “Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện!”. Quả vậy, các anh của Giuse đã không phải mở hầu bao, vì không một ‘giá cả phải trả’ nào đòi họ làm thế; trái lại là khác, có lẽ họ còn được tặng thêm nhiều vàng bạc mà Giuse muốn gửi đến cha để tạo thêm niềm tin; vì rồi đây, Giuse sẽ đích thân thắng xe của Pharaô để ra ngoài nghinh đón cha già và những kẻ theo ông xuống lập cư ở xứ người.
Với bài Phúc Âm, chúng ta thử hỏi, ‘giá cả phải trả’ cho Tin Mừng là gì? Ngạc nhiên thay! Tin Mừng có đến hai mức giá. Giá đầu tiên, cần bao nhiêu để chúng ta có thể nhận được Tin Mừng? Giá thứ hai, phải ‘tính phí’ bao nhiêu, có thể nói như vậy, để chúng ta có thể cung cấp Tin Mừng cho người khác? Trước hết, phải trả bao nhiêu cho Tin Mừng? Câu trả lời là ‘không thể trả nổi’, vì Tin Mừng vô giá; chúng ta không bao giờ có thể mua được Tin Mừng bằng tiền! Thứ đến, được ‘tính phí’ bao nhiêu để có thể cung cấp Tin Mừng cho người khác? Câu trả lời vẫn là ‘không thể tính đồng nào’; vì lẽ, không ai có quyền tính phí hoặc mong đợi bất cứ điều gì để cho đi một cái gì đó mà họ không sở hữu. Sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng thuộc về Chúa Kitô, Ngài tặng trao nó cách nhưng không, chẳng đòi một giá cả nào; vậy không ai lại đòi phải trả cho mình cái không thuộc về họ!
Hãy bắt đầu với nửa sau của Lời Chúa Giêsu hôm nay, “Hãy cho nhưng không!”. Điều này cho biết, chúng ta phải cung cấp Tin Mừng vô điều kiện cho người khác; và còn hơn thế, hành động cung cấp không công này lại mang theo nó một đòi hỏi tiềm ẩn nào đó nữa. Đúng thế, việc trao tặng Tin Mừng còn đòi hỏi chúng ta phải hiến thân chính mình; điều đó có nghĩa là, chúng ta phải hiến dâng hoàn toàn chính mình một cách triệt để. Lý do biện minh cho đòi hỏi tự do dâng hiến này là vì, tất cả mọi điều chúng ta nhận được đều là ‘miễn phí’. Thực tế đơn giản là, Tin Mừng là quà tặng hoàn toàn miễn phí, cùng lúc, nó là quà tặng hoàn toàn miễn phí của bản thân chúng ta dành cho người khác. Tại sao? Vì lẽ, Tin Mừng không thuộc về vật chất, nhưng tuyệt vời thay, Tin Mừng là ‘một con người’, đó là Chúa Giêsu Kitô; Ngài đến với chúng ta, sống trong chúng ta cách miễn phí. Như thế, chính chúng ta và Ngài phải trở nên quà tặng miễn phí cho người khác!
Anh Chị em,
Mỗi ngày, trên bàn thờ, nơi bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc Lời Chúa, Con Thiên Chúa tiếp tục hiến mình nhưng không cho chúng ta; bên cạnh đó, bao hồng ân xác hồn mà chúng ta lãnh nhận. Thánh Phaolô nói, “Trong Chúa Kitô, chúng ta lãnh nhận từ ân sủng này đến ân sủng khác”; “Trong Ngài, chúng ta không thiếu một ơn nào!”. Ấy thế, đáp lại sự quảng đại và yêu thương của Ngài, Ngài chỉ nhận lại những bất xứng, bất công và xúc phạm từ phía chúng ta. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta quay về với Ngài, sống trong niềm tri ân, cảm tạ và thống hối; đồng thời, ý thức hơn công cuộc mở rộng Vương Quốc Ngài, đem Tin Mừng đến cho người khác mà không đòi hỏi một ‘giá cả phải trả’ nào, như Ngài nói, “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ‘Tin Mừng Sống’ được tặng trao nhưng không cho con; đến lượt con, xin cho con biết trao Chúa cho người khác trong chính con người và cuộc sống của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không!”.
Tháng 10 năm 1971, Iran tiến hành lễ kỷ niệm 2.500 năm hoàng đế Cyrus, vị vua sáng lập đế quốc Ba Tư. Để chứng tỏ cho cả thế giới thấy Iran là một cường quốc hiện đại, theo báo chí, hoàng đế Mohammad Reza Pahlavi đã tổ chức một lễ kỷ niệm ‘ngông cuồng’ ngoài sức tưởng tượng. Ông mời 600 nguyên thủ quốc gia, đến từ 69 nước, tham dự sự kiện kéo dài đến 4 ngày, với ‘giá cả phải trả’ cho phí tổn lên tới 100 triệu dollars. Thế nhưng, chỉ 8 năm sau, ông bị lật đổ và bị lưu đày!
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những ‘giá cả phải trả!’. Giá mà con cái Giacóp phải trả khi xuống Ai Cập mua lương thực đem về cứu đói tại quê nhà; giá mà chúng ta phải trả khi lãnh nhận Tin Mừng, và giá mà chúng ta ‘phải tính’ khi trao Tin Mừng cho người khác. Thế nhưng, thú vị thay; ở đây, cả hai trường hợp, Chúa Giêsu cho biết, không ai ‘phải trả’ cũng như ‘được tính’ đồng nào; vì lẽ, “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không!”.
