Chúa Nhật 28 Thường Niên B
“Thiếu Một Điều”
Trang Tin mừng hôm nay kể câu chuyện cảm động: “Một người chạy đến, quý xuống trước mặt Người”, không phải để xin chữa bệnh như chúng ta từng gặp, nhưng để xin chỉ giáo: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Chúng ta có thể ngỡ ngàng về cách Người trả lời anh ta. Người “chỉnh” ngay cách anh ta thưa với Người: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai là nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa”. Anh ta muốn được sự sống đời đời làm gia nghiệp, Thánh vịnh 16 đã trả lời: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con, số mạng con, chính Ngài nắm giữ. Phần tuyệt hảo may mắn đã về con, vâng, gia nghiệp ấy làm con thoả mãn”.
Sự sống đời đời không phải là “một cái gì”, nhưng là chính Thiên Chúa. Chẳng có gì đáng là gia nghiệp cho anh ta ngoài Thiên Chúa. Phải làm gì thì Thiên Chúa đã dạy rồi. Đức Giêsu nhắc bài cho anh ta về các điều răn, nhưng Người nhắc ngay các điều răn ở bảng thứ hai, đối với tha nhân. Anh ta hãnh diện thưa: “Thưa Thầy, tất cả những điều ấy tôi đã giữ từ thưở nhỏ”. Phản ứng của Đức Giêsu thật đặc biệt: “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến”. Các môn đệ đầu tiên thì “Người đi ngang, người thấy, Người gọi và các ông bỏ mọi sự mà đi theo Người”. Anh này thì chạy đến với Người. Người nhìn anh và đem lòng yêu mến, rồi đề nghị: “Anh chỉ còn thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.Rồi hãy đến theo Tôi”. Người đề nghị anh ta đánh đổi tất cả những gì anh ta có để lấy kho tàng trên trời. Và ngay bây giờ, kho tàng ấy đang ở trước mặt anh đây. Người tự trả lời câu hỏi Người đã đặt cho anh: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai là nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa”. Anh nói Người là Thầy nhân lành thì đúng rồi đấy, nhưng chính Người là Thiên Chúa nhân lành đang đứng trước mặt anh và tự muốn ban chính mình làm gia nghiệp cho anh đây.
Nhưng câu chuyện mở đầu thật đẹp lại dẫn tới cái kết buồn: “Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (x. Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô. Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
Có lẽ các môn đệ tiếc nuối: sao Thầy không chiêu mộ người thanh niên giàu có này làm môn đệ nhỉ?
Chàng trai trẻ tiếc của nên bỏ đi. Chúa cũng tiếc người thanh niên thiện chí nhưng “chỉ thiếu một điều”. Chúa "nhìn chung quanh" và nói: "Những kẻ cậy dựa vào của cải, thật khó vào Nước Thiên Chúa biết bao". Theo Chúa Giêsu, người ta không thể thờ hai chủ cùng một lúc. Kẻ có nhiều của cải thì để tâm vào của cải “kho tàng ở đâu thì lòng trí ở đó” (Lc 12,34), cho nên phải chọn: một là Thiên Chúa, hai là tiền tài (x. Lc 16,13). Lời Chúa thật “sắc bén như gươm hai lưỡi”. Người giàu thiện chí cần phải cắt những ràng buộc vật chất để vươn cao lên.
Một thanh niên công chính, ngay thẳng, không dối gian. Một người trẻ tuổi tốt lành có thiện chí, giữ trọn các giới răn của Thiên Chúa và còn muốn làm điều tốt hơn nữa để được sự sống đời đời. Chàng trai thật dễ thương, khao khát muốn vươn lên, băn khoăn muốn làm thêm gì đó để nên tốt hơn, thao thức hướng tới trọn lành. Một thiếu gia có của mà không tìm hưởng thụ, nhưng lại nuôi ước vọng cao xa hơn. Chàng trai trẻ ấy ước mơ một vùng trời lý tưởng. Ước mơ ấy cất tiếng gọi anh đi tìm bậc “Thầy nhân lành”. Chàng trai trẻ vui mừng và hy vọng đi tìm con đường trọn lành. Anh ấy có tất cả để được hạnh phúc nhưng chỉ còn thiếu một điều, đó là khả năng theo Chúa. Anh ấy gặp được Thầy Nhân Lành, người sẽ trao cho anh chìa khoá để đạt được hạnh phúc thật. Nhưng anh ấy bỏ đi buồn bả, bởi vì anh ta không dám bán của cải để chia cho người nghèo. Anh có duyên may gặp được Chúa Giêsu, một bậc thầy có lòng nhân hậu. Nhưng tiếc thay! Anh không đủ can đảm, không đủ quảng đại bác ái để đáp ứng đòi hỏi của Chúa Giêsu là từ bỏ những gì mình có để theo Người.
