TƯỞNG NHỚ CHA BỀ TRÊN
PHAOLÔ LÊ TẤN THÀNH
NHÂN GIỖ MÃN TANG
Sở dĩ lấy mốc 1960 cho bài viết của mình, vì đó là thời gian Cha Bề Trên Phaolô được gọi về nước (Cha du học tại Paris - Pháp) và được cắt cử làm Giáo sư Chủng viện Sài Gòn cho đến ngày nghỉ hưu (sáng Chúa Nhật 19.9.2005).
Suốt 45 năm gắn bó miệt mài với việc đào tạo hàng linh mục cho Hội Thánh tại cơ sở Chủng viện Sài Gòn, trong đó có 13 năm làm Giám đốc Đại Chủng viện (1992 – 2005), cùng nhiều người khác, Cha Bề Trên vừa là chứng nhân lịch sử vừa là người góp phần lèo lái để dẫn dắt Chủng viện qua biết bao nhiêu thác ghềnh...
Ngày 07.10.2018, đúng dịp lễ Đức Mẹ Mân Côi, sau 13 năm nghỉ hưu, Chúa đã gọi Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành về chốn an nghỉ muôn đời, để lại cho lớp lớp học trò nhiều thương tiếc.
Hôm nay, chuẩn bị giỗ mãn tang Cha Bề Trên Phaolô (7.10.2019 - 7.10.2021), nhất là dịp lễ giỗ lại diễn ra cách âm thầm trong hoàn cảnh dịch bệnh tràn lan, chúng tôi xin ghi lại đây bài viết hiếm hoi của Cha Bề Trên như một nhánh hương lòng dâng lên người Thầy cao cả của mình.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Cha Bề Trên và xin Cha Bề Trên tiến cử cho chúng ta trước tòa Chúa.
Học trò và là cháu của Cha Bề Trên
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
Sau đây là bài viết của Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành:
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
(từ 1960 đến nay)
I. VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC TRONG GIÁO PHẬN SÀI GÒN NHỮNG NĂM 1960.
Trong những năm đầu thập niên 1960, việc đào tạo linh mục được thực hiện tại Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse, số 6 đường Cường Để, với cha André Lesouef, thuộc Hội Thừa sai Paris, làm Giám đốc từ năm 1952. Ngoài ra, còn có nhiều nơi khác như chủng viện thánh Tôma, Bùi Chu, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định; chủng viện Xuân Bích, trong khuôn viên dòng thánh Phaolô thành Chartres, Thị Nghè, qui tụ các chủng sinh di cư của 10 giáo phận Miền Bắc.
Để việc đào tạo được thống nhất, các Đấng Bề trên quyết định sáp nhập các chủng sinh di cư vào một ĐCV duy nhất trong giáo phận là ĐCV Thánh Giuse nói trên. Lúc ấy, ĐCV Thánh Giuse chỉ có một ngôi nhà ba tầng được xây dựng từ năm 1932, không thể đủ chỗ ở cho chủng sinh. Vì thế, việc sáp nhập sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn.
Về mặt nhân sự, cha Giuse Phạm Văn Thiên, Sài Gòn, được bổ nhiệm làm Giám đốc; phó Giám đốc ban Thần học là cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, Lạng Sơn; cha Đaminh Trần Thái Hiệp, Bùi Chu, phó Giám đốc Ban Triết học. Ban giáo sư gồm 10 linh mục từ các giáo phận: Sài Gòn, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm. Từ năm học 1962-1963, có thêm nhiều linh mục cả triều lẫn dòng tu nữa. (xem Phụ lục I).
Trường sở là ngôi nhà ba tầng, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định của các linh mục Bùi Chu cho mượn trong hai năm.
Giai đoạn 1: năm học 1960 - 1961.
Ban Triết học qui tụ các chủng sinh mới địa phương và di cư,
Ban Thần học qui tụ các chủng sinh di cư.
Giai đoạn 2: năm học 1961 - 1962.
Ban Triết học tiếp tục ở lại, chờ hai khu nhà ba tầng được xây dựng ở số 6 đường Cường Để mới dời đi.
Ngôi nhà mới cho Ban Thần học đã được xây dựng xong. Cha Giám đốc A. Lesouef đã từ chức, Cha Giám đốc Giuse Phạm Văn Thiên và các cha giáo sư Thần học cùng với các thầy sang Đại Chủng viện Thánh Giuse số 6 đường Cường Để, sáp nhập với các thầy địa phương.
Cha Giuse Thân Văn Tường làm phó Giám đốc thay thế cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ đã được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Long Xuyên từ ngày 24 tháng 11 năm 1960.
Giai đoạn 3: năm học 1962 - 1963.
