Hàng năm vào ngày 18 đến 25 tháng Giêng, trước lễ kính Thánh Phaolô Tông Đồ trở lại, Giáo Hội vẫn dành một tuần lễ cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất. Cầu nguyện cho những người anh em cùng đọc một Kinh Lạy Cha, cùng tin một Chúa, cùng chịu một phép rửa, được hiệp nhất với nhau, không chỉ trong tình thân ái xã giao mà trong một thân mình mà Đức Kitô Giêsu là đầu, đó là ước nguyện tha thiết của Đức Giêsu trước giờ tử nạn: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, ĐỂ TẤT CẢ NÊN MỘT, như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ ĐƯỢC NÊN MỘT như chúng ta là một.” (Ga 17, 20 -22)
Thánh Phao lô đã khuyến cáo sự chia rẽ trong hàng ngũ giáo dân Côrintô (1Cr 1, 12-13): người thì nói “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô”, kẻ thì nói “Tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô”. Đến nỗi Phaolô phải kêu lên: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ?”
Trong những ngày cuối năm Canh Dần, chuẩn bị bước sang năm mới Tân Mão, “cuối năm ngồi tính lại sổ đời”, nhìn người rồi lại nghĩ đến mình. Chúng ta cũng cần phải cầu nguyện cho sự hiệïp nhất của mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn. Kinh Thánh khẳng định: Chỉ một Đức Giêâsu Kitô (không phải ai khác), đã chịu đóng đinh thập giá vì chúng ta. Chính Đức Giêsu làm cho chúng ta liên kết yêu thương nhau trong một thân mình nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Người.
Chúng ta đang ở trong những ngày cuối cùng của năm Canh Dần. Chu kỳ của trái đất đến đây là giáp một vòng quay quanh mặt trời, và như thế là tròn một năm trên trái đất chúng ta đang ở. Những người cao niên đã thấy rõ thời gian đang kéo con người đi theo chu kỳ của nó, và cũng nhận thấy rằng đời người thật ngắn ngủi, ngắn như hoặc ngắn hơn một cái chớp mắt nữa.
Trong một ngày cuối năm, ông Tản Đà, một thi sĩ thời tiền chiến, khi nhìn vào thân phận mình đã ngán ngẩm mà thốt lên:
“Vèo trông lá rụng đầy sân,
Công danh ngắn ngủi có ngần ấy thôi”
Ngày đời của người ta, danh vọng tiền tài thoáng qua nhanh như vệt rơi của một chiếc lá lìa cành, nằm khô héo, bất động cô đơn trên sân nắng.
Tuy nhiên, có một sự nghịch lý trong đời mỗi con người chúng ta mà Kinh Thánh đã nói đến trong thư Rôma đoạn 7 từ câu 15 đến câu 25. Đó là: Thực sự ai cũng biết được cái ngắn ngủi như “bóng câu qua cửa sổ” của đời người. Ai cũng biết được cái “phù vân, tất cả chỉ là phù vân” của tiền tài danh vọng. Thế nhưng éo le thay, không một ai có thể thoát ra khỏi cái vòng kiềm tỏa của mãnh lực đó. Nó dai dẳng như những vòi của con bạch tuộc, đeo đẳng cho đến ngày cuối cùng, khi con người nằm hẳn xuống không còn cục cựa được nữa mới thôi.
Những tấm gương trước mắt như ông chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước Rômani ngày nào. Tiền của, bạc vàng đã làm ông mờ con mắt, tối lương tri. Khi hai vợ chồng ông bị chết co quắp dưới làn đạn của phe đối nghịch, người ta mới khám phá ra kho vàng bạc của ông còn lớn hơn kho tàng trong chuyện thần thoại Alibaba nữa.
Ông Marcos, một tổng thống Công Giáo người Philippines, sau khi bị thất thế phải chạy sang đảo Hạ Uy Di. Khi ông chết, số tiền bất chính của vợ chồng ông được kiểm kê lên tới hàng mấy trăm triệu, có khi hàng tỷ đôla Mỹ.
Mỗi người chúng ta, sống trên cõi đời này, trong thẳm sâu tâm não luôn có 2 tiếng gọi:
1- Tiếng gọi của tiền bạc.
2- Tiếng gọi của Thánh Thần Thiên Chúa.
Tiếng gọi coi tiền của bạc vàng như là Chúa của mình là tiếng gọi của Satan. Tiếng gọi của Thánh Thần là tiếng gọi của lương tâm, của Thần Khí Đức Kitô, và là của chính Đức Kitô.