Người thanh niên thật lương thiện, sống một cuộc sống không có gì đáng chê trách, không có tội lỗi gì đáng phàn nàn, không có tật xấu để sửa sai. Anh là hình ảnh người Công Chính Cựu Ước chu toàn lề luật. Chúa Giêsu âu yếm nhìn anh và muốn anh tiến thêm một bước nữa để nên người Công Chính Tân Ước: bán gia tài đem bố thí cho người nghèo, sẽ có một kho báu trên trời và hãy theo Người. Đó là điều kiện nên người Công Chính Tân Ước.
Không ngoại tình, không giết người, không trộm cắp, không làm chứng gian, không lường gạt ai, không bất hiếu với cha mẹ. Đó mới là điều kiện thứ nhất sống tốt lành về mặt luân lý. Điều kiện thứ hai là tin và theo Chúa Giêsu.
Giá trị của con người không hệ tại ở cái mình có, mà ở tại chính cái mình làm. Tất cả sự khôn ngoan và minh triết được đúc kết nới Chúa Giêsu. Tin vào Chúa Giêsu và sống theo giáo huấn của Người là sự khôn ngoan của người Kitô hữu.
Con người thường bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo gì của vật chất. Của cải vật chất có sức hấp dẫn mãnh liệt. Con người làm chủ nó và dần dần để nó làm chủ mình. Của cải trở thành lẽ sống mà con người không thể dứt bỏ.Những tiêu chuẩn mà con người hôm nay đang đặt ra để trói buộc nhau như là tiền tài, địa vị, danh vọng; thực tế, nó không thể làm cho con người đạt tới hạnh phúc đích thực.
Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta một tin vui. Có những niềm hạnh phúc lớn lao mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua từng phút giây đang sống. Biết dừng lại để thưởng thức những niềm vui nhẹ nhàng trong cuộc sống. Gặp một nụ cười, ngắm một bông hoa. Thực thi một cử chỉ yêu thương, một việc làm bác ái. Đọc một cuốn sách hay. Một cuộc trò chuyện thân mật. Một buổi tối đọc kinh chung trong gia đình, trong khu xóm. Dâng một thánh lễ sốt sắng. Dự một giờ chầu sốt mến…Biết bao niềm vui an hòa mang đến hạnh phúc trong cái bình thường của đời thường. Có những người, giàu tiền bạc mà không biết vui cười, lắm của cải mà không biết yêu thương, sang trọng bề ngoài mà không có niềm vui nội tâm, thì họ cũng chỉ là bất hạnh. Con người không chỉ dừng lại nơi cơm áo gạo tiền. Con người còn có rất nhiều niềm vui tinh thần, biết bao hạnh phúc thiêng liêng.
Người trẻ luôn ước mơ, luôn khao khát, luôn tìm kiếm và luôn có đủ nghị lực để vươn tới Chân Thiện Mỹ. Nhân loại sẽ không tìm thấy giải đáp nào thoả đáng hơn ngoài Chúa Giêsu Kitô, Đấng “là Con Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14,6). Trong xã hội ngày nay, có biết bao cuộc vui chơi giải trí, có biết bao phong cách hào hoa, có biết bao chủ thuyết hứa hẹn một tương lai tươi sáng… đang lôi cuốn giới trẻ. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một sự thật là: con người đứng trước một thế giới tương đối, hữu hạn nhưng tâm hồn lại luôn hướng về những giá trị tuyệt đối, vô biên. Đó là một mâu thuẫn lớn nhất trong con người, đặc biệt là nơi giới trẻ. Nếu không có một đời sống tâm linh vững vàng thì người trẻ dễ rơi vào tình trạng chán chường, thất vọng và phản ứng nổi loạn. Ý tưởng đó được Thánh Gioan Phaolô II, trong sứ điệp ngày Quốc Tế Giới Trẻ 1993 xác nhận: “Chỉ có Đấng tạo dựng nên tâm hồn con người mới có thể đáp ứng cách thích đáng những mong chờ mà con người mang trong mình”.
