4. TRANH CHẤP MÙ QUÁNG
Có một người ở Doanh Khâu, mặc dù học thức thô thiển, nhưng vẫn thích tranh chấp cách mù quáng với người khác.
Một hôm, hỏi Ngải Tử:
- “Phía dưới chiếc xe lớn và trên cổ con lạc đà, phần lớn là có đeo cái chuông, tại sao vậy?”
Ngải Tử nói:
- “Xe lớn và lạc đà đều là những vật lớn, chúng nó đi ban đêm, nếu không có chuông thì người đi đường sẽ không biết mà tránh, tiếng chuông có thể báo cho người ta biết trước để chuẩn bị”.
Người Doanh Khâu lại hỏi:
- “Trên tháp cũng treo chuông, lẽ nào cũng báo cho người biết để nhường đường hay sao?”
Ngải Tử cười ông ta chậm không hiểu, trả lời:
- “Chim sẻ thích làm tổ trên chỗ cao, giống chim rất dơ nên treo chuông trên tháp, khi gió thổi thì tiếng chuông reo lên, nên lũ chim sợ bay mất”.
Người Doanh Khâu vẫn cứ hỏi:
- “Trên đuôi của chim ưng và con diều cũng đều có mang chuông, vậy thì có chim sẻ đến làm tổ trên đuôi của chim ưng và con diều sao?”
Ngải Tử cười nói:
- “Cái ông này không thông thế sự, thật là kỳ cục, chim ưng và diều đi bắt chim sẻ, dây thừng cột trên chân nó, buộc quanh cành cây, giả như nó đập cánh thì chuông sẽ kêu ”leng keng long cong”, và người ta có thể nghe tiếng chuông để tìm nó, sao ông lại nói là để đề phòng chim sẻ đến làm tổ chứ?”
Khâu Doanh vẫn cứ hỏi:
- “Tôi đã thấy vãn lang khi đưa đám ma, trên tay lắc chuông miệng thì hát, lẽ nào cũng vì sợ vướng trên cành cây sao?”
Ngải Tử có chút phát cáu, nói:
- “Cái ông vãn lang ấy là dẫn đường cho người chết, là bởi vì cái người chết ấy khi còn sống chuyên môn thích tranh chấp với người khác cách mù quáng, cho nên phải lắc lắc chuông để nó vui chút xíu đó mà !”
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư 4:
Có người không hiểu không biết nên hỏi, đây là cái hỏi của sự muốn biết; có người hỏi để tăng thêm sự hiểu biết của mình, nhưng cũng có những người biết rổi nhưng vẫn hỏi, họ hỏi là để thử coi đối phương có biết không, họ hỏi là để tìm cách bắt bí người khác để thỏa mãn cái kiêu ngạo trong lòng.
Phi-la-tô hỏi Đức Chúa Giê-su về sự thật nhưng rồi ông cũng chẳng hiểu sự thật là gì, vì trong lòng ông đang đầy ắp kiêu ngạo và sợ hãi, đang thỏa mãn với “thành tích” có quyền tha và giết Đức Chúa Giê-su.
Người ở Dương Khâu hỏi để tranh chấp cách mù quáng là vì không chịu suy xét câu trả lời của Ngải Tử, cái hỏi này trở thành bệnh kiêu ngạo. Cũng như có một vài người Ki-tô hữu “thích” hỏi thử cha sở mình: “Hôm nay cha giảng gì mà con không hiểu gì cả?” mặc dù họ hiểu rất rõ; hoặc là: “Cái thằng mất dạy đó sao cha không đuổi nó ra khỏi nhà thờ?” mặc dù họ biết cha sở rất hiền từ không muốn mất một giáo dân nào.v.v...
Hỏi là việc làm khiêm tốn cần thiết để nâng cao trình độ mình, nhưng hỏi để “chơi khăm” người khác, thì tự mình hạ giá trình độ mình và trở thành kẻ kiêu ngạo mù quáng, khi chết thì cần có “vãn lang” lắc chuông miệng hát dẫn đường xuống âm phủ cho...zdui zdẻ. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người ở Doanh Khâu, mặc dù học thức thô thiển, nhưng vẫn thích tranh chấp cách mù quáng với người khác.
