Một Giáo Hội toàn cầu trong một Thế Giới được Toàn Cầu Hóa (Phần Cuối)
Truyền Thống Luân Lý về Giới Tính:
Người Công Giáo tại các quốc gia đang phát triển có khuynh hướng gìn giữ và bảo tồn những quan niệm truyền thống về các vấn đề có liên quan tới gia đình và luân lý về giới tính. Khi đến thời lãnh đạo của phần phía Nam địa cầu, thì Giáo Hội Công Giáo khó mà có thể bị chi phối bởi những quan điểm phóng khoáng về các vấn đề kể trên. Để nêu ra một điểm đáng so sánh, chúng ta hãy nhớ lại việc tranh cãi vừa mới đây về việc Anh Giáo tấn phong một giám mục đồng tính luyến ái tại Hoa Kỳ, chẳng hạn. Như chúng ta biết, tổng số các tín đồ Anh Giáo trên khắp thế giới là khoảng 76 triệu người, bao gồm luôn cả 26 triệu thành viên trong Giáo Hội Anh Giáo tại Anh Quốc; và chỉ có khoảng 1.2 triệu trong số 76 triệu là những người thường xuyên tham dự các hoạt động của Giáo Hội Anh Giáo.
Hiện lúc này có khoảng 17.5 triệu tín đồ Anh Giáo tại nước Nigeria và khoảng 8 triệu tại Uganda, và các tín đồ tại hai nước này hầu hết đều là những thành viên rất tích cực. Hơn phân nữa tổng số các thành viên của Giáo Hội Anh Giáo ngày hôm nay không phải là người phương Tây. Tại Hoa Kỳ, Tân Giáo (Episcopalians) chỉ có khoảng 2.4 triệu thành viên. Các đức giám mục Anh Giáo Châu Phi đã tuyên bố rằng họ sẽ không “hiệp thông trọn vẹn” với các thành viên của Tân Giáo, và một số tiên đoán rằng sẽ có sự rạn nứt và tách riêng giữa Anh Giáo và Tân Giáo.
Chúng ta hãy cùng chú ý đến lời bình phẩm vừa mới được đưa ra cách đây 2 tuần tại một cuộc hội thảo Sant’Egidio ở thành phố Lyon, Pháp Quốc, bởi Đức Giám Mục Sunday Mbang, chủ tịch của Ủy Ban giáo phái Tin Lành Methodist Thế Giới, rằng: “Tôi và rất nhiều người Kitô Giáo gốc Phi Châu luôn luôn bị mất phương hướng khi cố gắng tìm hiểu trọn vẹn về vấn đề có liên quan đến giới tính con người. Ý tưởng về hôn nhân đồng giới trong số những người Kitô Giáo, liệu có ý nghĩa gì? Rồi sau đó, vấn đề nổi lên cũng từ những loại người này, những người tự họ muốn loại khỏi việc sinh sản, vốn là một món quà được Thiên Chúa trao ban cho những người nam và những người nữ, để rồi đi xin con cái của người khác làm con nuôi của họ? Họ lấy đâu ra những quyền về đạo đức luân lý để làm chuyện đó? Tại sao những người không muốn có con, rồi lại chạy theo ý tưởng là lấy con cái của những người khác?”
Một số đề nghị rằng khi Phi Châu phát triển về mặt kinh tế, thì những thái độ cải tiến trần tục về đạo đức và luân lý giới tính sẽ lấn chiếm lục địa này, cũng giống như là nó đang hoành hành tại hầu hết mọi miền của vùng phía Tây. Đức Tổng Giám Mục John Onaiyekan của Abuja thuộc nước Nigeria, đã từng nói với tôi không lâu trước đây rằng ngài nhận thấy đây đúng là một kiểu tự kêu, tự đại của Tây Phương, khi nói rằng: “Một khi những người Phi Châu thoát ra khỏi các ngôi lều của họ và được tiếp nhận kiến thức, thì rồi họ cũng sẽ suy nghĩ giống y hệt như chúng ta.” Ngài tiên đoán rằng, cho dẫu bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa, khi sự tự tin và mức độ phát triển của Châu Phi càng lớn mạnh, thì Châu Phi sẽ tìm cách áp đặt hay khẳng định cái nhìn về đạo đức luân lý của Châu Lục này trên sân khấu thế giới.