Vì thế, cần phải cầu xin cho có được sự hiểu biết để “coi của cải chẳng là gì so với Đức Khôn Ngoan”; “Đức khôn ngoan hơn vương trượng, ngai vàng…của cải bằng không. So với đức khôn ngoan, vàng trân châu bảo ngọc chẳng qua là một chút cát, bạc chẳng qua như chút bùn”. (Bài đọc 1). Khôn ngoan là sự giàu sang, là sự hiệp thông với ân sủng của Thiên Chúa. Người đời thường quý chuộng tiền bạc và sự giàu sang, còn người Công chính coi Ðức Khôn Ngoan là điều quý trọng hơn cả. Khôn ngoan quý trọng hơn tiền bạc, ngọc ngà, châu báu. Khôn ngoan quý hơn sức khoẻ và sắc đẹp. Cùng với Ðức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đến với người công chính.
Mẹ Thánh Têrêsa nói: “Chúng ta có quyền được hạnh phúc và bình an. Chúng ta được dựng nên vì điều này, được sinh ra để hạnh phúc và chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc thật và bình an thật khi gắn bó cuộc đời mình với Thiên Chúa”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ dẫn con đường hạnh phúc đời đời. Xin cho chúng con trung thành theo đường lối khôn ngoan thánh thiện Chúa dạy, luôn giữ các giới răn, chia sẻ tình thương với tha nhân, tin và bước theo Chúa mỗi ngày. Amen.
“Thiếu Một Điều”
Trang Tin mừng hôm nay kể câu chuyện cảm động: “Một người chạy đến, quý xuống trước mặt Người”, không phải để xin chữa bệnh như chúng ta từng gặp, nhưng để xin chỉ giáo: “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?”. Chúng ta có thể ngỡ ngàng về cách Người trả lời anh ta. Người “chỉnh” ngay cách anh ta thưa với Người: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai là nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa”. Anh ta muốn được sự sống đời đời làm gia nghiệp, Thánh vịnh 16 đã trả lời: “Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con, số mạng con, chính Ngài nắm giữ. Phần tuyệt hảo may mắn đã về con, vâng, gia nghiệp ấy làm con thoả mãn”.
Sự sống đời đời không phải là “một cái gì”, nhưng là chính Thiên Chúa. Chẳng có gì đáng là gia nghiệp cho anh ta ngoài Thiên Chúa. Phải làm gì thì Thiên Chúa đã dạy rồi. Đức Giêsu nhắc bài cho anh ta về các điều răn, nhưng Người nhắc ngay các điều răn ở bảng thứ hai, đối với tha nhân. Anh ta hãnh diện thưa: “Thưa Thầy, tất cả những điều ấy tôi đã giữ từ thưở nhỏ”. Phản ứng của Đức Giêsu thật đặc biệt: “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến”. Các môn đệ đầu tiên thì “Người đi ngang, người thấy, Người gọi và các ông bỏ mọi sự mà đi theo Người”. Anh này thì chạy đến với Người. Người nhìn anh và đem lòng yêu mến, rồi đề nghị: “Anh chỉ còn thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời.Rồi hãy đến theo Tôi”. Người đề nghị anh ta đánh đổi tất cả những gì anh ta có để lấy kho tàng trên trời. Và ngay bây giờ, kho tàng ấy đang ở trước mặt anh đây. Người tự trả lời câu hỏi Người đã đặt cho anh: “Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai là nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa”. Anh nói Người là Thầy nhân lành thì đúng rồi đấy, nhưng chính Người là Thiên Chúa nhân lành đang đứng trước mặt anh và tự muốn ban chính mình làm gia nghiệp cho anh đây.
