CN 15 B
Ra Đi Là Vì Được Sai Đi
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước cho biết “Đức Giêsu trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo”. Tin Mừng tuần này kể tiếp: “Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai để họ ở với Người và để Người sai họ đi rao giảng với quyền trừ quỷ”. Như vậy, Nhóm Mười Hai đã ở với Chúa từ đầu. Sách Tin Mừng không cho ta biết thời gian bao lâu. Sau một thời gian, Chúa Giêsu đã đưa các môn đệ về quê Nadaret, cho họ chứng kiến thân nhân, người “đồng hương” đối xử với Người như thế nào; Người đã nói cho họ biết thực tế phũ phàng trong thân phận ngôn sứ. Rời Nadaret, Người tiếp tục đi các làng chung quanh mà rao giảng, không để “kinh nghiệm Nadaret” tác động trên đường sứ mạng của mình. Bây giờ, Người bắt đầu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng với quyền trừ quỷ.
Ta có thể thắc mắc, sao Người không sai các ông đi trong lúc hứng khởi, khi Người được đón tiếp, được đám đông chen lấn chung quanh thán phục? Tại sao lại chờ gáo nước lạnh của làng quê Nadaret rồi mới sai các ông đi?
Người huấn luyện các ông bằng thực tế. Phải để cho các ông đứng cả hai chân trong thực tế của sứ mạng rao giảng, như các ngôn sứ, rồi mới sai đi để biết “thắng không kiêu, bại không nản”. Ngôn sứ Isaia được sai đi …nói với đá (x.Is 6,1-10); ngôn sứ Giêrêmia được sai đi để “nên cột sắt thành đồng chống lại cả xứ” (x. Gr 1,18-19). Ra đi là vì được sai đi, chứ không phải vì mong được đón tiếp, được hoan hô, được công kênh lên như siêu sao bóng đá sau khi đoạt cúp. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
1. Các Tông đồ lên đường với hành trang 3 không và 2 có.
Ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc. Hành trình như vậy là đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc. Không vướng víu, không "mọc rễ" bất cứ nơi đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi nào Chúa muốn.
Hai có: cây gậy và đôi dép. Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ. Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
Đây quả là một gói hành trang dị thường, một lời khuyên nghịch lý, trái với suy nghĩ khôn ngoan tự nhiên của con người mọi thời.Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Vì thế, các Tông đồ luôn sống tinh thần phó thác, tin tưởng vào Chúa.
Chúa Giêsu cũng trao cho các môn đệ những quyền năng Ngài có: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ. Đó là hành trang quan trọng hàng đầu. Mọi hành trang khác chỉ là phụ thuộc: một chiếc áo đang mặc, một cây gậy và đôi dép khi đi đường.
Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn, nhất là biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ Ngài (x.Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ hết sức sống động và lôi cuốn người khác theo mình.
2. Hành trang của người Tông đồ là sự gắn bó mật thiết với Chúa
Các Tông đồ đã được ở với Chúa. Các ông đã nghe lời Chúa dạy. Các ông đã chứng kiến các việc Chúa làm. Biết bao nhiêu bài học các ông đã ghi tâm khắc cốt. Bài học về tình thầy trò, tình đồng nghiệp. Bài học về sự từ bỏ hy sinh, về các nhân đức... các ông đã được Chúa Giêsu đào tạo, huấn luyến, uốn nắn và giáo dục. Được gần gũi với Chúa Giêsu, các ông đã học hỏi nơi Ngài rất nhiều điều từ đời sống nhân bản, đời sống thiêng liêng. Đó là những hành trang quý báu Chúa trao cho các ngài. Bây giờ, trước lúc lên đường, Chúa muốn các ngài cần có tinh thần phó thác và tin tưởng vào Chúa chứ không cậy dựa vào sức riêng hay của cải vật chất. Của cải có thể là vật cản cho người môn đệ trong hành trình truyền giáo. Cho nên, khi không dính bén tới của cải vật chất, người Tông đồ thảnh thơi hơn để lo việc rao giảng Tin mừng.