Gốc của con người chúng ta là tội. Chìm đắm trong tội lụy, chúng ta dễ nghiêng về, dễ bị cuốn hút về tiếng gọi của tiền của. Cho dù là con người thời cổ xưa, hay con người văn minh điện tử thời @ ngày nay cũng vậy. Khẩu hiệu của thế giới, nhất là của những nước nghèo, vẫn là: “Làm giàu trước hết!” Vì vậy không một ai có thể tự mình biết được đường lối của Thiên Chúa, ngoại trừ những kẻ được Thiên Chúa gọi, mà Thiên Chúa thì Ngài gọi hết mọi người. Đây là một chân lý của đức tin, Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Isia đã nói rõ vấn đề này, và bài tin mừng theo thánh Mátthêô (4,16) cũng lập lại: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong bóng tối của tử thần nay được thấy ánh sáng bừng lên chiếu dọi.”
Chính loài người chúng ta là những dân đang ngồi trong tối tăm. Xứ sở của thế gian là xứ sở của tham sân xi, của mãnh lực tiền bạc, háo danh, háo lợi, ganh ghét, kiêu căng, chia rẽ và hỗn loạn. Ai ở trong vòng kiềm tỏa của những thế lực này là ở trong tối tăm và loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng mình.
Khi Đức Giêsu đến, chính Người là sự sáng. Aùnh sáng của Đức Kitô chiếu dọi vào trong tối tăm, không phải tối tăm của thế gian chung chung, mà vào sâu thẳm trong tấm lòng mọi người để xua đuổi tối tăm của Satan và kêu mời dẫn đưa người ta vào vương quốc của ánh sáng Thiên Chúa.
Nếu Đức Giêsu không gọi Andrê, Simon Phêrô, Giacôbê, Gioan thì các ông này muôn đời cũng chỉ là những người chài lưới bình thường, làm bạn với cá tôm biển hồ như trăm nghìn người chài lưới khác, làm sao các ông có thể trở thành những người ngư phủ sắt người được (Mc 1,18)?
Suốt chiều dài lịch sử cứu độ, kể từ Adam, không một ai có thể tự mình đến cùng Thiên Chúa. Tất cả phải được mời gọi, lôi kéo. Ađam Evà phạm tội thì chạy trốn và đi ẩn mình trong cỏ cây tạo vật (không ẩn mình vào Thiên Chúa!). Thiên Chúa phải đi tìm, đi gọi để cứu Adam và cứu cả loài người. Trong suốt lịch sử nhân loại, Thiên Chúa phải đi tìm, đi gọi từng người. Từ Abraham, Môsê, Đavít, cho đến các vị thánh, và tất cả chúng ta, nếu không được lôi kéo thì tất cả vẫn cứ nằm trong tối tăm, u buồn của Satan và sự chết. Tất cả chỉ là ơn. Nhận thức rõ được sự thật này mới dễ giữ đạo và mới sống đạo tốt được.
Không ai dám hãnh diện là mình trưởng thành trong việc sống đạo. Cũng không ai phải tự ti là mình ấu trĩ trong việc giữ đạo. Tất cả chỉ mù tịt trong việc giữ đạo mà thôi ! Phải xác tín rằng đạo Công Giáo không phải là một tôn giáo đầy dẫy những lý thuyết tốt lành, thần học cao siêu, mà đạo chúng ta là “một con người” sờ được, đụng được. Đó là Đức Giêsu Kitô. Ai ở trong con người ấy và chỉ ở trong con người ấy mới có đạo. Mọi sự cao siêu tốt lành đều chỉ phát xuất từ con người đó mà thôi.
