Chúa Nhật 17 Thường Niên B
Bài Dạy Bằng Thực Hành
Những ngày đại dịch covid-19 hoành hành Sài gòn, tôi thường xem trang facebook của linh mục Giuse Lê Quốc Thăng và cảm phục về những việc làm bác ái của ngài. Đọc những comment thật cảm động: “Hình ảnh của một vị Linh mục thức dậy từ 4h sáng, sau khi kinh nguyện & lễ lạc xong là vùi đầu vào phân phối thực phẩm cho các bếp ăn từ thiện, các khu cách ly, điều phối xe, tìm nguồn thực phẩm đủ kiểu để có thể đáp ứng nhanh nhất cho tất cả những lời xin trợ giúp. Và thức đến tận 2h sáng để nhận những chuyến hàng đêm từ khắp các tỉnh gởi về ”…
Ngài viết sáng nay, 20.7: “Tiếp nhận, phân phối xe cá 1,6 tấn xong là 9 giờ tối anh em và vội chén cơm, tranh thủ nghỉ ngơi đôi chút gần 1 giờ sáng đón chuyến xe rau hơn 5 tấn của Giáo xứ Phái Xuân và Ban Caritas Giáo Xứ Chính Toà Giáo phận Ban Mê Thuột chia sẻ cùng Sài Gòn Thân yêu.
Qua trung gian cha Chánh xứ, bà con Giáo xứ Phái Xuân và ban Caritas Giáo xứ Chính toà đã cùng chung tay chia sẻ yêu thương với Sài Gòn bằng một chuyển xe rau sạch ngon.
Nào là củ cải trắng tinh thơm nồng tình nghĩa
Nào là bắp cải cuốn chặt vòng tay yêu thương
Nào là cải thảo thơm thảo nghĩa đồng bào.
Nào là bí đỏ thắm tươi tình bác ái trong Đức Kitô
Nào là bí xanh khơi niềm hy vọng vượt qua đại dịch.
Đón nhận quà từ cá tới rau qua trung gian các linh mục anh em sao thật ấm áp. Nhận sự sẻ chia của mọi người trên mọi miền Tổ quốc rưng rưng giọt nước mắt xúc động.
Tất cả là Hồng ân.
Xin chân thành cảm ơn cha Chánh xứ Phái Xuân và bà con Giáo xứ cùng Ban Caritas Giáo xứ Chính Toà Giáo Phận Ban Mê Thuột rất nhiều. Xin Chúa chúc lành quí cha, giáo xứ cùng tất cả mọi người”.
Một mục tử tận tâm, tận lực giúp đỡ lương thực, cho bà con nhiều nơi trong thành phố, một linh mục luôn nâng đỡ tinh thần giáo dân. Một mục tử nặng mùi chiên.
***
Tin mừng Chúa nhật hôm nay kể về phép lạ về bánh và cá hoá ra nhiều. Phép lạ này được bốn Thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21; Mc 6,31-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm Chúa làm phép lạ lần thứ hai nữa (Mt 15,32-38;Mc 8,1-10).
Phép lạ hoá bánh và cá là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được “tập sự” chia sẻ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, giúp phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.
Trong “Phép lạ hóa bánh ra nhiều”, Chúa không làm một mình và làm từ bàn tay không. Không làm một mình mà như dò ý môn đệ, chẳng phải vì quyền năng giới hạn mà chỉ vì Người muốn có sự cộng tác nào đó cho phép lạ trở nên hiện thực. Không làm từ bàn tay không mà cần có năm cái bánh, Chúa trân trọng sự đóng góp của con người, dẫu sự đóng góp ấy rất nhỏ. Năm cái bánh cho năm ngàn người. Tỉ lệ một phần ngàn có nghĩa lý gì. Muối bỏ bể! Thế nhưng trong mắt nhìn của Thiên Chúa, đó lại là cả một thiện chí hùn hạp làm ăn sinh lời đến chóng mặt.