Cha phó Giám đốc Đaminh, các cha giáo và các thầy sang qua hai ngôi nhà mới của Ban Triết vừa xây dựng xong ở 6 Cường Để. Tổng số các thầy năm học này là 235.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, việc giảng dạy và học tập sử dụng tiếng Việt, không còn dùng tiếng La tinh hay tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Ban Giám đốc và Ban giáo sư toàn là người Việt nam. Đại đa số đã học tại những Đại học Công Giáo Âu châu như Rôma - Ý, Paris - Pháp, Fribourg - Thuỵ sĩ, Louvain - Bỉ, và sau nầy ở những nước như Đức, Mỹ hay Úc. Từ năm 1963 đến năm 1975 có thêm các cha triều và dòng tham gia công việc giảng dạy nữa.
Việc giảng dạy và học tập được thực hiện và hỗ trợ hiệu lực hơn, nhờ những văn kiện của công đồng Vatican II: Sắc lệnh Optatam totius về việc Đào tạo linh mục, và Presbyterorum ordinis về Đời sống và Tác vụ linh mục, nhất là sau nầy còn có Tông huấn Pastores dabo vobis.
Như vậy, lịch sử Đại Chủng viện Thánh Giuse có thêm một trang mới từ năm 1960. Cũng chính trong năm nầy, lịch sử Giáo hội Việt Nam ghi nhận một kỷ nguyên mới: việc thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 1960.
II. HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM.
Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Toà Thánh đã bổ nhiệm hai linh mục Hội Thừa sai Paris: cha Pallu làm Giám mục Đại diện Tông Toà Địa phận Đàng Ngoài và cha Lambert de la Motte làm Giám mục Đại diện Tông Toà Đàng Trong.
Trước năm 1960, các giám mục ở Việt Nam đều là giám mục hiệu toà, thay mặt Đức Giáo Hoàng quản trị phần lãnh thổ mang tên Hạt Đại diện Tông toà.
Từ ngày 24 tháng 11 năm 1960, ngày Hàng giáo phẩm Việt Nam được thiết lập, các giám mục là giám mục chánh toà, quyền hành của các ngài là: thông thường, riêng biệt, trực tiếp [Giáo Luật khoản 381 & 1].
(Hiệu toà là tên một giáo phận, giáo tỉnh thời xưa miền Trung Đông hay Bắc Phi, ví dụ: ĐTGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, hiệu toà Agnusiensis, giáo tỉnh Ai Cập, toà giám mục là Alexandria; ĐGM Louis Phạm Văn Nẫm hiệu toà Acufidensis, giáo tỉnh Mauritania...).
Có ba giáo phận mới được thiết lập: Long Xuyên tách ra từ giáo phận Cần Thơ, Mỹ Tho và Đà Lạt tách ra từ giáo phận Sài Gòn.
Bốn Giám mục mới, được tấn phong ngày 22 tháng 1 năm 1961 tại Sài Gòn:
- Antôn Nguyễn Văn Thiện, giám mục giáo phận Vĩnh Long;
- Micae Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục giáo phận Long Xuyên;
- Giuse Trần Văn Thiện, giám mục giáo phận Mỹ Tho;
- Philipphê Nguyễn Kim Điền, giám mục giáo phận Cần Thơ.
Như đã kể trên, Đại Chủng viện Thánh Giuse được vinh dự đầu tiên là cha Phó Giám đốc Micae Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám mục Long Xuyên. Cha Giuse Thân Văn Tường làm Phó Giám đốc thay thế ngài.
Năm 1961, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, từ Cần Thơ được chuyển về làm Tổng Giám mục Sài Gòn.
Từ năm học 1962 - 1963 đến năm 1966, sinh hoạt ổn định. Trong thời gian này cũng có 2 sự kiện đáng ghi nhận:
- Các thầy di cư chọn gia nhập một trong ba giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho hay Đà Lạt.
- Phân nửa số chủng sinh độ tuổi 20 - 21 phải đi quân dịch một thời gian.
Cuối năm 1965, Toà Thánh thiết lập hai giáo phận mới từ giáo phận Sài Gòn:
- Xuân Lộc ngày 11 tháng 10, và chọn linh mục Giuse Lê Văn Ấn, được tấn phong Giám mục giáo phận ngày 8 tháng 1 năm 1966, làm Giám mục giáo phận;
- Phú Cường ngày 14 tháng 10 năm 1966, và chọn Cha Giám đốc ĐCV Sài Gòn Giuse Phạm Văn Thiên, được tấn phong Giám mục giáo phận ngày 6 tháng 12 năm 1966. Một vinh dự nữa dành cho Đại Chủng viện Thánh Giuse.