Hồi Giáo:
Những người Công Giáo Tây Phương, trừ một số trường hợp cá biệt, còn lại thì có khuynh hướng nhấn mạnh đến cuộc đối thoại và đón chào Hồi Giáo. Rất nhiều Đức Giám Mục Công Giáo thuộc phần phía Nam của quả địa cầu, đặc biệt là tại Phi Châu, có khuynh hướng cứng rắn hơn, bằng việc khuyên Giáo Hội phải tự mình đứng lên trong những tình huống có xung đột, đặc biệt tại những quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số, và đòi hỏi viêc vận dụng các luật lệ Hồi Giáo. Điều này trông có vẽ đẩy Giáo Hội Công Giáo hướng về một chiều hướng cẩn thận hơn, trong việc đối phó với Hồi Giáo, đặc biệt là những vấn đề có tính nhân nhượng, nghĩa là, bổn phận của các quốc gia và các vùng Hồi Giáo là phải biết nhân nhượng về quyền tự do tôn giáo, và phải có trách nhiệm bảo về những cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại Tây Phương. Một chuyện kỳ lạ, chẳng hạn như việc xây dựng một đền thờ Hồi Giáo trị giá 65 triệu ngay tại Rôma, một đền Hồi Giáo lớn nhất tại Châu Âu, trong khi đó thì 1 triệu người Kitô Giáo tại Ả Rập Saudi lại không thể nhập các Sách Thánh Kinh một cách hợp pháp vào đất nước này, thì đó là điều khó mà được im tiếng trong nội bộ Giáo Hội.
Chúng ta đã thấy rõ được đường hướng này trong lần gặp gỡ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI với những người Hồi Giáo tại Cologne, Đức Quốc, trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và cũng vào dịp đó, Ngài đã thẳng thừng nêu ra rằng một quốc gia không tôn trọng sự tự do về tôn giáo, thì đất nước đó chẳng xứng đáng là đất nước được gọi là “văn minh,” thì điều đó cũng có nghĩa là những quốc gia Hồi Giáo dưới thời / luật shariah là những quốc gia chưa được văn minh một cách trọn vẹn. Với chiều hướng đi lên của phần phía Nam địa cầu, thì vấn đề này sẽ được đẩy lên hàng đầu trong mọi nghị trình của Giáo Hội.
Tóm Tắt
Những hiện thực vừa kể trên đang dần thành hình, và tạo ra những đường nét rõ ràng cho Đạo Công Giáo La Mã. Xét về nhiều phương diện, thì chúng sẽ hứa hẹn những thời điểm sôi nổi mới, vì lẽ những tiếng nói mới được lắng nghe trong cuộc thảo luận Công Giáo và năng lực mới sẽ đẩy Giáo Hội hướng về phía khám phá ra về mặt thần học, dấn thân về mặt xã hội, và qua cách thể hiện tâm linh. Cũng phần nào giống như những người Kitô Giáo sơ khởi chạm trán với thế giới Hy Lạp-La Mã, hay Đạo Công Giáo thời kỳ hậu Đế Chế La Mã trong việc tự điều chỉnh mình trước sự phát triển của các bộ tộc mang rợ, hay ảnh hưởng trên lương tâm Kitô Giáo của việc khám phá ra điều được gọi là “Tân Thế Giới” vào các thế kỷ thứ 15 và 16. Chúng ta hiện đang sống qua những giai đoạn biến chuyển khác của địa chất trong lịch sử Giáo Hội là nơi mà những cái đĩa được tổ chức lại, dành cho những vùng truyền giáo khác cơ hội được thăng tiến lên.
Cũng đồng thời, có một chiều kích mới trong sự biến chuyển này, vốn cần phải được diện đối một cách thành thật. Đó chính là, những người Tây Phương, và có lẽ, đại đa số những người Hoa Kỳ, sẽ phải diện đối với một điều đơn giản chính là ngay trong Giáo Hội được toàn cầu hóa này, những vấn đề và mối quan tâm của họ, càng ngày càng trở nên vô nghĩa hơn.
Một kiểu Công Giáo Hoa Kỳ, chẳng hạn, sẽ đề nghị ra một số các ưu tiên cho Giáo Hội trong tương lại, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng về sự lạm dụng tính dục của các giáo sĩ, chính là: các Đức Giám Mục phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn; giáo dân cần được trao cho quyền hành; các thủ tục hành chánh cần phải thông suốt và dân chủ; và việc xem xét lại một số vấn đề có liên quan đến đạo đức/luân lý về giới tính. Thì những vấn đề trên, có lẽ, là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của mọi người dân Công Giáo Mỹ.