Phép lạ hoá bánh ra nhiều là do quyền năng Thiên Chúa và sự cộng tác của con người. Chúa Giêsu không làm phép lạ ngay tức khắc biến bánh và cá thành một núi thức ăn để người ta tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ.Các môn đệ trao cho mọi người. Mọi người trao cho nhau. Đó là bài học lớn lao của phép lạ hoá bánh. Khi mọi người chia sẻ cho nhau, quan tâm giúp đỡ nhau trong tình thương, biết bẻ ra, trao đi thì Chúa Giêsu làm phép lạ hoá nhiều.
Đức Bênêđitô XVI đã nói: phép lạ này không được làm từ không có gì, nhưng từ những gì bạn có, dù nhỏ bé, mang đặt trong bàn tay của Chúa. Chúa không đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta không có. Chúa cho chúng ta hiểu rằng, nếu mỗi người đặt vào tay Ngài những tấm bánh, những con cá bé nhỏ, Chúa sẽ làm cho phép lạ được tiếp diễn hôm nay, bởi Ngài có quyền năng làm cho những cử chỉ yêu thương khiêm tốn của chúng ta trở thành quà tặng lớn lao cho anh chị em chúng ta.
Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, cho dù sự cộng tác ấy rất nhỏ bé, nhưng với tấm lòng rộng lớn thì Chúa sẽ biến sự nhỏ bé nên lớn lao, biến điều tầm thường nên vĩ đại nhờ vào tình thương của Người. Như Chúa Giêsu đã yêu thương quan tâm chăm lo đến mọi nhu cầu từ vật chất đến tinh thần cho dân chúng thì Kitô hữu, các môn đệ của Người cũng phải biết yêu thương chăm lo cho tha nhân như vậy.
Những người vừa trải qua cơn đói, nay được một bữa no nê. Họ vất bỏ những mẫu bánh dư thừa. Khi dư giả, người ta dễ phung phí. Chúa Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẫu bánh thừa. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và của người khác. Chúa Giêsu quý những mảnh bánh vụn. Chúa bảo các môn đệ thu lại để dạy chúng ta đừng lãng phí ân huệ Chúa ban. Sự sống, sức khoẻ, thời gian, tài năng, trí tuệ, tài nguyên đều là ân huệ được ban tặng, cần trân trọng nâng niu gìn giữ. Trong ơn sủng của Chúa, không có gì là những mẫu vụn bé nhỏ tầm thường.
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm thành Tabgha, nơi Chúa đã làm phép lạ biến 5 cái bánh và 2 con cá hóa nhiều nuôi hơn 5.000 người ăn no nê. Khi chiêm ngắm bàn thờ và cung thánh trong ngôi Nhà thờ ấy, tôi thấy trên nền Nhà thờ phía trước Bàn thờ có khắc hình một chiếc giỏ đựng 2 con cá và 4 cái bánh. Tại sao lại là 4 chứ không phải là 5 cái bánh như Phúc âm kể? Đây là một sự thiếu sót có chủ ý của nghệ nhân làm nên bức hình đó. Vì cái bánh thứ năm không nằm trong giỏ nhưng nằm trên bàn thờ, đó chính là Mình Thánh Chúa mỗi khi dâng thánh lễ trên bàn thờ này.
Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể “Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ” (Mt 14, 20). Trong Tiệc Ly “Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng” (Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu (x. Lc 24, 30) và của Giáo hội (x. Cv 2, 42).
Được bánh ăn, dân chúng muốn “bắt lấy Ngài tôn lên làm vua” (Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh “Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống, chính là “Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
“Bánh ta sẽ ban” hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá luôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu. Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người.
Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh, chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui, ta uống chén rươụ mừng, nhưng khi buồn, ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu, là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của mình.
Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô “Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta.
Bí tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu’ (GH 11), là trung tâm điểm của Phụng Vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, ‘mầu nhiệm Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta’ (GLCG 1068).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết cộng tác với nhau, để biết sống chia sẻ, hầu cảm nhận được tình yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen!
