Lối Sống Có Phúc
CN 6 C
Lời Chúa trong hai Chúa nhật VI và VII trình bày những giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin Mừng theo thánh Luca. Đó là giáo huấn của Chúa Giêsu về những người thực sự có lòng tin. Người có lòng tin thì sống theo bốn mối phúc (Chúa nhật VI) và thực hành bác ái mà đỉnh cao là biết yêu thương kẻ thù (Chúa nhật VII). Đây chính là bài giảng khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu, được trình bày trước một cử toạ đông đảo đến từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn. Họ là những người sống triền miên trong cảnh nghèo đói, bệnh tật và bị các thần ô uế quấy nhiễu. Họ tìm gặp Chúa Giêsu, mong được Người chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ và đem lại bình an cho tâm hồn.
Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành các bệnh nhân, xua ma đuổi quỷ, mà còn biết họ đang mong được Người giúp họ khám phá bản thân và ý nghĩa cuộc sống nên Chúa đã chia sẻ những điều cốt yếu nhất để họ biết cách sống hạnh phúc. Chúa khẳng định sống nghèo khổ, đói khát, phải khóc lóc và bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả…là cuộc sống có phúc. Bởi vì nếm trải những bất hạnh tột cùng này là đang nắm trong tay Nước Trời, có Thiên Chúa ở cùng và được lành phần thưởng lớn lao trên trời. Còn đáng buồn là cuộc sống giàu có, no nê, tươi cười hớn hở và được ca tụng. Bởi vì tất cả những thành đạt này không đưa vào Nước Trời. (Khổng thành Ngọc)
Trước một cử toạ nghèo khổ, bị bệnh tật giày vò và những bất hạnh không ngừng theo đuổi, Chúa Giêsu lên tiếng nói về hạnh phúc. Bốn mối phúc: khó nghèo, đói khát, khóc lóc, chịu bách hại nêu bật rằng hạnh phúc của người theo Chúa khi chấp nhận điều kiện khó nghèo với đức tin, hy vọng và yêu mến, thì trở thành công dân của vương quốc Thiên Chúa. Khó nghèo, đói khát và nước mắt, chịu ngược đãi, là những tình trạng ưu tiên để vào Nước Trời. Hạnh phúc thay ai chấp nhận những sự dữ ấy vì Đức Kitô và với Đức Kitô.
1. Phúc và hoạ
Rõ ràng bài giảng về các mối phúc của Chúa Giêsu có vẻ đi ngược lại với suy nghĩ của nhân loại. Những gì người ta cho là hạnh phúc như “giàu có, no nê, đầy đủ, vui cười, được ca tụng…” đến ngày mọi giá trị đều bị đảo ngược, sẽ phải “đói khát, khóc lóc, bị thù ghét…”. Những người mà Chúa Giêsu kể là có phúc thì thế gian cho là vô phúc. Những người Chúa Giêsu coi là vô phúc thì thế gian lại cho là có phúc. Có nhiều thứ người đời cho là hạnh phúc, nhưng thực chất là nguồn đau khổ, và ngược lại, hạnh phúc vẫn có thể có nơi những người ở trong tình cảnh mà người đời cho là bất hạnh. Bởi vì, các mối phúc Chúa Giêsu công bố không lệ thuộc một cách tất yếu vào hoàn cảnh sống hiện tại, nhưng được đặt trong viễn tượng Nước Trời.
Trong khi thánh Matthêu ghi lại 8 lời chúc phúc của Chúa Giêsu, thì thánh Luca chỉ ghi lại có 4 lời “Phúc cho” và còn kèm theo 4 lời quở trách “Khốn cho”. Chẳng ai biết được phúc thật hay hoạ thật, nhưng người ta tin rằng trong phúc có hoạ và trong hoạ có phúc. Chỉ một điều chắc chắn trong Chúa mới có phúc thật.
Thánh Luca trình bày bốn mối phúc và bốn mối hoạ, đối chiếu nhau gần như hoàn toàn: nghèo khó đối lại với giàu có, đói khát đối lại với no đầy, khóc lóc đối lại với vui cười, bị ghét bỏ đối lại với được ca tụng.
