SUY NIỆM VÀ CAU NGUYỆN ĐÊM GIÁNG SINH
https://www.youtube.com/watch?v=GnYtJTkh4vQ&t=739s
TIN MỪNG CHO TOÀN DÂN
Ngày 24 tháng 12. Lễ Đêm Giáng Sinh: Lc 2, 1-14
Suy niệm
Quang cảnh Lễ Giáng Sinh năm nay thật lặng lẽ và buồn tẻ, vì đại địch Covid-19 vẫn bùng phát, số người nhiễm bệnh và chết vẫn gia tăng, khiến ai cũng phập phồng lo sợ, không biết khi nào tới phiên mình. Trong bối cảnh đó, người ta cảm nhận rõ hơn sự mong manh yếu đuối của phận người. Bối cảnh trên cũng là dịp để chúng ta nhìn lại cách cụ thể và sống động hơn sự kiện Hài Nhi Giêsu giáng sinh tại Bêlem.
Thời nay là thời kinh tế thị trường, nên mọi thứ sinh hoạt đều được định hình theo hướng phát triển bên ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người. Từ đó mà lễ Giáng Sinh cũng đã bị tục hóa và thương mại hóa, trở thành mùa mua sắm và hưởng thụ. Thế nhưng thực tế ngày Chúa Giêsu giáng trần hoàn toàn khác, đó là một “trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Còn gì mong manh yếu ớt bằng trẻ sơ sinh, cha mẹ lại nghèo khổ đến độ phải sinh con ngoài đồng vắng, đặt nằm trong máng cỏ? Thiên Chúa đã làm người như thế đấy! Rất đỗi mong manh. Rất đỗi nhỏ bé. Để làm gì? Để làm sáng lên ý nghĩa Emmanuel – Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta. Chúa ở cùng chúng ta, trong hoàn cảnh nghèo nàn nhất, khó khăn nhất, bi ai nhất.
Như thế, sứ điệp lớn nhất của lễ Giáng Sinh là sứ điệp tình thương. Sứ điệp ấy được chính các thiên thần loan báo cho toàn thế giới, nhưng trước tiên là cho những người nghèo, những người chăn chiên, đang sống vất vưởng nơi đồng hoang đêm vắng: “Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em”. Họ thức dậy giữa đêm khuya, vui mừng hớn hở đến hang Bêlem gặp Chúa Hài Nhi, Đấng cũng sinh ra trong cảnh nghèo như họ, và còn nghèo hơn họ, không nhà không cửa, không ai cho trọ, cô đơn giá rét giữa mùa đông, ở trong hang lừa hôi tanh, nơi dành cho súc vật chứ không phải cho con người.
Chúa giáng sinh làm người là cho và vì chúng ta, do đó các Kitô hữu tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Ngài đã từ trời xuống thế”. Lạ lùng thay cách thức Con Thiên Chúa làm người! Ngài muốn như thế để đồng cảm với biết bao con người cùng khốn, không nơi nương tựa, sống trong cảnh lầm than đói rách, không cửa không nhà, trước sự vô tâm và khép kín của những kẻ giàu có. Quả thật, tình thương Thiên Chúa đã chan hòa khắp mặt đất từ khi Ngôi Hai xuống thế làm người, như lời hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Liệu chúng ta có thể cảm nhận sứ điệp tình thương trong những lúc gian nan thử thách không?
Anh José Feliciano sinh ra trong một gia đình nghèo, lại bị mù, tương lai thật tăm tối. Không ai ngờ sau này anh lại trở thành nhạc sĩ lừng danh, một trong những bài nổi tiếng nhất của anh ta là bài Feliz Navidad, phát hành năm 1970, đã khiến cả thế giới biết đến anh. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của tờ National Catholic Register ngày 15/12/2020, anh nói: “Nhìn lại đời mình, tôi thấy Chúa thương tôi nên để tôi sinh ra trong cảnh nghèo, lại bị mù”. Thật lạ lùng, vừa nghèo vừa bị mù, mà lại nói là Chúa thương tôi! Dù sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nhưng anh vẫn cảm nhận tình thương tràn đầy của Chúa, và từ cảm nhận đó, ca khúc Giáng Sinh của anh tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.
Ước gì mỗi người chúng ta cảm nhận và xác tín mình là người được Chúa thương, và mỗi ngày trở nên dễ thương hơn đối với mọi người. Đó là một tình thương biết quên mình, sẵn sàng cho đi và cũng sẵn sàng đón nhận, như thánh Giuse và Đức Maria. Đó chính là tâm tình và cách thế để niềm vui Chúa Giáng Sinh được gieo rắc bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Nhưng trước tiên hãy bắt đầu từ chính gia đình mình là nôi ấm của tình thương, để ta được vui hưởng trước tiên sự bình an mà Chúa Giáng Sinh đã đem đến cho cuộc trần này.