Bài Dạy Bằng Thực Hành
Những ngày đại dịch covid-19 hoành hành Sài gòn, tôi thường xem trang facebook của linh mục Giuse Lê Quốc Thăng và cảm phục về những việc làm bác ái của ngài. Đọc những comment thật cảm động: “Hình ảnh của một vị Linh mục thức dậy từ 4h sáng, sau khi kinh nguyện & lễ lạc xong là vùi đầu vào phân phối thực phẩm cho các bếp ăn từ thiện, các khu cách ly, điều phối xe, tìm nguồn thực phẩm đủ kiểu để có thể đáp ứng nhanh nhất cho tất cả những lời xin trợ giúp. Và thức đến tận 2h sáng để nhận những chuyến hàng đêm từ khắp các tỉnh gởi về ”…
Ngài viết sáng nay, 20.7: “Tiếp nhận, phân phối xe cá 1,6 tấn xong là 9 giờ tối anh em và vội chén cơm, tranh thủ nghỉ ngơi đôi chút gần 1 giờ sáng đón chuyến xe rau hơn 5 tấn của Giáo xứ Phái Xuân và Ban Caritas Giáo Xứ Chính Toà Giáo phận Ban Mê Thuột chia sẻ cùng Sài Gòn Thân yêu.
Qua trung gian cha Chánh xứ, bà con Giáo xứ Phái Xuân và ban Caritas Giáo xứ Chính toà đã cùng chung tay chia sẻ yêu thương với Sài Gòn bằng một chuyển xe rau sạch ngon.
Nào là củ cải trắng tinh thơm nồng tình nghĩa
Nào là bắp cải cuốn chặt vòng tay yêu thương
Nào là cải thảo thơm thảo nghĩa đồng bào.
Nào là bí đỏ thắm tươi tình bác ái trong Đức Kitô
Nào là bí xanh khơi niềm hy vọng vượt qua đại dịch.
Đón nhận quà từ cá tới rau qua trung gian các linh mục anh em sao thật ấm áp. Nhận sự sẻ chia của mọi người trên mọi miền Tổ quốc rưng rưng giọt nước mắt xúc động.
Tất cả là Hồng ân.
Xin chân thành cảm ơn cha Chánh xứ Phái Xuân và bà con Giáo xứ cùng Ban Caritas Giáo xứ Chính Toà Giáo Phận Ban Mê Thuột rất nhiều. Xin Chúa chúc lành quí cha, giáo xứ cùng tất cả mọi người”.
Một mục tử tận tâm, tận lực giúp đỡ lương thực, cho bà con nhiều nơi trong thành phố, một linh mục luôn nâng đỡ tinh thần giáo dân. Một mục tử nặng mùi chiên.
***
Tin mừng Chúa nhật hôm nay kể về phép lạ về bánh và cá hoá ra nhiều. Phép lạ này được bốn Thánh sử ghi lại cả trong bốn Phúc âm (Mt 14,13-21; Mc 6,31-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-13). Matthêu và Maccô còn kể thêm Chúa làm phép lạ lần thứ hai nữa (Mt 15,32-38;Mc 8,1-10).
Phép lạ hoá bánh và cá là cả một bài dạy bằng thực hành về người chăn chiên tốt lành. Chính các môn đệ còn được “tập sự” chia sẻ công việc của chủ chăn. Họ phải đi kiếm bánh, giúp phân phát cho dân chúng và thu lượm những gì còn sót lại.