Cha Giacôbê Nguyễn văn Mầu được bổ nhiệm làm Giám đốc chủng viện năm 1966, thay cho Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên. Năm 1968, Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, giám mục giáo phận Vĩnh Long, vì lý do sức khoẻ đã từ chức để qua Pháp chữa bịnh. Cha Giám đốc Giacôbê được Toà Thánh bổ nhiệm thay thế Đức Cha Antôn. Cha Giacôbê đươc tấn phong Giám mục ngày 12 tháng 9 năm 1968. Đây là lần thứ ba Đại Chủng viện Thánh Giuse được một vinh dự nữa.
Cha Giám đốc kế tiếp là cha Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên. Vào giữa tháng 4 năm 1975, cùng với hai cha Giám đốc ĐCV Vĩnh Long và Long Xuyên, Cha Giám đốc Phaolô sang Rôma tham dự một hội nghị về Đại Chủng viện. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cha không trở về Việt Nam được. Cha qua Paris tạm cư và qua đời tại đó; Cha Đaminh Trần Thái Hiệp làm Giám đốc thay thế.
III. ĐẠI CHỦNGVIỆN THÁNH GIUSE SAU NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.
1. Giai đoạn 1975 - 1986: Chờ đợi, Lao động.
Sau 30/4/1975, chỉ còn chủng sinh thành phố chưa học xong được tiếp tục học trong một ít học kỳ ba tháng, chương trình học gồm những môn học chủ yếu. Các thầy đã học xong phải chờ được phong chức, cũng như những thầy chưa học hết chương trình chờ ĐCV được mở lại.
Trong thời gian chờ đợi, các thầy học xong đi lên một nông trường ở huyện Củ Chi tham gia với những tu sĩ trong công việc canh tác trồng trọt. Các thầy khác ở tại trường hay ở nhà tham gia lao động sản xuất của một Hợp tác xã chuyên sản xuất mành trúc để xuất khẩu. Ngoài ra, chính các thầy cũng có một Tổ hợp sản xuất vỏ xe đạp tại cơ sở ĐCV.
2. Giai đoạn 1986 - 1987: Đại Chủng viện hoạt động trở lại.
Bằng văn bản số 44/BTG đề ngày 18/11/1986, ĐCV được hoạt động trở lại. Trường nhận chủng sinh của 6 giáo phận: Thành phố HCM, Đà Lạt, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường, Xuân Lộc. Khoá I 1986 - 1992 có 50 chủng sinh. Sau 6 năm mới được mở khoá II. Số chủng sinh được ấn định là 30.
Lễ khai giảng khoá I được tổ chức long trọng ngày 06 tháng 2 năm 1987. Ban Giám đốc gồm:
- Cha Đa Minh Trần Thái Hiệp, Giám đốc,
- Cha Phaolô Lê Tấn Thành, Phó Giám đốc thường trực,
- Cha Gioan Bt. Huỳnh Công Minh, Phó Giám đốc.
3. Giai đoạn 1987 - 2005.
Vì lý do sức khoẻ của cha Giám đốc, công việc điều hành ĐCV đều do 2 Phó Giám đốc đảm nhận. Năm 1992, cha Đaminh Trần Thái Hiệp qua đời, và cha Phaolô Lê Tấn Thành chính thức nhận chức vụ Giám đốc ĐCV Thánh Giuse từ đó cho đến ngày 25 tháng 6 năm 2005, khi ngài xin nghỉ hưu.
Về ban giáo sư, ngoài các cha triều và dòng tu ở thành phố, còn có các cha đại diện 5 giáo phận khác tham gia.
Năm 1990, Ban Tôn giáo Chánh phủ cho mở khoá II. Số chủng sinh vẫn là 50, được phân phối riêng cho mỗi giáo phận. Định kỳ tuyển sinh sẽ là mỗi 3 năm một lần, theo văn bản 207CV/TCCP ngày 14/11/1990.
Tuy nhiên đến năm 1993 lại có Thông báo 24 TB/TGCP, trường được chiêu sinh mỗi 2 năm một lần. Thông báo nầy sẽ được áp dụng cho đến năm 2006, trường mới được chiêu sinh mỗi năm một khoá. Khoá III đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 1993.
IV. CƠ SỞ ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE.
Theo Thông báo kể trên, số chủng sinh đã tăng lên trong những năm tới. Do nhu cầu về nhân sự và cơ sở, ngày 18 tháng 10 năm 1993, Ban Giám đốc đã thỉnh cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam kiến nghị với Chánh quyền cho mở thêm một Đại Chủng viện nữa.