Ba mối phúc đầu và ba mối hoạ đầu đi với nhau: nghèo, đói và khóc đối lại với giàu, no và cười. Đói và khóc là hậu quả của nghèo. No và cười là biểu hiệu của giàu. Hai hình ảnh nổi bật lên trong một thế tương phản: người nghèo, đói, khóc và người giàu, no, cười.
Còn mối phúc thứ tư là những người bị ghét bỏ, bị loại trừ và bách hại vì Chúa, là những môn đệ của Chúa, họ chung số phận với các ngôn sứ. Mối hoạ thứ tư là những người được thế gian trọng vọng, là giới Kinh sư, Pharisiêu.
Đối tượng của phúc là người nghèo và người bị ghét bỏ vì Chúa. Đối tượng của hoạ là người giàu và người được thế gian ca tụng.
Giàu và nghèo, phúc và hoạ ở đâu? Không nên hiểu rằng giàu có ở đời này là không được hạnh phúc ở đời sau; nghèo khó ở đời này tất nhiên được hạnh phúc đời sau. Giàu có là phúc nếu đó là thành quả do con người cố gắng chuyên cần lao động cách chân chính. Nghèo khó tự nó chẳng bao giờ là phúc. Phúc của người nghèo chính là tinh thần của họ, một tấm lòng phó thác, không phàn nàn, không kêu trách, không bất mãn.
Cái hoạ của người giàu là khi họ tự mãn, tự kiêu, tự đắc về tài sức của mình mà quên mất Thiên Chúa. Cái hoạ cho người giàu là họ ích kỷ, keo kiệt, không biết dùng của cải chia sẻ cho người nghèo hay không biết dùng sự giàu có của mình mà mua sắm của cải Nước Trời. Cái hoạ của người nghèo là ghen tương, đố kỵ, tham lam.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Họa vô đơn chí,phước bất trùng lai”. Câu này có nghĩa “họa” đến với con người nhiều hơn “phúc”, vì họa không đi một mình, mà kéo theo dây chuyền. Khi “họa“ đến thì có dây chuyền, nhưng khi “phước” đã qua thì không trở lại.
Phúc hay hoạ cho người giàu cũng như người nghèo, không phải là chính sự giàu có hay nghèo khổ của họ, nhưng là tinh thần của họ biết đánh giá đúng và hành động đúng với cái giàu hay cái nghèo của mình.
Có bốn mối phúc thì cũng có bốn mối họa. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu “Họa phúc khôn lường”, không ai có thể biết trước họa hay phúc của mình. Nếu mình sống có đức, mặc nhiên sẽ có phúc, nếu ngược lại chắc chắn sẽ mang họa. Lời Chúa phân định rõ ràng phúc họa không phải là mơ hồ mà là một sự trả lẽ rạch ròi không thể lẫn lộn, một sự công bằng không thiên vị.
Ngay sau bốn mối phúc và bốn mối hoạ, Chúa Giêsu dạy: “Yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27) và hãy có: “lòng nhân từ như Cha là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Với những điều dạy đó khi thực hiện trong đời, mối hoạ luôn sẽ được chuyển hoá thành phúc, và mối phúc này được ngay ở đời này và đời sau. Đời này được nối tiếp bằng đời sau, và chỉ có một con đường duy nhất cho mỗi người.Cả người giàu và người nghèo cùng đi, ai biết dùng cái giàu cái nghèo của mình để đạt được Nước Trời thì đó là hạnh phúc.
2. Phúc cho ai tin cậy vào Chúa
Trong bài đọc 1, tiên tri Giêrêmia xác tín: phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa. Con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rễ sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái”.