Thành thật mà nói, và công bằng mà nói, thì những vấn đề trên khó mà có thể trở thành những ưu tiên hàng đầu cho Giáo Hội Công Giáo toàn cầu trong thế kỷ thứ 21 này. Theo kinh nghiệm của tôi, những vấn đề đó không được đã động tới nếu như Quý Vị hỏi đến ý kiến của những người lãnh đạo trong Giáo Hội tại Châu Phi, Á Châu và Mỹ Châu La Tinh, rằng đâu là những thử thách chính yếu nhất mà Giáo Hội đang phải diện đối. Điều này không có nghĩa là những người Công Giáo thuộc phần phía Nam của quả địa cầu luôn luôn chống đối lại những điều đó, mà đúng ra, các Đức Giám Mục Á Châu, chẳng hạn, được biết đến với phong cách khá xuyên xuốt và dân chủ, và thường nghĩ rằng Rôma không cần phải tác động thêm gì cả. Tuy nhiên, nhìn chung, thì họ không cần phải tốn ra nhiều giờ để nghĩ về những vấn đề trên.
Việc hiểu được phần còn lại của thế giới Công Giáo nhìn nhận mọi vấn đề như thế nào, là một điều tối quan trọng trong việc giao tiếp có hiệu quả. Để đưa ra một ví dụ cụ thể, tôi nhớ rất rõ rằng vào tháng 4/2002, khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị triệu tập các Đức Hồng Y Hoa Kỳ đến Rôma, các nhà báo Hoa Kỳ tháp tùng trong chuyến đi đó hết sức là kinh ngạc, vì họ tưởng rằng, họ sẽ tìm hiểu được quan điểm của Vaticăn về chuyện khủng hoảng tính dục tại Hoa Kỳ, thế nhưng Vaticăn không hề đã động gì đến chuyện đó, mà trái lại, bàn về chuyện căng thẳng giữa người Israel và người Palestine tại Vương Cung Thánh Đường Chúa Giáng Sinh tại Bethlêhem. (Và các nhà báo Hoa Kỳ cũng còn khám phá thêm được rằng câu chuyện về sự lạm dụng tính dục không có xuất hiện trên trang đầu của các tờ báo tại Ý Quốc). Các nhà báo Hoa Kỳ bị hố trong vòng hơn 48 tiếng đồng hồ; và cuối cùng các viên chức tại Vaticăn hiểu được áp lực muốn xào nấu câu chuyện của giới truyền thồng về những gì mà các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đang phải diện đối, và có ít nhất là một vài ký giả được cho phép đề cập tới những gì mà các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đều cùng chống đối lại.
Điểm tối hậu chính là, trong một Giáo Hội được toàn cầu hóa, những gì mà Hoa Kỳ cho là quan trọng, những vấn đề cần phải can thiệp và đâu là những vấn đề có thể đợi được, Đức Giáo Hoàng nghĩ gì khi Ngài bước ra khỏi giường ngủ vào mỗi buổi sáng, thì đó không còn là điều quan trọng nữa.
Sự thật này sẽ tạo ra một thách đố cho “tính công giáo” của một số người Công Giáo Hoa Kỳ. Liệu chúng ta có sẳn lòng nhìn thấy chúng ta chính là một phần của đại gia đình đức tin thế giới, thậm chí khi cả những chuyện đó không đi theo đúng hướng mà chúng ta tin rằng chúng nên phải? Ở mức độ nào chúng ta biết chấp nhận rằng Đạo Công Giáo La Mã là một sự pha trộn tổng thể giữa các nền văn hóa, các trường phái thần học, lịch trình chính trị và những bản năng tư duy, sự ảnh hưởng hổ tương giữa những những điều luôn luôn mang tính thỏa hiệp, thất vọng và bực tức? Liệu chúng ta có biết chấp nhận rằng Giáo Hội trước mắt chúng ta sẽ có lẽ không bao giờ là Giáo Hội trong sự tưởng tượng, trong giấc mơ của chúng ta, và có lẽ, đó là điều tốt thôi, vì lẽ, giấc mơ của chúng ta luôn bị giới hạn hơn là việc loan truyền thông tin xuyên qua các khoảng không và thời gian không?
Thì đó là những vấn đề khó và phức tạp, và cảm tạ Chúa là tôi không được trả tiền để trả lời những câu hỏi đó. Tôi hy vọng sẽ có dịp thảo luận về những vấn đề kể trên với Quý Vị trong thời gian sắp tới.
Nguyên tác tiếng Anh do John Allen, Jr. viết ra.