Trải qua những trao đổi của các Giám mục liên quan cũng như của Ban Giám đốc, ngày 26.10.1999 HĐGM Việt Nam được Ban Tôn giáo Chánh phủ thông báo: “Về ý kiến của Thủ tướng Chánh phủ đồng ý cho Giáo Hội Công Giáo mở Cơ sở 2 Đại Chủng viện Thánh Giuse tại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
Ban Giám đốc đã tiến hành lập đề án tổ chức cụ thể cơ sở 2, và ngày 27.12.1999 đã gởi đề án cho những nơi được chỉ định. Thế rồi, trong thời gian chờ đợi được mở Cơ sở 2, lại xảy ra những khó khăn, trở ngại từ nhiều phía, kéo dài nhiều năm, như có kiến nghị được mở một ĐCV khác và dưới sự điều hành của một ban đào tạo khác, như trường hợp ở một giáo phận miền Trung. Cũng may là bất khả thi.
Cuối cùng, cơ sở 2 cũng được hoạt động. Ngày 15-10-2006, Cơ sở 2 tại Xuân Lộc bắt đầu năm học mới.
Từ năm 1993, 6 giáo phận được gởi một số linh mục xuất thân từ Đại Chủng viện Thánh Giuse đi du học ở nước ngoài: Pháp, Ý, Úc, Mỹ. Trước tiên, Tổng Giáo phận TPHCM đã gởi 6 linh mục sang Paris, học tại Đại học Công Giáo, kế tiếp, gởi 4 linh mục sang học tại Rôma. Các giáo phận khác cũng lần lượt gởi linh mục du học nước ngoài.
Như đã nói, trong thời gian từ 1960 đến 1975, Đại Chủng viện được vinh dự có 3 người trong Ban Giám đốc làm Giám mục giáo phận Long Xuyên, Phú Cường và Vĩnh Long. Đối lại, sau năm 1975, Ban giáo sư được danh dự thấy những bạn “đồng nghiệp” được tấn phong Giám mục:
1. Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm giáo sư Giáo Luật, hiện nay Giám mục giáo phận Bà Rịa,
2. Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giáo sư Phụng Vụ, Giám mục giáo phận Phú Cường, vừa nghỉ hưu,
3. Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giáo sư Thần học Tín lý, Giám mục giáo phận Mỹ Tho,
4. Cha Giuse Võ Đức Minh, giáo sư Thánh Kinh, Giám mục giáo phận Nha Trang.
5. Cha Giuse Vũ Duy Thống, giáo sư Giáo hội học, Giám mục giáo phận Phan thiết,
6. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giáo sư Giảng thuyết, Giám Mục Phụ Tá, Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh.
V. ĐẠI CHỦNGVIỆN THÁNH GIUSE TỪ NĂM 2005.
Ngày 26.11.2005, từ giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận mới được thiết lập: giáo phận Bà Rịa. Đức cha Phụ tá Xuân Lộc, Tôma Nguyễn Văn Trâm, được bổ nhiệm giám mục giáo phận Bà Rịa.
Đại Chủng viện Thánh Giuse - Sàigòn chỉ còn dành cho chủng sinh của các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường. Đại Chủng viện ở Xuân Lộc nhận chủng sinh của các giáo phận Xuân Lộc, Đà Lạt, Phan Thiết và Bà Rịa.
PHỤ LỤC
I. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE 1960 - 1975.
Các cha Giám đốc ĐCV, từ năm 1960 đến năm 1975:
* Cha Giuse Phạm Văn Thiên từ năm học 1960 - 1961 đến khi cha được tấn phong Giám mục giáo phận Phú Cường ngày 14. 10. 1965.
* Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu được bổ nhiệm Giám đốc thay thế từ năm 1966 cho đến khi được tấn phong Giám mục giáo phận Vĩnh Long ngày 12. 09. 1968. Tiếp theo là,
* Cha Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên làm Giám đốc cho tới năm 1975.
Các cha Phó Giám đốc :
Năm học 1960 - 1961, học kỳ I, Phó Giám đốc ban Thần học là cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Sau khi cha được tấn phong Giám mục giáo phận Long Xuyên, cha Giuse Thân Văn Tường thay thế ngài. Phó Giám đốc ban Triết là cha Đaminh Trần Thái Hiệp.
A/ Năm học 1960 –1961.
B/ Kể từ năm học 1962 - 1963, ĐCV có thêm những cha sau đây:
Lưu ý:
A/ Có trường hợp cha M. Phạm Hảo Kỳ được qua TCV làm Linh hướng, vì thế cha GB Huyên thay thế. Trừ cha M. Nguyễn Khắc Ngữ và cha A. Phùng Thành, các cha giáo đều phục vụ cho tới 1975.
B/ Trừ hai cha ngoại trú, các cha khác đều phục vụ cho đến năm 1975.
II. TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN.
A. Ngôi nhà cổ kính đã được xây dựng năm 1863.
Mục đích: nhà ba tầng dùng làm phòng và lớp học cho chủng sinh và phòng riêng cho cha Bề trên và các cha giáo sư. Khi có ngôi nhà mới năm 1928, một số phòng nhà cổ dành làm phòng học và phòng lớp cho những chủng sinh hai năm đầu tiên: lớp 8 và lớp 7. Trong thời gian chiến tranh 1939-1945, khi nhà mới bị chiếm dụng, một số phòng khác còn dành cho chủng sinh các lớp lớn.
