TÌNH YÊU, SỰ HOÀN HẢO CỦA CÔNG LÝ
“Hãy yêu kẻ thù!”.
Một lời cầu nguyện được tìm thấy bên thi thể của một bé gái sau đệ nhị thế chiến, “Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những thiện nam tín nữ của Chúa, nhưng xin nhớ đến cả những người có ý chí xấu. Đừng nhớ tất cả những đau khổ họ đã gây ra cho chúng con, nhưng hãy nhớ những thành quả mà chúng con mang lại nhờ sự đau khổ này. Đó là tình yêu, lòng trung thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, sự rộng lượng, và những trái tim vĩ đại của chúng con, vốn đã lớn lên từ những khổ đau này. Đến ngày phán xét, xin tha thứ cho họ về mọi lỗi lầm mà chúng con gánh chịu; bởi lẽ, cuối cùng, chúng con hiểu được, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý!’, Amen”.
Kính thưa Anh Chị em,
Bài đọc thứ nhất, sách Lêvi nói, “Đừng giữ lòng thù ghét anh em!”; lý do, “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”. Phaolô trong thư Côrintô hôm nay đưa ra một lý do sâu sắc hơn, vì “Anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa”. Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta, để một khi ý thức mình được cứu chuộc, xót thương, chúng ta sẽ dễ dàng thương xót anh chị em mình. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống chóp đỉnh bác ái Kitô giáo; đó là yêu thương kẻ thù. Trả thù có một sức hấp dẫn trêu ngươi! Ôi, chúng ta thích thú làm sao với những bộ phim mà một anh hùng thất thế đột nhiên chiếm thế thượng phong, trả lại tất cả những điều ác mà những kẻ thủ ác đã gây ra cho người khác, và công lý thắng thế! Nhưng đó có thực sự là công lý? Chúa Giêsu nói rõ, “Thầy bảo các con: đừng chống cự với kẻ hung ác!”. Ngài muốn nói, nhân đức của chúng ta phải vượt lên nhân đức của các kinh sư và biệt phái.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vượt qua tâm lý “ăn miếng trả miếng”, “Khi ai vả má bên phải của con, hãy đưa cả má bên kia nữa”. Bằng cách ấy, Ngài không dạy chúng ta sống chủ nghĩa thụ động; đúng hơn, Ngài mời chúng ta khám phá ra rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’. Ngài nâng thực hành này lên một tầm cao mới. Ngài lấy ‘công lý’ để biến nó thành lòng thương xót và tha thứ; Ngài đưa ra khái niệm mới về sự tha thứ thay vì công lý. Công lý của Thiên Chúa là xót thương! Khiêm tốn và tha thứ là trụ cột của não trạng hoàn toàn mới mẻ này. Chỉ dưới ánh sáng của những điều này, chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng một nền hoà bình thực sự và lâu dài trên thế giới, giữa những người chung quanh và ngay trong chính bản thân mình.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù!”. Thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ tránh được hận thù mà còn hình thành một trái tim quảng đại và cao thượng, biết tự hiến mà không bao giờ bỏ cuộc. Thương xót và tha thứ đôi khi có vẻ trái ngược với công lý và lẽ thường; nhưng không phải vậy. Đó là một luật cao hơn kêu gọi chúng ta đến một mức độ công bằng thực sự lớn hơn. Luật này chỉ có thể hiểu được một khi chúng ta nhận ra sự thiêng thánh và phẩm giá của mỗi người, kể cả các tội nhân và tội phạm. Không cho phép họ tiếp tục hành vi phạm tội, nhưng chúng ta thực thi công lý cao nhất khi tha thứ và bày tỏ lòng xót thương. Đó là những gì Chúa Giêsu đã thể hiện đối với anh trộm lành. Không chỉ trao áo ngoài, Ngài trao toàn bộ y phục cho những kẻ sắp đóng đinh mình; Ngài đã đi thêm một dặm, và dặm này đưa Ngài lên đỉnh núi Sọ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’; cho biết tha thứ và hiến thân cho người khác để có thể giúp cuộc sống họ hạnh phúc hơn, dù chỉ một chút!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy yêu kẻ thù!”.