Trải dài trong Tân ước, các lời giảng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người công bố hạnh phúc cho nhiều người. “Phúc cho ai không thấy mà tin”; “Phúc cho bà là người đã tin”; “Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28), những kẻ tin tuy không thấy (Ga 20,29), những kẻ không vấp ngã vì Đức Giêsu (Lc 7,23; Mt 11,6). Phúc cho những cặp mắt đã nhìn thấy Đức Kitô (Mt 13,16); Phúc cho thân mẫu của Đấng Mêsia vì đã sinh hạ Đấng Cứu độ thế gian (Lc 1,48; 11,27), và đã tin vào những lời Thiên Chúa hứa (Lc 1,45); Phúc cho ông Simon Phêrô, bởi vì ông được Chúa Cha mặc khải cho biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Mt 16,17); Phúc cho những kẻ tỉnh thức trông chờ Chúa đến (Lc 12,37-38; Kh 16,15); Phúc cho những tôi tớ trung thành và khôn ngoan (Mt 24,46; Lc 12,43); Phúc cho những kẻ thực hành việc thương xót tha nhân (Lc 14,14), khiêm tốn phục vụ anh em (Ga 13,17); Phúc cho ai kiên nhẫn chịu đựng những thử thách và chiến đấu cho đức tin (Gc 1,12.25; 5,11; 1 Pr 3,14; 4,14)…
3. Hạnh phúc theo lời dạy của Chúa Giêsu
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến dựa trên kinh nghiệm cứu độ. Người đời xem nghèo khó, khóc lóc, bị bách hại là bất hạnh, còn Chúa Giêsu dạy đó là hạnh phúc. Thế gian coi mệt nhọc, hiền hoà, công chính là vất vả, còn Chúa Giêsu lại gọi đích danh đó cũng là hạnh phúc. Chúa Giêsu công bố bằng lời và còn bằng chính đời sống của Người. Nếu mối phúc thứ nhất là nghèo khó thì Chúa đã khởi đầu đời sống bằng mối phúc ấy đến nỗi khi mệt mỏi “không có chỗ tựa đầu”. Và mối phúc thứ tư bị ghét bỏ bị sỉ nhục thì chính Chúa đã bị ghen ghét bị bách hại bị đóng đinh vào thập giá. Người nói bằng kinh nghiệm cuộc đời đi liền với ơn cứu độ.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến mở sang đời sống mai sau. Kết thúc mỗi mối phúc đều là một lời hứa, một phần phúc không thuộc trật tự trần thế mà thuộc trật tự khác. Đó là Nước Trời, là Đất Hứa, là phần thưởng, là xót thương, là hưởng kiến, là thoả lòng, là an ủi. Vế sau của mỗi phúc đều được khởi đầu bằng chữ “vì” khiến ta tự nhiên hình dung các mối phúc Chúa dạy vừa như một khởi điểm vừa như một đích điểm. Động từ dùng trong vế sau của các mối phúc hầu như đều ở thì tương lai. Tất cả các Mối Phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả; vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình; vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Các mệnh đề trong vế một phải hiểu ngầm là vì Chúa, vì tha nhân, nghèo vì tha nhân, hiền lành đau khổ vì tha nhân. Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân thì sự nghèo, sự hiền lành, sự đau khổ, bách hại ta phải chịu đều là đau khổ chứ không phải là phúc đức.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến phải nỗ lực thực thi. Hạnh phúc đi liền với hồng phúc nên mỗi người phải nỗ lực thực hiện sao cho hạnh phúc trở thành hiện thực trong mỗi cuộc đời. Hạnh phúc là công ơn của Thiên Chúa nhưng lại là công khó của con người. Hạnh phúc là công trình của Thiên Chúa nhưng cũng là công trường còn dang dỡ mở ra cho sự đóng góp tiếp tay tiếp sức của tất cả mọi người. Hạnh phúc không như bông hoa có thể dễ dàng hái được ở bên đường, không giống như chiếc áo, chiếc xe đạp hay cái nhà có thể vẽ ra thành hình hài màu sắc có thể mua bán. Hạnh phúc là điều cảm thấy được trong tâm hồn, nó thuộc chiều sâu cõi lòng tuỳ thuộc thái độ sống đối với cuộc đời. Con người phải ra công chăm sóc vun trồng thì cây hạnh phúc mới đơm hoa kết trái. Hạnh phúc chính là khát khao được sống, được hiện diện, được yêu thương. Đi tìm hạnh phúc cũng là đi tìm sự sống. Sống là tồn tại, có tồn tại mới có yêu thương, có tương quan, có sinh trưởng. Đi tìm hạnh phúc cũng như đi tìm tình yêu. Khi người ta yêu nhau, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp: “yêu nhau yêu cả đường đi; yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nối dài những ước mơ, ước mơ thường hướng con người về hạnh phúc.Hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh phúc.