Sau năm 1975, nhà cổ được một hợp tác xã mượn để tổ chức sản xuất và xuất khẩu mành trúc.
Khoảng năm 1990, sau khi Đại Chủng viện hoạt động trở lại năm 1986, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình dự định dùng làm nhà Hưu dưỡng linh mục giáo phận, nhưng không thực hiện được, nên ngài dùng làm Nhà Truyền thống giáo phận Sài Gòn.
B. Ngôi nhà được xây dựng năm 1928.
Nhà nầy dành cho sáu lớp lớn: các lớp 6, 5, 4, 3, 2 và 1, và sẽ được trùng tu năm 1963 cho hợp với kiến trúc của ba khu nhà mới Thần học và Triết học Đại Chủng viện.
Khi quân đội Nhật xâm chiếm miền Đông Nam Á năm 1941-1942, trường Taberd Sài Gòn bị quân đội Nhật chiếm dụng. Trường được sử dụng ngôi nhà Tiểu Chủng viện (TCV) đến khi chiến tranh chấm dứt. Sau đó, ngôi nhà TCV lại bị trưng dụng, làm Trung tâm Tiếp đón những gia đình Việt Pháp và có quốc tịch Pháp tạm trú, cho đến ít là cuối năm 1948 để di cư sang Pháp.
Để tránh bom đạn chiến tranh, năm 1944 các chủng sinh TCV phải di tản: bốn lớp 8, 7, 6 và 5 lên tạm trú tại gần nhà thờ Lái Thiêu, còn bốn lớp 4, 3, 2 và 1 đi xuống tạm trú tại Cái Nhum, trong ngôi nhà ba tầng của dòng Kitô Vua cho mượn.
Các thầy ĐCV cũng lên tạm trú tại Trường học nam của giáo xứ Lái Thiêu, nhưng một ít lâu lại dời xuống Vĩnh Long.
Công việc giảng dạy và học tập của chủng sinh cũng như của các thầy vẫn được tiếp tục ở những nơi đó.
Sau chiến tranh, từ năm 1946, TCV và ĐCV trở về Sài Gòn.
Tuy nhiên, như kể trên, ngôi nhà TCV vẫn bị chiếm dụng, cũng như lúc bị trường Taberd sử dụng, các chủng sinh TCV đành phải sử dụng các phòng của ngôi nhà được xây dựng năm 1863, và một nhà trệt với tường gạch trơ trụi, không có lớp xi măng bên ngoài, cùng với một nhà trệt khác của ĐCV.
(Nhà trệt khác nầy sẽ được ĐCV sử dụng làm phòng khách và hội trường cho những lớp học chung hay cho những buổi giảng cấm phòng hằng năm của giáo phận từ năm 1987, và được triệt hạ sau năm 2005).
Có thể nói: những chủng sinh nhập học TCV từ năm 1939 đến năm 1948 đã không được dịp ở và học tập trong ngôi nhà được xây dựng năm 1928.
Sau 1975, Bộ Tài chánh mượn ngôi nhà này cho trường Tài chánh Kế toán. Và từ năm 1985, lại có hợp đồng cho mượn thêm 25 năm nữa. Có dự định bán luôn nhà đất cho Bộ, nhưng - có thể nói là may mắn - dự định đó bất khả thi.
Qua nhiều lần trao đổi, kiến nghị với trường Tài chánh Kế toán, cuối cùng trường đã trả nhà lại cho giáo phận năm 2004. Từ đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita cho sử dụng ngôi nhà làm Trung Tâm Mục vụ giáo phận, dưới sự điều hành của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Chí Hoà, ngày 28.1.2013
Lm. Phaolô Lê Tấn Thành
PHAOLÔ LÊ TẤN THÀNH
NHÂN GIỖ MÃN TANG
Đầu năm 2013, vâng lời Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm (lúc bấy giờ còn là Giám Mục Phụ Tá giáo phận Sài Gòn), Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành (nguyên Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn), đang nghỉ hưu tại nhà hưu Chí Hòa, đã viết bài "Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn - từ năm 1960 đến nay", kể lại vắn tắt quá trình sinh hoạt và làm việc của Tiểu và Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, nhất là giai đoạn đầy biến động và khó khăn của lịch sử trong các thập niên cuối thế kỷ XX.
Sở dĩ lấy mốc 1960 cho bài viết của mình, vì đó là thời gian Cha Bề Trên Phaolô được gọi về nước (Cha du học tại Paris - Pháp) và được cắt cử làm Giáo sư Chủng viện Sài Gòn cho đến ngày nghỉ hưu (sáng Chúa Nhật 19.9.2005).