Một lời cầu nguyện được tìm thấy bên thi thể của một bé gái sau đệ nhị thế chiến, “Lạy Chúa, xin đừng chỉ nhớ đến những thiện nam tín nữ của Chúa, nhưng xin nhớ đến cả những người có ý chí xấu. Đừng nhớ tất cả những đau khổ họ đã gây ra cho chúng con, nhưng hãy nhớ những thành quả mà chúng con mang lại nhờ sự đau khổ này. Đó là tình yêu, lòng trung thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, sự rộng lượng, và những trái tim vĩ đại của chúng con, vốn đã lớn lên từ những khổ đau này. Đến ngày phán xét, xin tha thứ cho họ về mọi lỗi lầm mà chúng con gánh chịu; bởi lẽ, cuối cùng, chúng con hiểu được, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý!’, Amen”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời cầu nguyện trên diễn đạt mạnh mẽ lời dạy của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, “Hãy yêu kẻ thù!”. Qua đó, Ngài mời gọi chúng ta sống như con cái Thiên Chúa; đồng thời, khám phá ra rằng, đối với Thiên Chúa và con cái của Ngài, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’.
Bài đọc thứ nhất, sách Lêvi nói, “Đừng giữ lòng thù ghét anh em!”; lý do, “Các ngươi hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh!”. Phaolô trong thư Côrintô hôm nay đưa ra một lý do sâu sắc hơn, vì “Anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô thuộc về Thiên Chúa”. Đức Kitô đã cứu chuộc chúng ta, để một khi ý thức mình được cứu chuộc, xót thương, chúng ta sẽ dễ dàng thương xót anh chị em mình. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”.
Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống chóp đỉnh bác ái Kitô giáo; đó là yêu thương kẻ thù. Trả thù có một sức hấp dẫn trêu ngươi! Ôi, chúng ta thích thú làm sao với những bộ phim mà một anh hùng thất thế đột nhiên chiếm thế thượng phong, trả lại tất cả những điều ác mà những kẻ thủ ác đã gây ra cho người khác, và công lý thắng thế! Nhưng đó có thực sự là công lý? Chúa Giêsu nói rõ, “Thầy bảo các con: đừng chống cự với kẻ hung ác!”. Ngài muốn nói, nhân đức của chúng ta phải vượt lên nhân đức của các kinh sư và biệt phái.
Chúa Giêsu mời gọi chúng ta vượt qua tâm lý “ăn miếng trả miếng”, “Khi ai vả má bên phải của con, hãy đưa cả má bên kia nữa”. Bằng cách ấy, Ngài không dạy chúng ta sống chủ nghĩa thụ động; đúng hơn, Ngài mời chúng ta khám phá ra rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’. Ngài nâng thực hành này lên một tầm cao mới. Ngài lấy ‘công lý’ để biến nó thành lòng thương xót và tha thứ; Ngài đưa ra khái niệm mới về sự tha thứ thay vì công lý. Công lý của Thiên Chúa là xót thương! Khiêm tốn và tha thứ là trụ cột của não trạng hoàn toàn mới mẻ này. Chỉ dưới ánh sáng của những điều này, chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng một nền hoà bình thực sự và lâu dài trên thế giới, giữa những người chung quanh và ngay trong chính bản thân mình.
Anh Chị em,
“Hãy yêu kẻ thù!”. Thực hiện lời dạy của Chúa Giêsu, chúng ta không chỉ tránh được hận thù mà còn hình thành một trái tim quảng đại và cao thượng, biết tự hiến mà không bao giờ bỏ cuộc. Thương xót và tha thứ đôi khi có vẻ trái ngược với công lý và lẽ thường; nhưng không phải vậy. Đó là một luật cao hơn kêu gọi chúng ta đến một mức độ công bằng thực sự lớn hơn. Luật này chỉ có thể hiểu được một khi chúng ta nhận ra sự thiêng thánh và phẩm giá của mỗi người, kể cả các tội nhân và tội phạm. Không cho phép họ tiếp tục hành vi phạm tội, nhưng chúng ta thực thi công lý cao nhất khi tha thứ và bày tỏ lòng xót thương. Đó là những gì Chúa Giêsu đã thể hiện đối với anh trộm lành. Không chỉ trao áo ngoài, Ngài trao toàn bộ y phục cho những kẻ sắp đóng đinh mình; Ngài đã đi thêm một dặm, và dặm này đưa Ngài lên đỉnh núi Sọ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con hiểu rằng, ‘tình yêu, sự hoàn hảo của công lý’; cho biết tha thứ và hiến thân cho người khác để có thể giúp cuộc sống họ hạnh phúc hơn, dù chỉ một chút!”, Amen.
(Tgp. Huế)