Với những hành trang ấy, các Tông đồ lên đường thực hành sứ vụ. Thánh Maccô cho biết, các ông đã “trừ được nhiều quỷ và chữa lành được nhiều bệnh nhân”.
3. Mỗi Kitô hữu đều được chọn để sai đi.
Ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều hướng đến chủ đề: ơn gọi sai đi. Thiên Chúa chọn để sai đi. Ngôn sứ Amos được gọi và sai đi để nói tiên tri khuyến cáo những dân tội lỗi bất trung (Bài đọc 1). Nhóm Mười Hai được gọi để sai đi loan báo tin mừng, kêu gọi mọi người sám hối. Chúa gọi để người được gọi ở với Chúa và sai họ đi loan báo ý định yêu thương cứu độ. Ở với Chúa là đón nhận sự sống và ân sủng Chúa ban tặng. Ở với Chúa để nên thánh thiện và tinh tuyền. Ở với Chúa là để nên nghĩa tử yếu dấu của Ngài (Bài đọc 2). Ở với Chúa để được Ngài sai đi.
Chúa trao cho các Tông đồ những hành trang thực sự cần thiết, hữu ích cho sứ vụ, và sai đi vào môi trường thực tế. Mỗi Kitô hữu đều là môn đệ của Chúa. Khi lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi vào chính môi trường mình đang sống để trở nên muối men ướp cho mặn đời, để nên ánh sáng cho thế gian. Tất cả cuộc sống phải thấm nhuần tinh thần Phúc âm.
Người môn đệ ở mọi nơi mọi thời vẫn được Chúa và Giáo Hội sai đi. Người môn đệ hôm nay có thể ra đi với cung cách hơn xưa là mang theo nhiều vật dụng, có nhiều phương tiện, nhưng cốt lõi vẫn là hành trang đơn sơ, phục vụ, sống công chính để rao giảng và giới thiệu Đức Kitô cho tha nhân.
Sống đơn sơ: Vượt thắng những cám dỗ tiện nghi vật chất với ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc; để có thể sống đơn sơ, thanh thoát nhẹ nhàng. Nhờ đó, người Tông Đồ mới có thể dấn thân cho sứ vụ đạt kết quả hữu hiệu. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24). Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nhắc nhở các mục tử: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình”.
Sống phục vụ: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” Không theo ý riêng, không đòi hỏi được phục vụ mà hoàn toàn vâng theo Thánh ý Chúa, bằng lòng với môi trường đang sống, chấp nhận mọi thách đố, khó khăn, chu toàn bổn phận. Người được sai đi là để là phục vụ chứ không phải để được phục vụ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34-35)
Sống công chính: “Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Không bao giờ thỏa hiệp với sự dữ với thế gian và không đối thoại với ma quỷ. Tông Đồ luôn khẳng định là chứng nhân đích thực của Đức Kitô. Thánh Phaolô lấy làm hãnh diện về Thập Giá Đức Giêsu: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6, 14).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp, mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa. Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con. Amen.
Ra Đi Là Vì Được Sai Đi
Tin Mừng Chúa nhật tuần trước cho biết “Đức Giêsu trở về quê quán của Người, có các môn đệ đi theo”. Tin Mừng tuần này kể tiếp: “Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai để họ ở với Người và để Người sai họ đi rao giảng với quyền trừ quỷ”. Như vậy, Nhóm Mười Hai đã ở với Chúa từ đầu. Sách Tin Mừng không cho ta biết thời gian bao lâu. Sau một thời gian, Chúa Giêsu đã đưa các môn đệ về quê Nadaret, cho họ chứng kiến thân nhân, người “đồng hương” đối xử với Người như thế nào; Người đã nói cho họ biết thực tế phũ phàng trong thân phận ngôn sứ. Rời Nadaret, Người tiếp tục đi các làng chung quanh mà rao giảng, không để “kinh nghiệm Nadaret” tác động trên đường sứ mạng của mình. Bây giờ, Người bắt đầu sai Nhóm Mười Hai đi rao giảng với quyền trừ quỷ.