Bài đọc Sáng Thế tiếp tục kể chuyện con cái Giacóp xuôi về mạn Nam mua lương thực. Chắc chắn, họ phải đem theo một số tiền đáng kể. Thế nhưng, xem ra họ không phải trả đồng nào mà vẫn có lúa đem về. Tại sao? Vì lẽ, khi không thể tiếp tục dồn nén cảm xúc, tể tướng Giuse đã tỏ mình cho các anh, “Tôi là Giuse, em các anh đây. Vì chưng để cứu sống anh em mà Thiên Chúa đã sai tôi sang Ai Cập trước anh em!”. Giuse coi đây là sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa; Thánh Vịnh đáp ca hôm nay như là một lời nhắn nhủ Giuse gửi đến các anh của mình, “Hãy nhớ lại những kỳ công Chúa thực hiện!”. Quả vậy, các anh của Giuse đã không phải mở hầu bao, vì không một ‘giá cả phải trả’ nào đòi họ làm thế; trái lại là khác, có lẽ họ còn được tặng thêm nhiều vàng bạc mà Giuse muốn gửi đến cha để tạo thêm niềm tin; vì rồi đây, Giuse sẽ đích thân thắng xe của Pharaô để ra ngoài nghinh đón cha già và những kẻ theo ông xuống lập cư ở xứ người.
Với bài Phúc Âm, chúng ta thử hỏi, ‘giá cả phải trả’ cho Tin Mừng là gì? Ngạc nhiên thay! Tin Mừng có đến hai mức giá. Giá đầu tiên, cần bao nhiêu để chúng ta có thể nhận được Tin Mừng? Giá thứ hai, phải ‘tính phí’ bao nhiêu, có thể nói như vậy, để chúng ta có thể cung cấp Tin Mừng cho người khác? Trước hết, phải trả bao nhiêu cho Tin Mừng? Câu trả lời là ‘không thể trả nổi’, vì Tin Mừng vô giá; chúng ta không bao giờ có thể mua được Tin Mừng bằng tiền! Thứ đến, được ‘tính phí’ bao nhiêu để có thể cung cấp Tin Mừng cho người khác? Câu trả lời vẫn là ‘không thể tính đồng nào’; vì lẽ, không ai có quyền tính phí hoặc mong đợi bất cứ điều gì để cho đi một cái gì đó mà họ không sở hữu. Sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng thuộc về Chúa Kitô, Ngài tặng trao nó cách nhưng không, chẳng đòi một giá cả nào; vậy không ai lại đòi phải trả cho mình cái không thuộc về họ!
Hãy bắt đầu với nửa sau của Lời Chúa Giêsu hôm nay, “Hãy cho nhưng không!”. Điều này cho biết, chúng ta phải cung cấp Tin Mừng vô điều kiện cho người khác; và còn hơn thế, hành động cung cấp không công này lại mang theo nó một đòi hỏi tiềm ẩn nào đó nữa. Đúng thế, việc trao tặng Tin Mừng còn đòi hỏi chúng ta phải hiến thân chính mình; điều đó có nghĩa là, chúng ta phải hiến dâng hoàn toàn chính mình một cách triệt để. Lý do biện minh cho đòi hỏi tự do dâng hiến này là vì, tất cả mọi điều chúng ta nhận được đều là ‘miễn phí’. Thực tế đơn giản là, Tin Mừng là quà tặng hoàn toàn miễn phí, cùng lúc, nó là quà tặng hoàn toàn miễn phí của bản thân chúng ta dành cho người khác. Tại sao? Vì lẽ, Tin Mừng không thuộc về vật chất, nhưng tuyệt vời thay, Tin Mừng là ‘một con người’, đó là Chúa Giêsu Kitô; Ngài đến với chúng ta, sống trong chúng ta cách miễn phí. Như thế, chính chúng ta và Ngài phải trở nên quà tặng miễn phí cho người khác!
Anh Chị em,
Mỗi ngày, trên bàn thờ, nơi bàn tiệc Thánh Thể và bàn tiệc Lời Chúa, Con Thiên Chúa tiếp tục hiến mình nhưng không cho chúng ta; bên cạnh đó, bao hồng ân xác hồn mà chúng ta lãnh nhận. Thánh Phaolô nói, “Trong Chúa Kitô, chúng ta lãnh nhận từ ân sủng này đến ân sủng khác”; “Trong Ngài, chúng ta không thiếu một ơn nào!”. Ấy thế, đáp lại sự quảng đại và yêu thương của Ngài, Ngài chỉ nhận lại những bất xứng, bất công và xúc phạm từ phía chúng ta. Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta quay về với Ngài, sống trong niềm tri ân, cảm tạ và thống hối; đồng thời, ý thức hơn công cuộc mở rộng Vương Quốc Ngài, đem Tin Mừng đến cho người khác mà không đòi hỏi một ‘giá cả phải trả’ nào, như Ngài nói, “Các con đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ‘Tin Mừng Sống’ được tặng trao nhưng không cho con; đến lượt con, xin cho con biết trao Chúa cho người khác trong chính con người và cuộc sống của con”, Amen.
(Tgp. Huế)