Trong “Phép lạ hóa bánh ra nhiều”, Chúa không làm một mình và làm từ bàn tay không. Không làm một mình mà như dò ý môn đệ, chẳng phải vì quyền năng giới hạn mà chỉ vì Người muốn có sự cộng tác nào đó cho phép lạ trở nên hiện thực. Không làm từ bàn tay không mà cần có năm cái bánh, Chúa trân trọng sự đóng góp của con người, dẫu sự đóng góp ấy rất nhỏ. Năm cái bánh cho năm ngàn người. Tỉ lệ một phần ngàn có nghĩa lý gì. Muối bỏ bể! Thế nhưng trong mắt nhìn của Thiên Chúa, đó lại là cả một thiện chí hùn hạp làm ăn sinh lời đến chóng mặt.
Phép lạ hoá bánh ra nhiều là do quyền năng Thiên Chúa và sự cộng tác của con người. Chúa Giêsu không làm phép lạ ngay tức khắc biến bánh và cá thành một núi thức ăn để người ta tự do đến lấy. Chúa cũng không tự tay phân phát lương thực. Chúa trao bánh và cá cho các môn đệ.Các môn đệ trao cho mọi người. Mọi người trao cho nhau. Đó là bài học lớn lao của phép lạ hoá bánh. Khi mọi người chia sẻ cho nhau, quan tâm giúp đỡ nhau trong tình thương, biết bẻ ra, trao đi thì Chúa Giêsu làm phép lạ hoá nhiều.
Đức Bênêđitô XVI đã nói: phép lạ này không được làm từ không có gì, nhưng từ những gì bạn có, dù nhỏ bé, mang đặt trong bàn tay của Chúa. Chúa không đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta không có. Chúa cho chúng ta hiểu rằng, nếu mỗi người đặt vào tay Ngài những tấm bánh, những con cá bé nhỏ, Chúa sẽ làm cho phép lạ được tiếp diễn hôm nay, bởi Ngài có quyền năng làm cho những cử chỉ yêu thương khiêm tốn của chúng ta trở thành quà tặng lớn lao cho anh chị em chúng ta.
Chúa cần sự cộng tác của chúng ta, cho dù sự cộng tác ấy rất nhỏ bé, nhưng với tấm lòng rộng lớn thì Chúa sẽ biến sự nhỏ bé nên lớn lao, biến điều tầm thường nên vĩ đại nhờ vào tình thương của Người. Như Chúa Giêsu đã yêu thương quan tâm chăm lo đến mọi nhu cầu từ vật chất đến tinh thần cho dân chúng thì Kitô hữu, các môn đệ của Người cũng phải biết yêu thương chăm lo cho tha nhân như vậy.
Những người vừa trải qua cơn đói, nay được một bữa no nê. Họ vất bỏ những mẫu bánh dư thừa. Khi dư giả, người ta dễ phung phí. Chúa Giêsu sai các môn đệ đi thu lượm những mẫu bánh thừa. Tiết kiệm là trân trọng những của cải Chúa ban. Tiết kiệm là ý thức của cải là của mọi người. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân và của người khác. Chúa Giêsu quý những mảnh bánh vụn. Chúa bảo các môn đệ thu lại để dạy chúng ta đừng lãng phí ân huệ Chúa ban. Sự sống, sức khoẻ, thời gian, tài năng, trí tuệ, tài nguyên đều là ân huệ được ban tặng, cần trân trọng nâng niu gìn giữ. Trong ơn sủng của Chúa, không có gì là những mẫu vụn bé nhỏ tầm thường.
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm thành Tabgha, nơi Chúa đã làm phép lạ biến 5 cái bánh và 2 con cá hóa nhiều nuôi hơn 5.000 người ăn no nê. Khi chiêm ngắm bàn thờ và cung thánh trong ngôi Nhà thờ ấy, tôi thấy trên nền Nhà thờ phía trước Bàn thờ có khắc hình một chiếc giỏ đựng 2 con cá và 4 cái bánh. Tại sao lại là 4 chứ không phải là 5 cái bánh như Phúc âm kể? Đây là một sự thiếu sót có chủ ý của nghệ nhân làm nên bức hình đó. Vì cái bánh thứ năm không nằm trong giỏ nhưng nằm trên bàn thờ, đó chính là Mình Thánh Chúa mỗi khi dâng thánh lễ trên bàn thờ này.