Khi Con Thiên Chúa bắt đầu rao giảng tin mừng về nước Thiên Chúa thì Người đi tìm và mời gọi người ta. Tất cả chúng ta là những người được hưởng ơn gọi như Anrê, như Simon, Phêrô. Vì đạo của Đức Kitô là đạo mặc khải, đạo từ trời đem xuống, không phải là đạo từ đất mọc lên, do con người ta sáng chế ra. Thiên Chúa có mặc khải cho ai thì người ấy mới có được đạo, như chính Đức Chúa Giêâsu nói: “Cha trên trời chỉ mặc khải cho những kẻ bé mọn”. Nhưng ở trần gian này, từ Adam đến con người cuối cùng ngày tận thế, chẳng có ai bé mọn. Chỉ có con người từ trời xuống là Đức Giêsu mới là người bé mọn trước mắt Cha là Thiên Chúa. Vì thế chỉ có một Đức Giêsu là người có đạo đích thực và giữ đạo hoàn toàn tốt lành trọn hảo. Còn tất cả chúng ta giữ đạo một cách méo mó, dễ bị phân hóa, chia rẽ, bè đảng. Ai cũng mong tìm vinh dự, tranh đấu cho quyền lợi ảnh hưởng của nhóm mình, của tổ chức, đoàn hội của mình. Không ai chịu nhường ai. Cánh nào cũng muốn “chơi nổi”. Không chịu “xấu chung hơn tốt lỏi” đi đến chỗ “đoàn kết để chia rẽ”! Như thế vô hình chung chúng ta đã loại trừ nhau, không nhận nhau là anh em mặc dù miệng vẫn rộn rã đọc “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế chúng ta không biết Cha, mà cũng chẳng biết Con làm sao chúng ta giữ đạo. Đức Giêsu nói: “Không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.” (Mt, 11,27)
Vậy tất cả loài người, không trừ một ai, muốn giữ đạo cho đích thực, muốn hiệp nhất yêu thương, phải giữ đạo, phải hiệp nhất vơiù Đức Kitô, và trong Đức Kitô.
Trong những ngày cuối năm Canh Dần và trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất này, xin Đức Giêsu Kitô cho mỗi người chúng ta nhận ra rằng: trên mặt đất này, dù giàu có, vinh quang hay nghèo hèn khốn khổ, tất cả chỉ nằm trong hai thế lực: một là thế lực của tối tăm chia rẽ do Satan điều khiển; hai là mãnh lực của sự sáng hiệp nhất trong quyền năng của Đức Kitô Phục Sinh. Hôm nay tuy là Kitô hữu nhưng tôi đang chịu dưới quyền điều khiển nào ? Đức Giêsu Kitô Phục Sinh đang làm chủ đời tôi để tôi biết sống hiệp nhất với anh em, hay mãnh lực tiền bạc, kiêu căng, danh vọng, đam mê, thế gian làm chủ tôi, làm tôi gâyxáo trộn, chia rẽ, phân hóa, xa rời anh em.
Hai ông Giacôbê, Anrê, đã làm môn đồ của Đức Giêsu rồi mà còn đặt mình dưới sự điều khiển của tiền bạc và danh vọng: “Xin thầy cho anh em chúng tôi một người ngồi bên tả, một người ngồi bên hữu trong vinh quang của thầy.” (Mc10,37)
Ông Phêrô, đại đệ tử, môn đồ số một của Đức Kitô mà còn đặt mình dưới quyền điều khiển của Satan. Đức Giêsu phải lớn tiếng mắng ông: “Satan ! Lui lại đàng sau Thầy !” (Mc8, 33).
Chỉ đến khi tất cả các ông khiêm tốn quỳ xuống mở lòng ra đón nhận lấy thần khí Đức Kitô, các ông để Đức Giêsu làm chủ đời mình, lúc đó các ông mới hết loạng quang, mới biết sống hiệp nhất, mới trở thành người Kitô hữu đích thực.
Ngày Tết Tân Mão sắp tới, là một Kitô hữu nếu nằm trong ánh sáng Đức Kitô tôi sẽ ăn một cái Tết tưng bừng, vui vẻ, tràn đầy hồng ân của tình thương Đức Kitô và của mọi người trong tình hiệp nhất yêu thương, nên một với nhau.
Ngược lại, cho dù là một Kitô hữu, mà tôi lại nằm trong tối tăm của Satan, thì tôi sẽ ăn một cái Tết xa xỉ kiêu căng, trong pháo đỏ rượu hồng, trong ăn nhậu say xỉn, trong bài bạc và trong chia rẽ ganh ghét bè phái mà mãnh lực thế gian sẽ đưa dẫn tôi đến. Như thế chắc chắn sự bình an sẽ không có ở đó, vì Thiên Chúa sẽ không bao giờ hiện diện trong những mầm mống cạnh tranh chia rẽ đó, và ơn gọi Kitô hữu của tôi không phải để làm những cái đó.