Một hôm, hỏi Ngải Tử:
- “Phía dưới chiếc xe lớn và trên cổ con lạc đà, phần lớn là có đeo cái chuông, tại sao vậy?”
Ngải Tử nói:
- “Xe lớn và lạc đà đều là những vật lớn, chúng nó đi ban đêm, nếu không có chuông thì người đi đường sẽ không biết mà tránh, tiếng chuông có thể báo cho người ta biết trước để chuẩn bị”.
Người Doanh Khâu lại hỏi:
- “Trên tháp cũng treo chuông, lẽ nào cũng báo cho người biết để nhường đường hay sao?”
Ngải Tử cười ông ta chậm không hiểu, trả lời:
- “Chim sẻ thích làm tổ trên chỗ cao, giống chim rất dơ nên treo chuông trên tháp, khi gió thổi thì tiếng chuông reo lên, nên lũ chim sợ bay mất”.
Người Doanh Khâu vẫn cứ hỏi:
- “Trên đuôi của chim ưng và con diều cũng đều có mang chuông, vậy thì có chim sẻ đến làm tổ trên đuôi của chim ưng và con diều sao?”
Ngải Tử cười nói:
- “Cái ông này không thông thế sự, thật là kỳ cục, chim ưng và diều đi bắt chim sẻ, dây thừng cột trên chân nó, buộc quanh cành cây, giả như nó đập cánh thì chuông sẽ kêu ”leng keng long cong”, và người ta có thể nghe tiếng chuông để tìm nó, sao ông lại nói là để đề phòng chim sẻ đến làm tổ chứ?”
Khâu Doanh vẫn cứ hỏi:
- “Tôi đã thấy vãn lang khi đưa đám ma, trên tay lắc chuông miệng thì hát, lẽ nào cũng vì sợ vướng trên cành cây sao?”
Ngải Tử có chút phát cáu, nói:
- “Cái ông vãn lang ấy là dẫn đường cho người chết, là bởi vì cái người chết ấy khi còn sống chuyên môn thích tranh chấp với người khác cách mù quáng, cho nên phải lắc lắc chuông để nó vui chút xíu đó mà !”
(Ngải Tử tạp thuyết)
Suy tư 4:
Có người không hiểu không biết nên hỏi, đây là cái hỏi của sự muốn biết; có người hỏi để tăng thêm sự hiểu biết của mình, nhưng cũng có những người biết rổi nhưng vẫn hỏi, họ hỏi là để thử coi đối phương có biết không, họ hỏi là để tìm cách bắt bí người khác để thỏa mãn cái kiêu ngạo trong lòng.
Phi-la-tô hỏi Đức Chúa Giê-su về sự thật nhưng rồi ông cũng chẳng hiểu sự thật là gì, vì trong lòng ông đang đầy ắp kiêu ngạo và sợ hãi, đang thỏa mãn với “thành tích” có quyền tha và giết Đức Chúa Giê-su.
Người ở Dương Khâu hỏi để tranh chấp cách mù quáng là vì không chịu suy xét câu trả lời của Ngải Tử, cái hỏi này trở thành bệnh kiêu ngạo. Cũng như có một vài người Ki-tô hữu “thích” hỏi thử cha sở mình: “Hôm nay cha giảng gì mà con không hiểu gì cả?” mặc dù họ hiểu rất rõ; hoặc là: “Cái thằng mất dạy đó sao cha không đuổi nó ra khỏi nhà thờ?” mặc dù họ biết cha sở rất hiền từ không muốn mất một giáo dân nào.v.v...
Hỏi là việc làm khiêm tốn cần thiết để nâng cao trình độ mình, nhưng hỏi để “chơi khăm” người khác, thì tự mình hạ giá trình độ mình và trở thành kẻ kiêu ngạo mù quáng, khi chết thì cần có “vãn lang” lắc chuông miệng hát dẫn đường xuống âm phủ cho...zdui zdẻ. Ha ha ha...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info