Cho dù phận người mong manh và yếu đuối, nay còn mai mất, nhưng định hướng sống của con người là vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã làm người và đem lại ơn cứu độ cho con người. Tin vào Đức Giêsu Kitô. chính là sức mạnh để chúng ta vượt phóng lên chính mình, hầu đạt đến chính Thiên Chúa, là cội nguồn sự sống và hạnh phúc của chúng ta mãi mãi. Nhờ đó mà chúng ta chí thú sống cuộc đời Kitô hữu hôm nay.
Cầu nguyện
Ôi! Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người,
mầu nhiệm yêu thương quá thẳm sâu,
trí phàm nhân chẳng sao hiểu thấu,
chỉ lặng chìm chiêm ngắm Chúa thôi.
Con hoan hỷ tôn thờ và chúc tụng,
Đấng sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn,
lớn lên trong thân phận thấp hèn,
hoàn tất đời mình như một kẻ mọn hèn.
Nhìn máng cỏ,
con bùi ngùi xúc động,
vì đối diện với một tình yêu quá bao la,
một tình yêu của Thiên Chúa không lùi bước,
trước sự vô tâm và từ khước của con người.
Nơi máng cỏ,
con chiêm ngắm một tình yêu khiêm hạ,
Thiên Chúa cúi mình và trao tặng cho con,
là chính Ngài chứ không phải điều gì khác.
Qua máng cỏ,
Chúa đã lặng lẽ đi vào đời con,
đã nhẹ nhàng bước xuống lòng con,
và âm thầm sống cuộc đời con.
Con muốn chọn cách sống Chúa đã chọn,
con muốn sống cuộc đời Chúa đã sống,
Chúa đã trở nên giống như con,
xin cho con được trở nên giống như Chúa.
Xin cho con biết ẩn mình trong Chúa,
như Chúa đang ẩn mình trong con,
để cuộc sống con được tiến đến vẹn tròn,
là chính Chúa Đấng làm con nên trọn. Amen.
https://www.youtube.com/watch?v=GnYtJTkh4vQ&t=739s
TIN MỪNG CHO TOÀN DÂN
Ngày 24 tháng 12. Lễ Đêm Giáng Sinh: Lc 2, 1-14
Suy niệm
Quang cảnh Lễ Giáng Sinh năm nay thật lặng lẽ và buồn tẻ, vì đại địch Covid-19 vẫn bùng phát, số người nhiễm bệnh và chết vẫn gia tăng, khiến ai cũng phập phồng lo sợ, không biết khi nào tới phiên mình. Trong bối cảnh đó, người ta cảm nhận rõ hơn sự mong manh yếu đuối của phận người. Bối cảnh trên cũng là dịp để chúng ta nhìn lại cách cụ thể và sống động hơn sự kiện Hài Nhi Giêsu giáng sinh tại Bêlem.
Thời nay là thời kinh tế thị trường, nên mọi thứ sinh hoạt đều được định hình theo hướng phát triển bên ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người. Từ đó mà lễ Giáng Sinh cũng đã bị tục hóa và thương mại hóa, trở thành mùa mua sắm và hưởng thụ. Thế nhưng thực tế ngày Chúa Giêsu giáng trần hoàn toàn khác, đó là một “trẻ sơ sinh, bọc tã, nằm trong máng cỏ”. Còn gì mong manh yếu ớt bằng trẻ sơ sinh, cha mẹ lại nghèo khổ đến độ phải sinh con ngoài đồng vắng, đặt nằm trong máng cỏ? Thiên Chúa đã làm người như thế đấy! Rất đỗi mong manh. Rất đỗi nhỏ bé. Để làm gì? Để làm sáng lên ý nghĩa Emmanuel – Thiên Chúa Ở Cùng Chúng Ta. Chúa ở cùng chúng ta, trong hoàn cảnh nghèo nàn nhất, khó khăn nhất, bi ai nhất.
Như thế, sứ điệp lớn nhất của lễ Giáng Sinh là sứ điệp tình thương. Sứ điệp ấy được chính các thiên thần loan báo cho toàn thế giới, nhưng trước tiên là cho những người nghèo, những người chăn chiên, đang sống vất vưởng nơi đồng hoang đêm vắng: “Này tôi loan báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng sẽ là niềm vui cho toàn dân: Hôm nay Đấng Cứu độ đã sinh ra cho anh em”. Họ thức dậy giữa đêm khuya, vui mừng hớn hở đến hang Bêlem gặp Chúa Hài Nhi, Đấng cũng sinh ra trong cảnh nghèo như họ, và còn nghèo hơn họ, không nhà không cửa, không ai cho trọ, cô đơn giá rét giữa mùa đông, ở trong hang lừa hôi tanh, nơi dành cho súc vật chứ không phải cho con người.