(Hết)
Truyền Thống Luân Lý về Giới Tính:
Người Công Giáo tại các quốc gia đang phát triển có khuynh hướng gìn giữ và bảo tồn những quan niệm truyền thống về các vấn đề có liên quan tới gia đình và luân lý về giới tính. Khi đến thời lãnh đạo của phần phía Nam địa cầu, thì Giáo Hội Công Giáo khó mà có thể bị chi phối bởi những quan điểm phóng khoáng về các vấn đề kể trên. Để nêu ra một điểm đáng so sánh, chúng ta hãy nhớ lại việc tranh cãi vừa mới đây về việc Anh Giáo tấn phong một giám mục đồng tính luyến ái tại Hoa Kỳ, chẳng hạn. Như chúng ta biết, tổng số các tín đồ Anh Giáo trên khắp thế giới là khoảng 76 triệu người, bao gồm luôn cả 26 triệu thành viên trong Giáo Hội Anh Giáo tại Anh Quốc; và chỉ có khoảng 1.2 triệu trong số 76 triệu là những người thường xuyên tham dự các hoạt động của Giáo Hội Anh Giáo.
Hiện lúc này có khoảng 17.5 triệu tín đồ Anh Giáo tại nước Nigeria và khoảng 8 triệu tại Uganda, và các tín đồ tại hai nước này hầu hết đều là những thành viên rất tích cực. Hơn phân nữa tổng số các thành viên của Giáo Hội Anh Giáo ngày hôm nay không phải là người phương Tây. Tại Hoa Kỳ, Tân Giáo (Episcopalians) chỉ có khoảng 2.4 triệu thành viên. Các đức giám mục Anh Giáo Châu Phi đã tuyên bố rằng họ sẽ không “hiệp thông trọn vẹn” với các thành viên của Tân Giáo, và một số tiên đoán rằng sẽ có sự rạn nứt và tách riêng giữa Anh Giáo và Tân Giáo.
Chúng ta hãy cùng chú ý đến lời bình phẩm vừa mới được đưa ra cách đây 2 tuần tại một cuộc hội thảo Sant’Egidio ở thành phố Lyon, Pháp Quốc, bởi Đức Giám Mục Sunday Mbang, chủ tịch của Ủy Ban giáo phái Tin Lành Methodist Thế Giới, rằng: “Tôi và rất nhiều người Kitô Giáo gốc Phi Châu luôn luôn bị mất phương hướng khi cố gắng tìm hiểu trọn vẹn về vấn đề có liên quan đến giới tính con người. Ý tưởng về hôn nhân đồng giới trong số những người Kitô Giáo, liệu có ý nghĩa gì? Rồi sau đó, vấn đề nổi lên cũng từ những loại người này, những người tự họ muốn loại khỏi việc sinh sản, vốn là một món quà được Thiên Chúa trao ban cho những người nam và những người nữ, để rồi đi xin con cái của người khác làm con nuôi của họ? Họ lấy đâu ra những quyền về đạo đức luân lý để làm chuyện đó? Tại sao những người không muốn có con, rồi lại chạy theo ý tưởng là lấy con cái của những người khác?”
Một số đề nghị rằng khi Phi Châu phát triển về mặt kinh tế, thì những thái độ cải tiến trần tục về đạo đức và luân lý giới tính sẽ lấn chiếm lục địa này, cũng giống như là nó đang hoành hành tại hầu hết mọi miền của vùng phía Tây. Đức Tổng Giám Mục John Onaiyekan của Abuja thuộc nước Nigeria, đã từng nói với tôi không lâu trước đây rằng ngài nhận thấy đây đúng là một kiểu tự kêu, tự đại của Tây Phương, khi nói rằng: “Một khi những người Phi Châu thoát ra khỏi các ngôi lều của họ và được tiếp nhận kiến thức, thì rồi họ cũng sẽ suy nghĩ giống y hệt như chúng ta.” Ngài tiên đoán rằng, cho dẫu bất cứ điều gì xảy ra đi chăng nữa, khi sự tự tin và mức độ phát triển của Châu Phi càng lớn mạnh, thì Châu Phi sẽ tìm cách áp đặt hay khẳng định cái nhìn về đạo đức luân lý của Châu Lục này trên sân khấu thế giới.