Suốt 45 năm gắn bó miệt mài với việc đào tạo hàng linh mục cho Hội Thánh tại cơ sở Chủng viện Sài Gòn, trong đó có 13 năm làm Giám đốc Đại Chủng viện (1992 – 2005), cùng nhiều người khác, Cha Bề Trên vừa là chứng nhân lịch sử vừa là người góp phần lèo lái để dẫn dắt Chủng viện qua biết bao nhiêu thác ghềnh...
Ngày 07.10.2018, đúng dịp lễ Đức Mẹ Mân Côi, sau 13 năm nghỉ hưu, Chúa đã gọi Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành về chốn an nghỉ muôn đời, để lại cho lớp lớp học trò nhiều thương tiếc.
Hôm nay, chuẩn bị giỗ mãn tang Cha Bề Trên Phaolô (7.10.2019 - 7.10.2021), nhất là dịp lễ giỗ lại diễn ra cách âm thầm trong hoàn cảnh dịch bệnh tràn lan, chúng tôi xin ghi lại đây bài viết hiếm hoi của Cha Bề Trên như một nhánh hương lòng dâng lên người Thầy cao cả của mình.
Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho Cha Bề Trên và xin Cha Bề Trên tiến cử cho chúng ta trước tòa Chúa.
Học trò và là cháu của Cha Bề Trên
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
Sau đây là bài viết của Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành:
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN
(từ 1960 đến nay)
I. VIỆC ĐÀO TẠO LINH MỤC TRONG GIÁO PHẬN SÀI GÒN NHỮNG NĂM 1960.
Trong những năm đầu thập niên 1960, việc đào tạo linh mục được thực hiện tại Đại Chủng viện (ĐCV) Thánh Giuse, số 6 đường Cường Để, với cha André Lesouef, thuộc Hội Thừa sai Paris, làm Giám đốc từ năm 1952. Ngoài ra, còn có nhiều nơi khác như chủng viện thánh Tôma, Bùi Chu, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định; chủng viện Xuân Bích, trong khuôn viên dòng thánh Phaolô thành Chartres, Thị Nghè, qui tụ các chủng sinh di cư của 10 giáo phận Miền Bắc.
Để việc đào tạo được thống nhất, các Đấng Bề trên quyết định sáp nhập các chủng sinh di cư vào một ĐCV duy nhất trong giáo phận là ĐCV Thánh Giuse nói trên. Lúc ấy, ĐCV Thánh Giuse chỉ có một ngôi nhà ba tầng được xây dựng từ năm 1932, không thể đủ chỗ ở cho chủng sinh. Vì thế, việc sáp nhập sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn.
Về mặt nhân sự, cha Giuse Phạm Văn Thiên, Sài Gòn, được bổ nhiệm làm Giám đốc; phó Giám đốc ban Thần học là cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, Lạng Sơn; cha Đaminh Trần Thái Hiệp, Bùi Chu, phó Giám đốc Ban Triết học. Ban giáo sư gồm 10 linh mục từ các giáo phận: Sài Gòn, Bùi Chu, Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn, Phát Diệm. Từ năm học 1962-1963, có thêm nhiều linh mục cả triều lẫn dòng tu nữa. (xem Phụ lục I).
Trường sở là ngôi nhà ba tầng, số 4 đường Hoàng Hoa Thám, Gia Định của các linh mục Bùi Chu cho mượn trong hai năm.
Giai đoạn 1: năm học 1960 - 1961.
Ban Triết học qui tụ các chủng sinh mới địa phương và di cư,
Ban Thần học qui tụ các chủng sinh di cư.
Giai đoạn 2: năm học 1961 - 1962.
Ban Triết học tiếp tục ở lại, chờ hai khu nhà ba tầng được xây dựng ở số 6 đường Cường Để mới dời đi.
Ngôi nhà mới cho Ban Thần học đã được xây dựng xong. Cha Giám đốc A. Lesouef đã từ chức, Cha Giám đốc Giuse Phạm Văn Thiên và các cha giáo sư Thần học cùng với các thầy sang Đại Chủng viện Thánh Giuse số 6 đường Cường Để, sáp nhập với các thầy địa phương.
Cha Giuse Thân Văn Tường làm phó Giám đốc thay thế cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ đã được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Long Xuyên từ ngày 24 tháng 11 năm 1960.
Giai đoạn 3: năm học 1962 - 1963.