Chúa giáng sinh làm người là cho và vì chúng ta, do đó các Kitô hữu tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Vì loài người chúng tôi và để cứu rỗi chúng tôi, Ngài đã từ trời xuống thế”. Lạ lùng thay cách thức Con Thiên Chúa làm người! Ngài muốn như thế để đồng cảm với biết bao con người cùng khốn, không nơi nương tựa, sống trong cảnh lầm than đói rách, không cửa không nhà, trước sự vô tâm và khép kín của những kẻ giàu có. Quả thật, tình thương Thiên Chúa đã chan hòa khắp mặt đất từ khi Ngôi Hai xuống thế làm người, như lời hát của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương”. Liệu chúng ta có thể cảm nhận sứ điệp tình thương trong những lúc gian nan thử thách không?
Anh José Feliciano sinh ra trong một gia đình nghèo, lại bị mù, tương lai thật tăm tối. Không ai ngờ sau này anh lại trở thành nhạc sĩ lừng danh, một trong những bài nổi tiếng nhất của anh ta là bài Feliz Navidad, phát hành năm 1970, đã khiến cả thế giới biết đến anh. Mới đây, khi trả lời phỏng vấn của tờ National Catholic Register ngày 15/12/2020, anh nói: “Nhìn lại đời mình, tôi thấy Chúa thương tôi nên để tôi sinh ra trong cảnh nghèo, lại bị mù”. Thật lạ lùng, vừa nghèo vừa bị mù, mà lại nói là Chúa thương tôi! Dù sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, nhưng anh vẫn cảm nhận tình thương tràn đầy của Chúa, và từ cảm nhận đó, ca khúc Giáng Sinh của anh tràn ngập niềm vui và tình yêu thương.
Ước gì mỗi người chúng ta cảm nhận và xác tín mình là người được Chúa thương, và mỗi ngày trở nên dễ thương hơn đối với mọi người. Đó là một tình thương biết quên mình, sẵn sàng cho đi và cũng sẵn sàng đón nhận, như thánh Giuse và Đức Maria. Đó chính là tâm tình và cách thế để niềm vui Chúa Giáng Sinh được gieo rắc bất cứ nơi nào chúng ta hiện diện. Nhưng trước tiên hãy bắt đầu từ chính gia đình mình là nôi ấm của tình thương, để ta được vui hưởng trước tiên sự bình an mà Chúa Giáng Sinh đã đem đến cho cuộc trần này.
Cho dù phận người mong manh và yếu đuối, nay còn mai mất, nhưng định hướng sống của con người là vĩnh cửu, vì Thiên Chúa đã làm người và đem lại ơn cứu độ cho con người. Tin vào Đức Giêsu Kitô. chính là sức mạnh để chúng ta vượt phóng lên chính mình, hầu đạt đến chính Thiên Chúa, là cội nguồn sự sống và hạnh phúc của chúng ta mãi mãi. Nhờ đó mà chúng ta chí thú sống cuộc đời Kitô hữu hôm nay.
Cầu nguyện
Ôi! Mầu nhiệm Thiên Chúa làm người,
mầu nhiệm yêu thương quá thẳm sâu,
trí phàm nhân chẳng sao hiểu thấu,
chỉ lặng chìm chiêm ngắm Chúa thôi.
Con hoan hỷ tôn thờ và chúc tụng,
Đấng sinh ra trong máng cỏ nghèo hèn,
lớn lên trong thân phận thấp hèn,
hoàn tất đời mình như một kẻ mọn hèn.
Nhìn máng cỏ,
con bùi ngùi xúc động,
vì đối diện với một tình yêu quá bao la,
một tình yêu của Thiên Chúa không lùi bước,
trước sự vô tâm và từ khước của con người.
Nơi máng cỏ,
con chiêm ngắm một tình yêu khiêm hạ,
Thiên Chúa cúi mình và trao tặng cho con,
là chính Ngài chứ không phải điều gì khác.
Qua máng cỏ,
Chúa đã lặng lẽ đi vào đời con,
đã nhẹ nhàng bước xuống lòng con,
và âm thầm sống cuộc đời con.
Con muốn chọn cách sống Chúa đã chọn,
con muốn sống cuộc đời Chúa đã sống,
Chúa đã trở nên giống như con,
xin cho con được trở nên giống như Chúa.
Xin cho con biết ẩn mình trong Chúa,
như Chúa đang ẩn mình trong con,
để cuộc sống con được tiến đến vẹn tròn,
là chính Chúa Đấng làm con nên trọn. Amen.