Hồi Giáo:
Những người Công Giáo Tây Phương, trừ một số trường hợp cá biệt, còn lại thì có khuynh hướng nhấn mạnh đến cuộc đối thoại và đón chào Hồi Giáo. Rất nhiều Đức Giám Mục Công Giáo thuộc phần phía Nam của quả địa cầu, đặc biệt là tại Phi Châu, có khuynh hướng cứng rắn hơn, bằng việc khuyên Giáo Hội phải tự mình đứng lên trong những tình huống có xung đột, đặc biệt tại những quốc gia mà Hồi Giáo chiếm đa số, và đòi hỏi viêc vận dụng các luật lệ Hồi Giáo. Điều này trông có vẽ đẩy Giáo Hội Công Giáo hướng về một chiều hướng cẩn thận hơn, trong việc đối phó với Hồi Giáo, đặc biệt là những vấn đề có tính nhân nhượng, nghĩa là, bổn phận của các quốc gia và các vùng Hồi Giáo là phải biết nhân nhượng về quyền tự do tôn giáo, và phải có trách nhiệm bảo về những cộng đồng Hồi Giáo thiểu số tại Tây Phương. Một chuyện kỳ lạ, chẳng hạn như việc xây dựng một đền thờ Hồi Giáo trị giá 65 triệu ngay tại Rôma, một đền Hồi Giáo lớn nhất tại Châu Âu, trong khi đó thì 1 triệu người Kitô Giáo tại Ả Rập Saudi lại không thể nhập các Sách Thánh Kinh một cách hợp pháp vào đất nước này, thì đó là điều khó mà được im tiếng trong nội bộ Giáo Hội.
Chúng ta đã thấy rõ được đường hướng này trong lần gặp gỡ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI với những người Hồi Giáo tại Cologne, Đức Quốc, trong Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, và cũng vào dịp đó, Ngài đã thẳng thừng nêu ra rằng một quốc gia không tôn trọng sự tự do về tôn giáo, thì đất nước đó chẳng xứng đáng là đất nước được gọi là “văn minh,” thì điều đó cũng có nghĩa là những quốc gia Hồi Giáo dưới thời / luật shariah là những quốc gia chưa được văn minh một cách trọn vẹn. Với chiều hướng đi lên của phần phía Nam địa cầu, thì vấn đề này sẽ được đẩy lên hàng đầu trong mọi nghị trình của Giáo Hội.
Tóm Tắt
Những hiện thực vừa kể trên đang dần thành hình, và tạo ra những đường nét rõ ràng cho Đạo Công Giáo La Mã. Xét về nhiều phương diện, thì chúng sẽ hứa hẹn những thời điểm sôi nổi mới, vì lẽ những tiếng nói mới được lắng nghe trong cuộc thảo luận Công Giáo và năng lực mới sẽ đẩy Giáo Hội hướng về phía khám phá ra về mặt thần học, dấn thân về mặt xã hội, và qua cách thể hiện tâm linh. Cũng phần nào giống như những người Kitô Giáo sơ khởi chạm trán với thế giới Hy Lạp-La Mã, hay Đạo Công Giáo thời kỳ hậu Đế Chế La Mã trong việc tự điều chỉnh mình trước sự phát triển của các bộ tộc mang rợ, hay ảnh hưởng trên lương tâm Kitô Giáo của việc khám phá ra điều được gọi là “Tân Thế Giới” vào các thế kỷ thứ 15 và 16. Chúng ta hiện đang sống qua những giai đoạn biến chuyển khác của địa chất trong lịch sử Giáo Hội là nơi mà những cái đĩa được tổ chức lại, dành cho những vùng truyền giáo khác cơ hội được thăng tiến lên.
Cũng đồng thời, có một chiều kích mới trong sự biến chuyển này, vốn cần phải được diện đối một cách thành thật. Đó chính là, những người Tây Phương, và có lẽ, đại đa số những người Hoa Kỳ, sẽ phải diện đối với một điều đơn giản chính là ngay trong Giáo Hội được toàn cầu hóa này, những vấn đề và mối quan tâm của họ, càng ngày càng trở nên vô nghĩa hơn.
Một kiểu Công Giáo Hoa Kỳ, chẳng hạn, sẽ đề nghị ra một số các ưu tiên cho Giáo Hội trong tương lại, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng về sự lạm dụng tính dục của các giáo sĩ, chính là: các Đức Giám Mục phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn; giáo dân cần được trao cho quyền hành; các thủ tục hành chánh cần phải thông suốt và dân chủ; và việc xem xét lại một số vấn đề có liên quan đến đạo đức/luân lý về giới tính. Thì những vấn đề trên, có lẽ, là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của mọi người dân Công Giáo Mỹ.