Ta có thể thắc mắc, sao Người không sai các ông đi trong lúc hứng khởi, khi Người được đón tiếp, được đám đông chen lấn chung quanh thán phục? Tại sao lại chờ gáo nước lạnh của làng quê Nadaret rồi mới sai các ông đi?
Người huấn luyện các ông bằng thực tế. Phải để cho các ông đứng cả hai chân trong thực tế của sứ mạng rao giảng, như các ngôn sứ, rồi mới sai đi để biết “thắng không kiêu, bại không nản”. Ngôn sứ Isaia được sai đi …nói với đá (x.Is 6,1-10); ngôn sứ Giêrêmia được sai đi để “nên cột sắt thành đồng chống lại cả xứ” (x. Gr 1,18-19). Ra đi là vì được sai đi, chứ không phải vì mong được đón tiếp, được hoan hô, được công kênh lên như siêu sao bóng đá sau khi đoạt cúp. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô, Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
1. Các Tông đồ lên đường với hành trang 3 không và 2 có.
Ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc. Hành trình như vậy là đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc. Không vướng víu, không "mọc rễ" bất cứ nơi đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi nào Chúa muốn.
Hai có: cây gậy và đôi dép. Cây gậy trong tay biểu trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa thông ban cho người thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ra đi với niềm tin vào năng quyền của Thiên Chúa trao ban: công bố Tin mừng cứu độ của Đức Kitô, chữa lành và thánh hoá nhằm cải thiện đời sống, xua trừ ma quỷ hầu chế ngự và đẩy lui các thế lực sự dữ. Đôi dép là hình ảnh luôn lên đường. Truyền giáo là ra đi. Đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân. Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha "Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em".
Đây quả là một gói hành trang dị thường, một lời khuyên nghịch lý, trái với suy nghĩ khôn ngoan tự nhiên của con người mọi thời.Với những hành trang như thế, Chúa Giêsu muốn tỏ cho thấy sự thành công trong hoạt động tông đồ không do tài lực của con người nhưng là do quyền năng Thiên Chúa. Vì thế, các Tông đồ luôn sống tinh thần phó thác, tin tưởng vào Chúa.
Chúa Giêsu cũng trao cho các môn đệ những quyền năng Ngài có: quyền rao giảng, quyền chữa bệnh, quyền trừ quỷ. Đó là hành trang quan trọng hàng đầu. Mọi hành trang khác chỉ là phụ thuộc: một chiếc áo đang mặc, một cây gậy và đôi dép khi đi đường.
Khi sai đi "từng hai người một", Chúa Giêsu mong các môn đệ hợp tác và liên đới với nhau, khích lệ và bàn hỏi nhau khi gặp khó khăn, nhất là biểu lộ tình yêu thương nhau như một dấu chỉ đặc trưng của môn đệ Ngài (x.Ga 13,35). Dấu chỉ này là một chứng từ hết sức sống động và lôi cuốn người khác theo mình.
2. Hành trang của người Tông đồ là sự gắn bó mật thiết với Chúa
Các Tông đồ đã được ở với Chúa. Các ông đã nghe lời Chúa dạy. Các ông đã chứng kiến các việc Chúa làm. Biết bao nhiêu bài học các ông đã ghi tâm khắc cốt. Bài học về tình thầy trò, tình đồng nghiệp. Bài học về sự từ bỏ hy sinh, về các nhân đức... các ông đã được Chúa Giêsu đào tạo, huấn luyến, uốn nắn và giáo dục. Được gần gũi với Chúa Giêsu, các ông đã học hỏi nơi Ngài rất nhiều điều từ đời sống nhân bản, đời sống thiêng liêng. Đó là những hành trang quý báu Chúa trao cho các ngài. Bây giờ, trước lúc lên đường, Chúa muốn các ngài cần có tinh thần phó thác và tin tưởng vào Chúa chứ không cậy dựa vào sức riêng hay của cải vật chất. Của cải có thể là vật cản cho người môn đệ trong hành trình truyền giáo. Cho nên, khi không dính bén tới của cải vật chất, người Tông đồ thảnh thơi hơn để lo việc rao giảng Tin mừng.