Lối sống có phúc được Chúa Giêsu trình bày trong bài giảng khai mạc cũng đã được các đấng công chính và các vị tiên tri chọn lựa và Giáo hội cũng đã không ngừng trung thành theo đuổi nhằm thực hiện hoá giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin mừng của Chúa Giêsu.Thực hành lối sống có phúc, người tín hữu đang mở rộng biên cương của Nước Thiên Chúa trên trần gian.
Ngôi Lời Thiên Chúa làm người để giúp con người sống hạnh phúc. Sau khi sống lại, Người mở đường dẫn lối cho chúng ta đi về hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa Tình Yêu và Sự Sống.Tin và yêu mến Chúa Giêsu là được sống hạnh phúc mỗi ngày trong niềm vui.
CN 6 C
Lời Chúa trong hai Chúa nhật VI và VII trình bày những giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin Mừng theo thánh Luca. Đó là giáo huấn của Chúa Giêsu về những người thực sự có lòng tin. Người có lòng tin thì sống theo bốn mối phúc (Chúa nhật VI) và thực hành bác ái mà đỉnh cao là biết yêu thương kẻ thù (Chúa nhật VII). Đây chính là bài giảng khai mạc sứ vụ của Chúa Giêsu, được trình bày trước một cử toạ đông đảo đến từ khắp miền Giuđê, Giêrusalem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xiđôn. Họ là những người sống triền miên trong cảnh nghèo đói, bệnh tật và bị các thần ô uế quấy nhiễu. Họ tìm gặp Chúa Giêsu, mong được Người chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ và đem lại bình an cho tâm hồn.
Chính trong bối cảnh này, Chúa Giêsu không chỉ chữa lành các bệnh nhân, xua ma đuổi quỷ, mà còn biết họ đang mong được Người giúp họ khám phá bản thân và ý nghĩa cuộc sống nên Chúa đã chia sẻ những điều cốt yếu nhất để họ biết cách sống hạnh phúc. Chúa khẳng định sống nghèo khổ, đói khát, phải khóc lóc và bị oán ghét, khai trừ, sỉ vả…là cuộc sống có phúc. Bởi vì nếm trải những bất hạnh tột cùng này là đang nắm trong tay Nước Trời, có Thiên Chúa ở cùng và được lành phần thưởng lớn lao trên trời. Còn đáng buồn là cuộc sống giàu có, no nê, tươi cười hớn hở và được ca tụng. Bởi vì tất cả những thành đạt này không đưa vào Nước Trời. (Khổng thành Ngọc)
Trước một cử toạ nghèo khổ, bị bệnh tật giày vò và những bất hạnh không ngừng theo đuổi, Chúa Giêsu lên tiếng nói về hạnh phúc. Bốn mối phúc: khó nghèo, đói khát, khóc lóc, chịu bách hại nêu bật rằng hạnh phúc của người theo Chúa khi chấp nhận điều kiện khó nghèo với đức tin, hy vọng và yêu mến, thì trở thành công dân của vương quốc Thiên Chúa. Khó nghèo, đói khát và nước mắt, chịu ngược đãi, là những tình trạng ưu tiên để vào Nước Trời. Hạnh phúc thay ai chấp nhận những sự dữ ấy vì Đức Kitô và với Đức Kitô.