Cha phó Giám đốc Đaminh, các cha giáo và các thầy sang qua hai ngôi nhà mới của Ban Triết vừa xây dựng xong ở 6 Cường Để. Tổng số các thầy năm học này là 235.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, việc giảng dạy và học tập sử dụng tiếng Việt, không còn dùng tiếng La tinh hay tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Ban Giám đốc và Ban giáo sư toàn là người Việt nam. Đại đa số đã học tại những Đại học Công Giáo Âu châu như Rôma - Ý, Paris - Pháp, Fribourg - Thuỵ sĩ, Louvain - Bỉ, và sau nầy ở những nước như Đức, Mỹ hay Úc. Từ năm 1963 đến năm 1975 có thêm các cha triều và dòng tham gia công việc giảng dạy nữa.
Việc giảng dạy và học tập được thực hiện và hỗ trợ hiệu lực hơn, nhờ những văn kiện của công đồng Vatican II: Sắc lệnh Optatam totius về việc Đào tạo linh mục, và Presbyterorum ordinis về Đời sống và Tác vụ linh mục, nhất là sau nầy còn có Tông huấn Pastores dabo vobis.
Như vậy, lịch sử Đại Chủng viện Thánh Giuse có thêm một trang mới từ năm 1960. Cũng chính trong năm nầy, lịch sử Giáo hội Việt Nam ghi nhận một kỷ nguyên mới: việc thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam ngày 24 tháng 11 năm 1960.
II. HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM.
Ngày 9 tháng 9 năm 1659, Toà Thánh đã bổ nhiệm hai linh mục Hội Thừa sai Paris: cha Pallu làm Giám mục Đại diện Tông Toà Địa phận Đàng Ngoài và cha Lambert de la Motte làm Giám mục Đại diện Tông Toà Đàng Trong.
Trước năm 1960, các giám mục ở Việt Nam đều là giám mục hiệu toà, thay mặt Đức Giáo Hoàng quản trị phần lãnh thổ mang tên Hạt Đại diện Tông toà.
Từ ngày 24 tháng 11 năm 1960, ngày Hàng giáo phẩm Việt Nam được thiết lập, các giám mục là giám mục chánh toà, quyền hành của các ngài là: thông thường, riêng biệt, trực tiếp [Giáo Luật khoản 381 & 1].
(Hiệu toà là tên một giáo phận, giáo tỉnh thời xưa miền Trung Đông hay Bắc Phi, ví dụ: ĐTGM Phaolô Nguyễn Văn Bình, hiệu toà Agnusiensis, giáo tỉnh Ai Cập, toà giám mục là Alexandria; ĐGM Louis Phạm Văn Nẫm hiệu toà Acufidensis, giáo tỉnh Mauritania...).
Có ba giáo phận mới được thiết lập: Long Xuyên tách ra từ giáo phận Cần Thơ, Mỹ Tho và Đà Lạt tách ra từ giáo phận Sài Gòn.
Bốn Giám mục mới, được tấn phong ngày 22 tháng 1 năm 1961 tại Sài Gòn:
- Antôn Nguyễn Văn Thiện, giám mục giáo phận Vĩnh Long;
- Micae Nguyễn Khắc Ngữ, giám mục giáo phận Long Xuyên;
- Giuse Trần Văn Thiện, giám mục giáo phận Mỹ Tho;
- Philipphê Nguyễn Kim Điền, giám mục giáo phận Cần Thơ.
Như đã kể trên, Đại Chủng viện Thánh Giuse được vinh dự đầu tiên là cha Phó Giám đốc Micae Nguyễn Khắc Ngữ được bổ nhiệm làm Giám mục Long Xuyên. Cha Giuse Thân Văn Tường làm Phó Giám đốc thay thế ngài.
Năm 1961, Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Bình, từ Cần Thơ được chuyển về làm Tổng Giám mục Sài Gòn.
Từ năm học 1962 - 1963 đến năm 1966, sinh hoạt ổn định. Trong thời gian này cũng có 2 sự kiện đáng ghi nhận:
- Các thầy di cư chọn gia nhập một trong ba giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho hay Đà Lạt.
- Phân nửa số chủng sinh độ tuổi 20 - 21 phải đi quân dịch một thời gian.
Cuối năm 1965, Toà Thánh thiết lập hai giáo phận mới từ giáo phận Sài Gòn:
- Xuân Lộc ngày 11 tháng 10, và chọn linh mục Giuse Lê Văn Ấn, được tấn phong Giám mục giáo phận ngày 8 tháng 1 năm 1966, làm Giám mục giáo phận;
- Phú Cường ngày 14 tháng 10 năm 1966, và chọn Cha Giám đốc ĐCV Sài Gòn Giuse Phạm Văn Thiên, được tấn phong Giám mục giáo phận ngày 6 tháng 12 năm 1966. Một vinh dự nữa dành cho Đại Chủng viện Thánh Giuse.