Lạy Đức Kitô Giêsu là ánh sáng, là nguồn bình an và là sự hiệp nhất yêu thương của con, của mọi gia đình, mọi cộng đoàn chúng con, xin làm chủ tâm hồn, làm chủ gia đình, làm chủ cộng đoàn chúng con trong những ngày cuối năm Canh Dần và trong dịp Tết Tân Mão này.
Thánh Phao lô đã khuyến cáo sự chia rẽ trong hàng ngũ giáo dân Côrintô (1Cr 1, 12-13): người thì nói “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô”, kẻ thì nói “Tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc về Đức Kitô”. Đến nỗi Phaolô phải kêu lên: “Thế ra Đức Kitô đã bị chia năm xẻ bảy rồi ư ?”
Trong những ngày cuối năm Canh Dần, chuẩn bị bước sang năm mới Tân Mão, “cuối năm ngồi tính lại sổ đời”, nhìn người rồi lại nghĩ đến mình. Chúng ta cũng cần phải cầu nguyện cho sự hiệïp nhất của mỗi giáo xứ, mỗi cộng đoàn. Kinh Thánh khẳng định: Chỉ một Đức Giêâsu Kitô (không phải ai khác), đã chịu đóng đinh thập giá vì chúng ta. Chính Đức Giêsu làm cho chúng ta liên kết yêu thương nhau trong một thân mình nhờ cái chết và sự Phục Sinh của Người.
Chúng ta đang ở trong những ngày cuối cùng của năm Canh Dần. Chu kỳ của trái đất đến đây là giáp một vòng quay quanh mặt trời, và như thế là tròn một năm trên trái đất chúng ta đang ở. Những người cao niên đã thấy rõ thời gian đang kéo con người đi theo chu kỳ của nó, và cũng nhận thấy rằng đời người thật ngắn ngủi, ngắn như hoặc ngắn hơn một cái chớp mắt nữa.
Trong một ngày cuối năm, ông Tản Đà, một thi sĩ thời tiền chiến, khi nhìn vào thân phận mình đã ngán ngẩm mà thốt lên:
“Vèo trông lá rụng đầy sân,
Công danh ngắn ngủi có ngần ấy thôi”
Ngày đời của người ta, danh vọng tiền tài thoáng qua nhanh như vệt rơi của một chiếc lá lìa cành, nằm khô héo, bất động cô đơn trên sân nắng.
Tuy nhiên, có một sự nghịch lý trong đời mỗi con người chúng ta mà Kinh Thánh đã nói đến trong thư Rôma đoạn 7 từ câu 15 đến câu 25. Đó là: Thực sự ai cũng biết được cái ngắn ngủi như “bóng câu qua cửa sổ” của đời người. Ai cũng biết được cái “phù vân, tất cả chỉ là phù vân” của tiền tài danh vọng. Thế nhưng éo le thay, không một ai có thể thoát ra khỏi cái vòng kiềm tỏa của mãnh lực đó. Nó dai dẳng như những vòi của con bạch tuộc, đeo đẳng cho đến ngày cuối cùng, khi con người nằm hẳn xuống không còn cục cựa được nữa mới thôi.
Những tấm gương trước mắt như ông chủ tịch đảng, chủ tịch nhà nước Rômani ngày nào. Tiền của, bạc vàng đã làm ông mờ con mắt, tối lương tri. Khi hai vợ chồng ông bị chết co quắp dưới làn đạn của phe đối nghịch, người ta mới khám phá ra kho vàng bạc của ông còn lớn hơn kho tàng trong chuyện thần thoại Alibaba nữa.
Ông Marcos, một tổng thống Công Giáo người Philippines, sau khi bị thất thế phải chạy sang đảo Hạ Uy Di. Khi ông chết, số tiền bất chính của vợ chồng ông được kiểm kê lên tới hàng mấy trăm triệu, có khi hàng tỷ đôla Mỹ.
Mỗi người chúng ta, sống trên cõi đời này, trong thẳm sâu tâm não luôn có 2 tiếng gọi:
1- Tiếng gọi của tiền bạc.
2- Tiếng gọi của Thánh Thần Thiên Chúa.
Tiếng gọi coi tiền của bạc vàng như là Chúa của mình là tiếng gọi của Satan. Tiếng gọi của Thánh Thần là tiếng gọi của lương tâm, của Thần Khí Đức Kitô, và là của chính Đức Kitô.