1. Phúc và hoạ
Rõ ràng bài giảng về các mối phúc của Chúa Giêsu có vẻ đi ngược lại với suy nghĩ của nhân loại. Những gì người ta cho là hạnh phúc như “giàu có, no nê, đầy đủ, vui cười, được ca tụng…” đến ngày mọi giá trị đều bị đảo ngược, sẽ phải “đói khát, khóc lóc, bị thù ghét…”. Những người mà Chúa Giêsu kể là có phúc thì thế gian cho là vô phúc. Những người Chúa Giêsu coi là vô phúc thì thế gian lại cho là có phúc. Có nhiều thứ người đời cho là hạnh phúc, nhưng thực chất là nguồn đau khổ, và ngược lại, hạnh phúc vẫn có thể có nơi những người ở trong tình cảnh mà người đời cho là bất hạnh. Bởi vì, các mối phúc Chúa Giêsu công bố không lệ thuộc một cách tất yếu vào hoàn cảnh sống hiện tại, nhưng được đặt trong viễn tượng Nước Trời.
Trong khi thánh Matthêu ghi lại 8 lời chúc phúc của Chúa Giêsu, thì thánh Luca chỉ ghi lại có 4 lời “Phúc cho” và còn kèm theo 4 lời quở trách “Khốn cho”. Chẳng ai biết được phúc thật hay hoạ thật, nhưng người ta tin rằng trong phúc có hoạ và trong hoạ có phúc. Chỉ một điều chắc chắn trong Chúa mới có phúc thật.
Thánh Luca trình bày bốn mối phúc và bốn mối hoạ, đối chiếu nhau gần như hoàn toàn: nghèo khó đối lại với giàu có, đói khát đối lại với no đầy, khóc lóc đối lại với vui cười, bị ghét bỏ đối lại với được ca tụng.
Ba mối phúc đầu và ba mối hoạ đầu đi với nhau: nghèo, đói và khóc đối lại với giàu, no và cười. Đói và khóc là hậu quả của nghèo. No và cười là biểu hiệu của giàu. Hai hình ảnh nổi bật lên trong một thế tương phản: người nghèo, đói, khóc và người giàu, no, cười.
Còn mối phúc thứ tư là những người bị ghét bỏ, bị loại trừ và bách hại vì Chúa, là những môn đệ của Chúa, họ chung số phận với các ngôn sứ. Mối hoạ thứ tư là những người được thế gian trọng vọng, là giới Kinh sư, Pharisiêu.
Đối tượng của phúc là người nghèo và người bị ghét bỏ vì Chúa. Đối tượng của hoạ là người giàu và người được thế gian ca tụng.
Giàu và nghèo, phúc và hoạ ở đâu? Không nên hiểu rằng giàu có ở đời này là không được hạnh phúc ở đời sau; nghèo khó ở đời này tất nhiên được hạnh phúc đời sau. Giàu có là phúc nếu đó là thành quả do con người cố gắng chuyên cần lao động cách chân chính. Nghèo khó tự nó chẳng bao giờ là phúc. Phúc của người nghèo chính là tinh thần của họ, một tấm lòng phó thác, không phàn nàn, không kêu trách, không bất mãn.
Cái hoạ của người giàu là khi họ tự mãn, tự kiêu, tự đắc về tài sức của mình mà quên mất Thiên Chúa. Cái hoạ cho người giàu là họ ích kỷ, keo kiệt, không biết dùng của cải chia sẻ cho người nghèo hay không biết dùng sự giàu có của mình mà mua sắm của cải Nước Trời. Cái hoạ của người nghèo là ghen tương, đố kỵ, tham lam.
Tục ngữ Việt Nam có câu “Họa vô đơn chí,phước bất trùng lai”. Câu này có nghĩa “họa” đến với con người nhiều hơn “phúc”, vì họa không đi một mình, mà kéo theo dây chuyền. Khi “họa“ đến thì có dây chuyền, nhưng khi “phước” đã qua thì không trở lại.
Phúc hay hoạ cho người giàu cũng như người nghèo, không phải là chính sự giàu có hay nghèo khổ của họ, nhưng là tinh thần của họ biết đánh giá đúng và hành động đúng với cái giàu hay cái nghèo của mình.