Thành thật mà nói, và công bằng mà nói, thì những vấn đề trên khó mà có thể trở thành những ưu tiên hàng đầu cho Giáo Hội Công Giáo toàn cầu trong thế kỷ thứ 21 này. Theo kinh nghiệm của tôi, những vấn đề đó không được đã động tới nếu như Quý Vị hỏi đến ý kiến của những người lãnh đạo trong Giáo Hội tại Châu Phi, Á Châu và Mỹ Châu La Tinh, rằng đâu là những thử thách chính yếu nhất mà Giáo Hội đang phải diện đối. Điều này không có nghĩa là những người Công Giáo thuộc phần phía Nam của quả địa cầu luôn luôn chống đối lại những điều đó, mà đúng ra, các Đức Giám Mục Á Châu, chẳng hạn, được biết đến với phong cách khá xuyên xuốt và dân chủ, và thường nghĩ rằng Rôma không cần phải tác động thêm gì cả. Tuy nhiên, nhìn chung, thì họ không cần phải tốn ra nhiều giờ để nghĩ về những vấn đề trên.
Việc hiểu được phần còn lại của thế giới Công Giáo nhìn nhận mọi vấn đề như thế nào, là một điều tối quan trọng trong việc giao tiếp có hiệu quả. Để đưa ra một ví dụ cụ thể, tôi nhớ rất rõ rằng vào tháng 4/2002, khi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị triệu tập các Đức Hồng Y Hoa Kỳ đến Rôma, các nhà báo Hoa Kỳ tháp tùng trong chuyến đi đó hết sức là kinh ngạc, vì họ tưởng rằng, họ sẽ tìm hiểu được quan điểm của Vaticăn về chuyện khủng hoảng tính dục tại Hoa Kỳ, thế nhưng Vaticăn không hề đã động gì đến chuyện đó, mà trái lại, bàn về chuyện căng thẳng giữa người Israel và người Palestine tại Vương Cung Thánh Đường Chúa Giáng Sinh tại Bethlêhem. (Và các nhà báo Hoa Kỳ cũng còn khám phá thêm được rằng câu chuyện về sự lạm dụng tính dục không có xuất hiện trên trang đầu của các tờ báo tại Ý Quốc). Các nhà báo Hoa Kỳ bị hố trong vòng hơn 48 tiếng đồng hồ; và cuối cùng các viên chức tại Vaticăn hiểu được áp lực muốn xào nấu câu chuyện của giới truyền thồng về những gì mà các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đang phải diện đối, và có ít nhất là một vài ký giả được cho phép đề cập tới những gì mà các Đức Giám Mục Hoa Kỳ đều cùng chống đối lại.
Điểm tối hậu chính là, trong một Giáo Hội được toàn cầu hóa, những gì mà Hoa Kỳ cho là quan trọng, những vấn đề cần phải can thiệp và đâu là những vấn đề có thể đợi được, Đức Giáo Hoàng nghĩ gì khi Ngài bước ra khỏi giường ngủ vào mỗi buổi sáng, thì đó không còn là điều quan trọng nữa.
Sự thật này sẽ tạo ra một thách đố cho “tính công giáo” của một số người Công Giáo Hoa Kỳ. Liệu chúng ta có sẳn lòng nhìn thấy chúng ta chính là một phần của đại gia đình đức tin thế giới, thậm chí khi cả những chuyện đó không đi theo đúng hướng mà chúng ta tin rằng chúng nên phải? Ở mức độ nào chúng ta biết chấp nhận rằng Đạo Công Giáo La Mã là một sự pha trộn tổng thể giữa các nền văn hóa, các trường phái thần học, lịch trình chính trị và những bản năng tư duy, sự ảnh hưởng hổ tương giữa những những điều luôn luôn mang tính thỏa hiệp, thất vọng và bực tức? Liệu chúng ta có biết chấp nhận rằng Giáo Hội trước mắt chúng ta sẽ có lẽ không bao giờ là Giáo Hội trong sự tưởng tượng, trong giấc mơ của chúng ta, và có lẽ, đó là điều tốt thôi, vì lẽ, giấc mơ của chúng ta luôn bị giới hạn hơn là việc loan truyền thông tin xuyên qua các khoảng không và thời gian không?
Thì đó là những vấn đề khó và phức tạp, và cảm tạ Chúa là tôi không được trả tiền để trả lời những câu hỏi đó. Tôi hy vọng sẽ có dịp thảo luận về những vấn đề kể trên với Quý Vị trong thời gian sắp tới.
Nguyên tác tiếng Anh do John Allen, Jr. viết ra.
(Hết)