Phép lạ hoá bánh là dấu chỉ báo trước Thánh Thể “Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho các môn đệ” (Mt 14, 20). Trong Tiệc Ly “Ngài cấm lấy bánh, chúc tụng” (Mc 14, 22). Cử chỉ Bẻ Bánh đã trở thành nét đặc trưng của Chúa Giêsu (x. Lc 24, 30) và của Giáo hội (x. Cv 2, 42).
Được bánh ăn, dân chúng muốn “bắt lấy Ngài tôn lên làm vua” (Ga 6, 15). Họ tiếp nối Satan cám dỗ Ngài lần nữa. Chúa Giêsu nhắc nhở họ rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh “Hãy ra công làm việc, đừng vì lương thực hư nát nhưng vì lương thực sẽ lưu lại mãi đến sự sống đời đời mà Con Người sẽ ban cho các ngươi” (Ga 6, 27). Họ xin cho được ăn mãi thứ bánh ấy và Chúa đã bảo họ: “Chính Ta là bánh trường sinh. Ai đến với ta không hề phải đói, ai tin vào ta, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). Chóp đỉnh của mạc khải về Bánh Hằng Sống, chính là “Ai ăn thịt ta và uống máu ta thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54). Ăn thịt, uống máu nhấn mạnh đến cái chết trên thập giá của Chúa.
“Bánh ta sẽ ban” hướng về cái chết của Chúa Giêsu và gợi đến Tiệc Thánh Thể lưu niệm vĩnh viễn sự chết cứu độ của Chúa trên Thập giá. Giá trị cứu rỗi của của cái chết trên Thập giá được hiện tại hoá luôn mãi trong Tiệc Tạ Ơn của Giáo Hội. Người tín hữu được sống dồi dào khi ăn uống Mình Máu Chúa Giêsu. Chúa vẫn tiếp tục đồng hành cùng Giáo hội, thực hiện công trình cứu độ trong Giáo hội, qua Giáo hội và với Giáo hội.
Bánh và rượu tương trưng đầy đủ chính con người chúng ta. Bánh là kết quả công lao khó nhọc của con người. Người ta thường nói: Đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới có mà ăn. Bánh như thế tượng trưng công lao khó nhọc của con người và chính sự sống con người.
Bên cạnh đời sống vật chất còn có đời sống tinh thần. Vì thế cùng với bánh, chúng ta dâng rượu. Rượu tượng trưng cho mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời người: khi vui, ta uống chén rươụ mừng, nhưng khi buồn, ta uống chén rượu giải khuây. Dâng lên Chúa bánh và rượu, là chúng ta dâng lên tất cả đời sống với mọi nỗi vui buồn sướng khổ, tất cả dệt nên cuộc sống hiện tại của mình.
Người tín hữu được lớn lên trong đức tin, trong lòng mến nhờ ân sủng của Thánh Thể Chúa Kitô “Chính tôi là Bánh trường sinh. Ai đến với tôi không hề phải đói;ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (Ga 6, 35). “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 51). Thánh Thể như thế là mối hiệp nhất giữa Thiên Chúa và con người; là quà tặng Thiên Chúa trao ban cho nhân loại, và chính là lương thực thiêng liêng, bảo đảm hạnh phúc trường cửu của chúng ta.
Bí tích Thánh Thể là ‘nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu’ (GH 11), là trung tâm điểm của Phụng Vụ vì cử hành mầu nhiệm Vượt Qua, ‘mầu nhiệm Chúa Kitô hoàn tất công trình cứu độ chúng ta’ (GLCG 1068).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con một niềm tin nhạy cảm để biết nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa. Xin ban cho chúng con tấm lòng quảng đại, để biết cộng tác với nhau, để biết sống chia sẻ, hầu cảm nhận được tình yêu của Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Amen!