Có bốn mối phúc thì cũng có bốn mối họa. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu “Họa phúc khôn lường”, không ai có thể biết trước họa hay phúc của mình. Nếu mình sống có đức, mặc nhiên sẽ có phúc, nếu ngược lại chắc chắn sẽ mang họa. Lời Chúa phân định rõ ràng phúc họa không phải là mơ hồ mà là một sự trả lẽ rạch ròi không thể lẫn lộn, một sự công bằng không thiên vị.
Ngay sau bốn mối phúc và bốn mối hoạ, Chúa Giêsu dạy: “Yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (Lc 6,27) và hãy có: “lòng nhân từ như Cha là Đấng nhân từ” (Lc 6,36). Với những điều dạy đó khi thực hiện trong đời, mối hoạ luôn sẽ được chuyển hoá thành phúc, và mối phúc này được ngay ở đời này và đời sau. Đời này được nối tiếp bằng đời sau, và chỉ có một con đường duy nhất cho mỗi người.Cả người giàu và người nghèo cùng đi, ai biết dùng cái giàu cái nghèo của mình để đạt được Nước Trời thì đó là hạnh phúc.
2. Phúc cho ai tin cậy vào Chúa
Trong bài đọc 1, tiên tri Giêrêmia xác tín: phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa. Con đường hạnh phúc thật là “biết đặt mọi niềm tin tưởng nơi Chúa, lấy Chúa làm tất cả, lấy Chúa làm nơi tựa nương tuyệt đối. Họ giống như cây được trồng bên bờ suối, đâm rễ sâu vào đất ẩm ướt; không sợ gì, khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi; không sợ gì, khi nắng hạn, vẫn sinh hoa kết trái”.
Trải dài trong Tân ước, các lời giảng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Người công bố hạnh phúc cho nhiều người. “Phúc cho ai không thấy mà tin”; “Phúc cho bà là người đã tin”; “Phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa” (Lc 11,28), những kẻ tin tuy không thấy (Ga 20,29), những kẻ không vấp ngã vì Đức Giêsu (Lc 7,23; Mt 11,6). Phúc cho những cặp mắt đã nhìn thấy Đức Kitô (Mt 13,16); Phúc cho thân mẫu của Đấng Mêsia vì đã sinh hạ Đấng Cứu độ thế gian (Lc 1,48; 11,27), và đã tin vào những lời Thiên Chúa hứa (Lc 1,45); Phúc cho ông Simon Phêrô, bởi vì ông được Chúa Cha mặc khải cho biết Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (Mt 16,17); Phúc cho những kẻ tỉnh thức trông chờ Chúa đến (Lc 12,37-38; Kh 16,15); Phúc cho những tôi tớ trung thành và khôn ngoan (Mt 24,46; Lc 12,43); Phúc cho những kẻ thực hành việc thương xót tha nhân (Lc 14,14), khiêm tốn phục vụ anh em (Ga 13,17); Phúc cho ai kiên nhẫn chịu đựng những thử thách và chiến đấu cho đức tin (Gc 1,12.25; 5,11; 1 Pr 3,14; 4,14)…
3. Hạnh phúc theo lời dạy của Chúa Giêsu
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến dựa trên kinh nghiệm cứu độ. Người đời xem nghèo khó, khóc lóc, bị bách hại là bất hạnh, còn Chúa Giêsu dạy đó là hạnh phúc. Thế gian coi mệt nhọc, hiền hoà, công chính là vất vả, còn Chúa Giêsu lại gọi đích danh đó cũng là hạnh phúc. Chúa Giêsu công bố bằng lời và còn bằng chính đời sống của Người. Nếu mối phúc thứ nhất là nghèo khó thì Chúa đã khởi đầu đời sống bằng mối phúc ấy đến nỗi khi mệt mỏi “không có chỗ tựa đầu”. Và mối phúc thứ tư bị ghét bỏ bị sỉ nhục thì chính Chúa đã bị ghen ghét bị bách hại bị đóng đinh vào thập giá. Người nói bằng kinh nghiệm cuộc đời đi liền với ơn cứu độ.