Với những hành trang ấy, các Tông đồ lên đường thực hành sứ vụ. Thánh Maccô cho biết, các ông đã “trừ được nhiều quỷ và chữa lành được nhiều bệnh nhân”.
3. Mỗi Kitô hữu đều được chọn để sai đi.
Ba bài đọc Kinh Thánh hôm nay đều hướng đến chủ đề: ơn gọi sai đi. Thiên Chúa chọn để sai đi. Ngôn sứ Amos được gọi và sai đi để nói tiên tri khuyến cáo những dân tội lỗi bất trung (Bài đọc 1). Nhóm Mười Hai được gọi để sai đi loan báo tin mừng, kêu gọi mọi người sám hối. Chúa gọi để người được gọi ở với Chúa và sai họ đi loan báo ý định yêu thương cứu độ. Ở với Chúa là đón nhận sự sống và ân sủng Chúa ban tặng. Ở với Chúa để nên thánh thiện và tinh tuyền. Ở với Chúa là để nên nghĩa tử yếu dấu của Ngài (Bài đọc 2). Ở với Chúa để được Ngài sai đi.
Chúa trao cho các Tông đồ những hành trang thực sự cần thiết, hữu ích cho sứ vụ, và sai đi vào môi trường thực tế. Mỗi Kitô hữu đều là môn đệ của Chúa. Khi lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, Chúa sai chúng ta đi vào chính môi trường mình đang sống để trở nên muối men ướp cho mặn đời, để nên ánh sáng cho thế gian. Tất cả cuộc sống phải thấm nhuần tinh thần Phúc âm.
Người môn đệ ở mọi nơi mọi thời vẫn được Chúa và Giáo Hội sai đi. Người môn đệ hôm nay có thể ra đi với cung cách hơn xưa là mang theo nhiều vật dụng, có nhiều phương tiện, nhưng cốt lõi vẫn là hành trang đơn sơ, phục vụ, sống công chính để rao giảng và giới thiệu Đức Kitô cho tha nhân.
Sống đơn sơ: Vượt thắng những cám dỗ tiện nghi vật chất với ba không: không lương thực, không bao bị, không tiền bạc; để có thể sống đơn sơ, thanh thoát nhẹ nhàng. Nhờ đó, người Tông Đồ mới có thể dấn thân cho sứ vụ đạt kết quả hữu hiệu. “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được” (Mt 6, 24). Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nhắc nhở các mục tử: “Tôi yêu cầu anh em hãy là những mục tử mang nặng mùi con chiên của mình”.
Sống phục vụ: “Bất cứ ở đâu, khi anh em đã vào nhà nào, thì cứ ở lại đó cho đến lúc ra đi” Không theo ý riêng, không đòi hỏi được phục vụ mà hoàn toàn vâng theo Thánh ý Chúa, bằng lòng với môi trường đang sống, chấp nhận mọi thách đố, khó khăn, chu toàn bổn phận. Người được sai đi là để là phục vụ chứ không phải để được phục vụ: “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất. Còn ai chịu mất mạng sống mình vì Ta và vì Phúc Âm, thì sẽ cứu được mạng sống mình” (Mc 8, 34-35)
Sống công chính: “Còn nơi nào người ta không đón tiếp và nghe lời anh em, thì khi ra khỏi đó, hãy giũ bụi chân để tỏ ý phản đối họ”. Không bao giờ thỏa hiệp với sự dữ với thế gian và không đối thoại với ma quỷ. Tông Đồ luôn khẳng định là chứng nhân đích thực của Đức Kitô. Thánh Phaolô lấy làm hãnh diện về Thập Giá Đức Giêsu: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian.” (Gl 6, 14).
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp, mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa. Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con. Amen.