Nhưng câu chuyện mở đầu thật đẹp lại dẫn tới cái kết buồn: “Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải” (x. Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô. Lm Giuse Nguyễn Công Đoan).
Có lẽ các môn đệ tiếc nuối: sao Thầy không chiêu mộ người thanh niên giàu có này làm môn đệ nhỉ?
Chàng trai trẻ tiếc của nên bỏ đi. Chúa cũng tiếc người thanh niên thiện chí nhưng “chỉ thiếu một điều”. Chúa "nhìn chung quanh" và nói: "Những kẻ cậy dựa vào của cải, thật khó vào Nước Thiên Chúa biết bao". Theo Chúa Giêsu, người ta không thể thờ hai chủ cùng một lúc. Kẻ có nhiều của cải thì để tâm vào của cải “kho tàng ở đâu thì lòng trí ở đó” (Lc 12,34), cho nên phải chọn: một là Thiên Chúa, hai là tiền tài (x. Lc 16,13). Lời Chúa thật “sắc bén như gươm hai lưỡi”. Người giàu thiện chí cần phải cắt những ràng buộc vật chất để vươn cao lên.
Một thanh niên công chính, ngay thẳng, không dối gian. Một người trẻ tuổi tốt lành có thiện chí, giữ trọn các giới răn của Thiên Chúa và còn muốn làm điều tốt hơn nữa để được sự sống đời đời. Chàng trai thật dễ thương, khao khát muốn vươn lên, băn khoăn muốn làm thêm gì đó để nên tốt hơn, thao thức hướng tới trọn lành. Một thiếu gia có của mà không tìm hưởng thụ, nhưng lại nuôi ước vọng cao xa hơn. Chàng trai trẻ ấy ước mơ một vùng trời lý tưởng. Ước mơ ấy cất tiếng gọi anh đi tìm bậc “Thầy nhân lành”. Chàng trai trẻ vui mừng và hy vọng đi tìm con đường trọn lành. Anh ấy có tất cả để được hạnh phúc nhưng chỉ còn thiếu một điều, đó là khả năng theo Chúa. Anh ấy gặp được Thầy Nhân Lành, người sẽ trao cho anh chìa khoá để đạt được hạnh phúc thật. Nhưng anh ấy bỏ đi buồn bả, bởi vì anh ta không dám bán của cải để chia cho người nghèo. Anh có duyên may gặp được Chúa Giêsu, một bậc thầy có lòng nhân hậu. Nhưng tiếc thay! Anh không đủ can đảm, không đủ quảng đại bác ái để đáp ứng đòi hỏi của Chúa Giêsu là từ bỏ những gì mình có để theo Người.
Người thanh niên thật lương thiện, sống một cuộc sống không có gì đáng chê trách, không có tội lỗi gì đáng phàn nàn, không có tật xấu để sửa sai. Anh là hình ảnh người Công Chính Cựu Ước chu toàn lề luật. Chúa Giêsu âu yếm nhìn anh và muốn anh tiến thêm một bước nữa để nên người Công Chính Tân Ước: bán gia tài đem bố thí cho người nghèo, sẽ có một kho báu trên trời và hãy theo Người. Đó là điều kiện nên người Công Chính Tân Ước.
Không ngoại tình, không giết người, không trộm cắp, không làm chứng gian, không lường gạt ai, không bất hiếu với cha mẹ. Đó mới là điều kiện thứ nhất sống tốt lành về mặt luân lý. Điều kiện thứ hai là tin và theo Chúa Giêsu.
Giá trị của con người không hệ tại ở cái mình có, mà ở tại chính cái mình làm. Tất cả sự khôn ngoan và minh triết được đúc kết nới Chúa Giêsu. Tin vào Chúa Giêsu và sống theo giáo huấn của Người là sự khôn ngoan của người Kitô hữu.
Con người thường bị giằng co giữa ước mơ bay cao và sự kéo gì của vật chất. Của cải vật chất có sức hấp dẫn mãnh liệt. Con người làm chủ nó và dần dần để nó làm chủ mình. Của cải trở thành lẽ sống mà con người không thể dứt bỏ.Những tiêu chuẩn mà con người hôm nay đang đặt ra để trói buộc nhau như là tiền tài, địa vị, danh vọng; thực tế, nó không thể làm cho con người đạt tới hạnh phúc đích thực.
Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta một tin vui. Có những niềm hạnh phúc lớn lao mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua từng phút giây đang sống. Biết dừng lại để thưởng thức những niềm vui nhẹ nhàng trong cuộc sống. Gặp một nụ cười, ngắm một bông hoa. Thực thi một cử chỉ yêu thương, một việc làm bác ái. Đọc một cuốn sách hay. Một cuộc trò chuyện thân mật. Một buổi tối đọc kinh chung trong gia đình, trong khu xóm. Dâng một thánh lễ sốt sắng. Dự một giờ chầu sốt mến…Biết bao niềm vui an hòa mang đến hạnh phúc trong cái bình thường của đời thường. Có những người, giàu tiền bạc mà không biết vui cười, lắm của cải mà không biết yêu thương, sang trọng bề ngoài mà không có niềm vui nội tâm, thì họ cũng chỉ là bất hạnh. Con người không chỉ dừng lại nơi cơm áo gạo tiền. Con người còn có rất nhiều niềm vui tinh thần, biết bao hạnh phúc thiêng liêng.
Người trẻ luôn ước mơ, luôn khao khát, luôn tìm kiếm và luôn có đủ nghị lực để vươn tới Chân Thiện Mỹ. Nhân loại sẽ không tìm thấy giải đáp nào thoả đáng hơn ngoài Chúa Giêsu Kitô, Đấng “là Con Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14,6). Trong xã hội ngày nay, có biết bao cuộc vui chơi giải trí, có biết bao phong cách hào hoa, có biết bao chủ thuyết hứa hẹn một tương lai tươi sáng… đang lôi cuốn giới trẻ. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một sự thật là: con người đứng trước một thế giới tương đối, hữu hạn nhưng tâm hồn lại luôn hướng về những giá trị tuyệt đối, vô biên. Đó là một mâu thuẫn lớn nhất trong con người, đặc biệt là nơi giới trẻ. Nếu không có một đời sống tâm linh vững vàng thì người trẻ dễ rơi vào tình trạng chán chường, thất vọng và phản ứng nổi loạn. Ý tưởng đó được Thánh Gioan Phaolô II, trong sứ điệp ngày Quốc Tế Giới Trẻ 1993 xác nhận: “Chỉ có Đấng tạo dựng nên tâm hồn con người mới có thể đáp ứng cách thích đáng những mong chờ mà con người mang trong mình”.
Vì thế, cần phải cầu xin cho có được sự hiểu biết để “coi của cải chẳng là gì so với Đức Khôn Ngoan”; “Đức khôn ngoan hơn vương trượng, ngai vàng…của cải bằng không. So với đức khôn ngoan, vàng trân châu bảo ngọc chẳng qua là một chút cát, bạc chẳng qua như chút bùn”. (Bài đọc 1). Khôn ngoan là sự giàu sang, là sự hiệp thông với ân sủng của Thiên Chúa. Người đời thường quý chuộng tiền bạc và sự giàu sang, còn người Công chính coi Ðức Khôn Ngoan là điều quý trọng hơn cả. Khôn ngoan quý trọng hơn tiền bạc, ngọc ngà, châu báu. Khôn ngoan quý hơn sức khoẻ và sắc đẹp. Cùng với Ðức Khôn Ngoan, mọi sự tốt lành đến với người công chính.
Mẹ Thánh Têrêsa nói: “Chúng ta có quyền được hạnh phúc và bình an. Chúng ta được dựng nên vì điều này, được sinh ra để hạnh phúc và chúng ta chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc thật và bình an thật khi gắn bó cuộc đời mình với Thiên Chúa”.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chỉ dẫn con đường hạnh phúc đời đời. Xin cho chúng con trung thành theo đường lối khôn ngoan thánh thiện Chúa dạy, luôn giữ các giới răn, chia sẻ tình thương với tha nhân, tin và bước theo Chúa mỗi ngày. Amen.