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến mở sang đời sống mai sau. Kết thúc mỗi mối phúc đều là một lời hứa, một phần phúc không thuộc trật tự trần thế mà thuộc trật tự khác. Đó là Nước Trời, là Đất Hứa, là phần thưởng, là xót thương, là hưởng kiến, là thoả lòng, là an ủi. Vế sau của mỗi phúc đều được khởi đầu bằng chữ “vì” khiến ta tự nhiên hình dung các mối phúc Chúa dạy vừa như một khởi điểm vừa như một đích điểm. Động từ dùng trong vế sau của các mối phúc hầu như đều ở thì tương lai. Tất cả các Mối Phúc đều có hai vế: vế thứ nhất là nhân, vế thứ hai là quả; vế thứ nhất là gieo, vế thứ hai là gặt; vế thứ nhất là mình vì người khác, vế thứ hai là người khác vì mình; vế thứ nhất là đau khổ, vế thứ hai là hạnh phúc. Các mệnh đề trong vế một phải hiểu ngầm là vì Chúa, vì tha nhân, nghèo vì tha nhân, hiền lành đau khổ vì tha nhân. Nếu không do tự nguyện vì Chúa, vì tha nhân thì sự nghèo, sự hiền lành, sự đau khổ, bách hại ta phải chịu đều là đau khổ chứ không phải là phúc đức.
Hạnh phúc Chúa Giêsu nói đến phải nỗ lực thực thi. Hạnh phúc đi liền với hồng phúc nên mỗi người phải nỗ lực thực hiện sao cho hạnh phúc trở thành hiện thực trong mỗi cuộc đời. Hạnh phúc là công ơn của Thiên Chúa nhưng lại là công khó của con người. Hạnh phúc là công trình của Thiên Chúa nhưng cũng là công trường còn dang dỡ mở ra cho sự đóng góp tiếp tay tiếp sức của tất cả mọi người. Hạnh phúc không như bông hoa có thể dễ dàng hái được ở bên đường, không giống như chiếc áo, chiếc xe đạp hay cái nhà có thể vẽ ra thành hình hài màu sắc có thể mua bán. Hạnh phúc là điều cảm thấy được trong tâm hồn, nó thuộc chiều sâu cõi lòng tuỳ thuộc thái độ sống đối với cuộc đời. Con người phải ra công chăm sóc vun trồng thì cây hạnh phúc mới đơm hoa kết trái. Hạnh phúc chính là khát khao được sống, được hiện diện, được yêu thương. Đi tìm hạnh phúc cũng là đi tìm sự sống. Sống là tồn tại, có tồn tại mới có yêu thương, có tương quan, có sinh trưởng. Đi tìm hạnh phúc cũng như đi tìm tình yêu. Khi người ta yêu nhau, mọi sự đều trở nên nhẹ nhàng, tốt đẹp: “yêu nhau yêu cả đường đi; yêu nhau trăm sự chẳng nề, một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng; yêu nhau mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”. Hạnh phúc là tình yêu. Tình yêu nối dài những ước mơ, ước mơ thường hướng con người về hạnh phúc.Hạnh phúc chính là sự sống và là tình yêu. Tình yêu và sự sống như đôi cánh đưa con người bay vào khung trời hạnh phúc.
Lối sống có phúc được Chúa Giêsu trình bày trong bài giảng khai mạc cũng đã được các đấng công chính và các vị tiên tri chọn lựa và Giáo hội cũng đã không ngừng trung thành theo đuổi nhằm thực hiện hoá giáo huấn cốt lõi nhất trong sứ điệp Tin mừng của Chúa Giêsu.Thực hành lối sống có phúc, người tín hữu đang mở rộng biên cương của Nước Thiên Chúa trên trần gian.
Ngôi Lời Thiên Chúa làm người để giúp con người sống hạnh phúc. Sau khi sống lại, Người mở đường dẫn lối cho chúng ta đi về hạnh phúc viên mãn trong Thiên Chúa Tình Yêu và Sự Sống.Tin và yêu mến Chúa Giêsu là được sống hạnh phúc mỗi ngày trong niềm vui.