Gốc của con người chúng ta là tội. Chìm đắm trong tội lụy, chúng ta dễ nghiêng về, dễ bị cuốn hút về tiếng gọi của tiền của. Cho dù là con người thời cổ xưa, hay con người văn minh điện tử thời @ ngày nay cũng vậy. Khẩu hiệu của thế giới, nhất là của những nước nghèo, vẫn là: “Làm giàu trước hết!” Vì vậy không một ai có thể tự mình biết được đường lối của Thiên Chúa, ngoại trừ những kẻ được Thiên Chúa gọi, mà Thiên Chúa thì Ngài gọi hết mọi người. Đây là một chân lý của đức tin, Lời Chúa qua miệng ngôn sứ Isia đã nói rõ vấn đề này, và bài tin mừng theo thánh Mátthêô (4,16) cũng lập lại: “Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong bóng tối của tử thần nay được thấy ánh sáng bừng lên chiếu dọi.”
Chính loài người chúng ta là những dân đang ngồi trong tối tăm. Xứ sở của thế gian là xứ sở của tham sân xi, của mãnh lực tiền bạc, háo danh, háo lợi, ganh ghét, kiêu căng, chia rẽ và hỗn loạn. Ai ở trong vòng kiềm tỏa của những thế lực này là ở trong tối tăm và loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng mình.
Khi Đức Giêsu đến, chính Người là sự sáng. Aùnh sáng của Đức Kitô chiếu dọi vào trong tối tăm, không phải tối tăm của thế gian chung chung, mà vào sâu thẳm trong tấm lòng mọi người để xua đuổi tối tăm của Satan và kêu mời dẫn đưa người ta vào vương quốc của ánh sáng Thiên Chúa.
Nếu Đức Giêsu không gọi Andrê, Simon Phêrô, Giacôbê, Gioan thì các ông này muôn đời cũng chỉ là những người chài lưới bình thường, làm bạn với cá tôm biển hồ như trăm nghìn người chài lưới khác, làm sao các ông có thể trở thành những người ngư phủ sắt người được (Mc 1,18)?
Suốt chiều dài lịch sử cứu độ, kể từ Adam, không một ai có thể tự mình đến cùng Thiên Chúa. Tất cả phải được mời gọi, lôi kéo. Ađam Evà phạm tội thì chạy trốn và đi ẩn mình trong cỏ cây tạo vật (không ẩn mình vào Thiên Chúa!). Thiên Chúa phải đi tìm, đi gọi để cứu Adam và cứu cả loài người. Trong suốt lịch sử nhân loại, Thiên Chúa phải đi tìm, đi gọi từng người. Từ Abraham, Môsê, Đavít, cho đến các vị thánh, và tất cả chúng ta, nếu không được lôi kéo thì tất cả vẫn cứ nằm trong tối tăm, u buồn của Satan và sự chết. Tất cả chỉ là ơn. Nhận thức rõ được sự thật này mới dễ giữ đạo và mới sống đạo tốt được.
Không ai dám hãnh diện là mình trưởng thành trong việc sống đạo. Cũng không ai phải tự ti là mình ấu trĩ trong việc giữ đạo. Tất cả chỉ mù tịt trong việc giữ đạo mà thôi ! Phải xác tín rằng đạo Công Giáo không phải là một tôn giáo đầy dẫy những lý thuyết tốt lành, thần học cao siêu, mà đạo chúng ta là “một con người” sờ được, đụng được. Đó là Đức Giêsu Kitô. Ai ở trong con người ấy và chỉ ở trong con người ấy mới có đạo. Mọi sự cao siêu tốt lành đều chỉ phát xuất từ con người đó mà thôi.
