81. ĐỔI THÀNH TÍNH ĐỘC
Các loại rau vì bị con người ăn nên rất sợ, bèn tập họp lại thương lượng đối chất:
- “Chúng ta từ nhỏ đến lớn mùi vị rất tốt, cho nên con người thích ăn, lâu dài như thế thì chúng ta có nguy cơ tuyệt chủng. Từ nay chúng ta giao kèo nhất loạt biến thành mùi hôi thì có lẽ có thể bảo toàn tính mệnh”.
Tỏi nói:
- “Vô ích, vô ích, như tôi đây mùi vị rất hôi, mà con người lại cho là mùi thơm nên ăn nhiều, làm sao đây?”
Mọi người nói:
- “Vậy thì đổi thành mùi vị cay thì tốt hơn”.
Gừng và ớt la lên:
- “Không được, không được, con người không phải ăn chúng tôi như thế sao?”
Mọi người lại thương lượng nên biến thành mùi vị đắng, nhưng lại nghĩ đến ở Quảng Đông có một loại khổ qua (mướp đắng), nhưng con người lại rất thường ăn nó. Mọi người cho rằng chỉ nên nghe lệnh bởi trời.
Có một cây rau hiến kế, nói:
- “Cây đoạn trường tính độc, người ăn sẽ đứt ruột mà chết, tại sao không đổi thành độc tính?”
Các loại rau thở dài nói:
- “Ban đầu thế giới vốn như thế, không có tính cách lang (sói) độc thì không thể sinh tồn, chẳng trách tục ngữ có nói: không độc thì không phải trượng phu”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 81:
Me chua, mướp đắng, chuối ngọt, ớt cay và các loại rau đều rất cần cho thân thể của con người, mà các loại rau đủ mùi vị ấy được Thiên Chúa tạo dựng cũng vì mục đích ấy mà thôi.
- Có những trái me chua ai thấy cũng thèm chảy nước miếng, nhưng cũng có những lời nói chua như giấm làm cho người nghe phải bịt tai và như bị xúc phạm.
- Có những trái mướp đắng (khổ qua) độn thịt ăn rất ngon miệng, nhưng có những lời nói và thái độ vơ ơn làm đắng cổ họng người ta nuốt không vào.
- Có những trái chuối ngọt lịm mát lòng khi ăn vào, nhưng cũng có những lời nói ngọt như mật, thanh như mía mà lại gây chia rẻ cho anh chị em, hại người không gươm dao.
- Có những trái ớt cay đến chảy nước mắt nhưng người ta vẫn cứ thích ăn, vì nó cay chút xíu rồi thôi nhưng lại làm cho bữa cơm ngon miệng, trái lại có những lời nói cay độc thâm hiểm giết hại tâm hồn người khác, gây tác hại lâu dài cho tha nhân...
Người Ki-tô hữu cũng có đủ mùi vị chua ngọt đắng cay như những người khác, nhưng mùi vị chua ngọt đắng cay của họ -nhờ thấm nhuần Lời Chúa- mà trở thành chất vị bổ dưỡng cho tâm hồn mình và tha nhân trong cuộc sống đời thường.
Ai hiểu thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Các loại rau vì bị con người ăn nên rất sợ, bèn tập họp lại thương lượng đối chất:
- “Chúng ta từ nhỏ đến lớn mùi vị rất tốt, cho nên con người thích ăn, lâu dài như thế thì chúng ta có nguy cơ tuyệt chủng. Từ nay chúng ta giao kèo nhất loạt biến thành mùi hôi thì có lẽ có thể bảo toàn tính mệnh”.
Tỏi nói:
- “Vô ích, vô ích, như tôi đây mùi vị rất hôi, mà con người lại cho là mùi thơm nên ăn nhiều, làm sao đây?”
Mọi người nói:
- “Vậy thì đổi thành mùi vị cay thì tốt hơn”.
Gừng và ớt la lên:
- “Không được, không được, con người không phải ăn chúng tôi như thế sao?”
Mọi người lại thương lượng nên biến thành mùi vị đắng, nhưng lại nghĩ đến ở Quảng Đông có một loại khổ qua (mướp đắng), nhưng con người lại rất thường ăn nó. Mọi người cho rằng chỉ nên nghe lệnh bởi trời.
Có một cây rau hiến kế, nói:
- “Cây đoạn trường tính độc, người ăn sẽ đứt ruột mà chết, tại sao không đổi thành độc tính?”
Các loại rau thở dài nói:
- “Ban đầu thế giới vốn như thế, không có tính cách lang (sói) độc thì không thể sinh tồn, chẳng trách tục ngữ có nói: không độc thì không phải trượng phu”.
(Yết hậu ngữ)
Suy tư 81:
Me chua, mướp đắng, chuối ngọt, ớt cay và các loại rau đều rất cần cho thân thể của con người, mà các loại rau đủ mùi vị ấy được Thiên Chúa tạo dựng cũng vì mục đích ấy mà thôi.
- Có những trái me chua ai thấy cũng thèm chảy nước miếng, nhưng cũng có những lời nói chua như giấm làm cho người nghe phải bịt tai và như bị xúc phạm.
- Có những trái mướp đắng (khổ qua) độn thịt ăn rất ngon miệng, nhưng có những lời nói và thái độ vơ ơn làm đắng cổ họng người ta nuốt không vào.
- Có những trái chuối ngọt lịm mát lòng khi ăn vào, nhưng cũng có những lời nói ngọt như mật, thanh như mía mà lại gây chia rẻ cho anh chị em, hại người không gươm dao.
- Có những trái ớt cay đến chảy nước mắt nhưng người ta vẫn cứ thích ăn, vì nó cay chút xíu rồi thôi nhưng lại làm cho bữa cơm ngon miệng, trái lại có những lời nói cay độc thâm hiểm giết hại tâm hồn người khác, gây tác hại lâu dài cho tha nhân...
Người Ki-tô hữu cũng có đủ mùi vị chua ngọt đắng cay như những người khác, nhưng mùi vị chua ngọt đắng cay của họ -nhờ thấm nhuần Lời Chúa- mà trở thành chất vị bổ dưỡng cho tâm hồn mình và tha nhân trong cuộc sống đời thường.
Ai hiểu thì hiểu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info