Khi Con Thiên Chúa bắt đầu rao giảng tin mừng về nước Thiên Chúa thì Người đi tìm và mời gọi người ta. Tất cả chúng ta là những người được hưởng ơn gọi như Anrê, như Simon, Phêrô. Vì đạo của Đức Kitô là đạo mặc khải, đạo từ trời đem xuống, không phải là đạo từ đất mọc lên, do con người ta sáng chế ra. Thiên Chúa có mặc khải cho ai thì người ấy mới có được đạo, như chính Đức Chúa Giêâsu nói: “Cha trên trời chỉ mặc khải cho những kẻ bé mọn”. Nhưng ở trần gian này, từ Adam đến con người cuối cùng ngày tận thế, chẳng có ai bé mọn. Chỉ có con người từ trời xuống là Đức Giêsu mới là người bé mọn trước mắt Cha là Thiên Chúa. Vì thế chỉ có một Đức Giêsu là người có đạo đích thực và giữ đạo hoàn toàn tốt lành trọn hảo. Còn tất cả chúng ta giữ đạo một cách méo mó, dễ bị phân hóa, chia rẽ, bè đảng. Ai cũng mong tìm vinh dự, tranh đấu cho quyền lợi ảnh hưởng của nhóm mình, của tổ chức, đoàn hội của mình. Không ai chịu nhường ai. Cánh nào cũng muốn “chơi nổi”. Không chịu “xấu chung hơn tốt lỏi” đi đến chỗ “đoàn kết để chia rẽ”! Như thế vô hình chung chúng ta đã loại trừ nhau, không nhận nhau là anh em mặc dù miệng vẫn rộn rã đọc “Lạy Cha chúng con ở trên trời”. Như thế chúng ta không biết Cha, mà cũng chẳng biết Con làm sao chúng ta giữ đạo. Đức Giêsu nói: “Không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho.” (Mt, 11,27)
Vậy tất cả loài người, không trừ một ai, muốn giữ đạo cho đích thực, muốn hiệp nhất yêu thương, phải giữ đạo, phải hiệp nhất vơiù Đức Kitô, và trong Đức Kitô.
Trong những ngày cuối năm Canh Dần và trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất này, xin Đức Giêsu Kitô cho mỗi người chúng ta nhận ra rằng: trên mặt đất này, dù giàu có, vinh quang hay nghèo hèn khốn khổ, tất cả chỉ nằm trong hai thế lực: một là thế lực của tối tăm chia rẽ do Satan điều khiển; hai là mãnh lực của sự sáng hiệp nhất trong quyền năng của Đức Kitô Phục Sinh. Hôm nay tuy là Kitô hữu nhưng tôi đang chịu dưới quyền điều khiển nào ? Đức Giêsu Kitô Phục Sinh đang làm chủ đời tôi để tôi biết sống hiệp nhất với anh em, hay mãnh lực tiền bạc, kiêu căng, danh vọng, đam mê, thế gian làm chủ tôi, làm tôi gâyxáo trộn, chia rẽ, phân hóa, xa rời anh em.
Hai ông Giacôbê, Anrê, đã làm môn đồ của Đức Giêsu rồi mà còn đặt mình dưới sự điều khiển của tiền bạc và danh vọng: “Xin thầy cho anh em chúng tôi một người ngồi bên tả, một người ngồi bên hữu trong vinh quang của thầy.” (Mc10,37)
Ông Phêrô, đại đệ tử, môn đồ số một của Đức Kitô mà còn đặt mình dưới quyền điều khiển của Satan. Đức Giêsu phải lớn tiếng mắng ông: “Satan ! Lui lại đàng sau Thầy !” (Mc8, 33).
Chỉ đến khi tất cả các ông khiêm tốn quỳ xuống mở lòng ra đón nhận lấy thần khí Đức Kitô, các ông để Đức Giêsu làm chủ đời mình, lúc đó các ông mới hết loạng quang, mới biết sống hiệp nhất, mới trở thành người Kitô hữu đích thực.
Ngày Tết Tân Mão sắp tới, là một Kitô hữu nếu nằm trong ánh sáng Đức Kitô tôi sẽ ăn một cái Tết tưng bừng, vui vẻ, tràn đầy hồng ân của tình thương Đức Kitô và của mọi người trong tình hiệp nhất yêu thương, nên một với nhau.
Ngược lại, cho dù là một Kitô hữu, mà tôi lại nằm trong tối tăm của Satan, thì tôi sẽ ăn một cái Tết xa xỉ kiêu căng, trong pháo đỏ rượu hồng, trong ăn nhậu say xỉn, trong bài bạc và trong chia rẽ ganh ghét bè phái mà mãnh lực thế gian sẽ đưa dẫn tôi đến. Như thế chắc chắn sự bình an sẽ không có ở đó, vì Thiên Chúa sẽ không bao giờ hiện diện trong những mầm mống cạnh tranh chia rẽ đó, và ơn gọi Kitô hữu của tôi không phải để làm những cái đó.
Lạy Đức Kitô Giêsu là ánh sáng, là nguồn bình an và là sự hiệp nhất yêu thương của con, của mọi gia đình, mọi cộng đoàn chúng con, xin làm chủ tâm hồn, làm chủ gia đình, làm chủ cộng đoàn chúng con trong những ngày cuối năm Canh Dần và trong dịp Tết Tân Mão này.