Cha Giacôbê Nguyễn văn Mầu được bổ nhiệm làm Giám đốc chủng viện năm 1966, thay cho Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên. Năm 1968, Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện, giám mục giáo phận Vĩnh Long, vì lý do sức khoẻ đã từ chức để qua Pháp chữa bịnh. Cha Giám đốc Giacôbê được Toà Thánh bổ nhiệm thay thế Đức Cha Antôn. Cha Giacôbê đươc tấn phong Giám mục ngày 12 tháng 9 năm 1968. Đây là lần thứ ba Đại Chủng viện Thánh Giuse được một vinh dự nữa.
Cha Giám đốc kế tiếp là cha Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên. Vào giữa tháng 4 năm 1975, cùng với hai cha Giám đốc ĐCV Vĩnh Long và Long Xuyên, Cha Giám đốc Phaolô sang Rôma tham dự một hội nghị về Đại Chủng viện. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cha không trở về Việt Nam được. Cha qua Paris tạm cư và qua đời tại đó; Cha Đaminh Trần Thái Hiệp làm Giám đốc thay thế.
III. ĐẠI CHỦNGVIỆN THÁNH GIUSE SAU NGÀY 30 THÁNG 4 NĂM 1975.
1. Giai đoạn 1975 - 1986: Chờ đợi, Lao động.
Sau 30/4/1975, chỉ còn chủng sinh thành phố chưa học xong được tiếp tục học trong một ít học kỳ ba tháng, chương trình học gồm những môn học chủ yếu. Các thầy đã học xong phải chờ được phong chức, cũng như những thầy chưa học hết chương trình chờ ĐCV được mở lại.
Trong thời gian chờ đợi, các thầy học xong đi lên một nông trường ở huyện Củ Chi tham gia với những tu sĩ trong công việc canh tác trồng trọt. Các thầy khác ở tại trường hay ở nhà tham gia lao động sản xuất của một Hợp tác xã chuyên sản xuất mành trúc để xuất khẩu. Ngoài ra, chính các thầy cũng có một Tổ hợp sản xuất vỏ xe đạp tại cơ sở ĐCV.
2. Giai đoạn 1986 - 1987: Đại Chủng viện hoạt động trở lại.
Bằng văn bản số 44/BTG đề ngày 18/11/1986, ĐCV được hoạt động trở lại. Trường nhận chủng sinh của 6 giáo phận: Thành phố HCM, Đà Lạt, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường, Xuân Lộc. Khoá I 1986 - 1992 có 50 chủng sinh. Sau 6 năm mới được mở khoá II. Số chủng sinh được ấn định là 30.
Lễ khai giảng khoá I được tổ chức long trọng ngày 06 tháng 2 năm 1987. Ban Giám đốc gồm:
- Cha Đa Minh Trần Thái Hiệp, Giám đốc,
- Cha Phaolô Lê Tấn Thành, Phó Giám đốc thường trực,
- Cha Gioan Bt. Huỳnh Công Minh, Phó Giám đốc.
3. Giai đoạn 1987 - 2005.
Vì lý do sức khoẻ của cha Giám đốc, công việc điều hành ĐCV đều do 2 Phó Giám đốc đảm nhận. Năm 1992, cha Đaminh Trần Thái Hiệp qua đời, và cha Phaolô Lê Tấn Thành chính thức nhận chức vụ Giám đốc ĐCV Thánh Giuse từ đó cho đến ngày 25 tháng 6 năm 2005, khi ngài xin nghỉ hưu.
Về ban giáo sư, ngoài các cha triều và dòng tu ở thành phố, còn có các cha đại diện 5 giáo phận khác tham gia.
Năm 1990, Ban Tôn giáo Chánh phủ cho mở khoá II. Số chủng sinh vẫn là 50, được phân phối riêng cho mỗi giáo phận. Định kỳ tuyển sinh sẽ là mỗi 3 năm một lần, theo văn bản 207CV/TCCP ngày 14/11/1990.
Tuy nhiên đến năm 1993 lại có Thông báo 24 TB/TGCP, trường được chiêu sinh mỗi 2 năm một lần. Thông báo nầy sẽ được áp dụng cho đến năm 2006, trường mới được chiêu sinh mỗi năm một khoá. Khoá III đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm 1993.
IV. CƠ SỞ ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE.
Theo Thông báo kể trên, số chủng sinh đã tăng lên trong những năm tới. Do nhu cầu về nhân sự và cơ sở, ngày 18 tháng 10 năm 1993, Ban Giám đốc đã thỉnh cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam kiến nghị với Chánh quyền cho mở thêm một Đại Chủng viện nữa.
Trải qua những trao đổi của các Giám mục liên quan cũng như của Ban Giám đốc, ngày 26.10.1999 HĐGM Việt Nam được Ban Tôn giáo Chánh phủ thông báo: “Về ý kiến của Thủ tướng Chánh phủ đồng ý cho Giáo Hội Công Giáo mở Cơ sở 2 Đại Chủng viện Thánh Giuse tại Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
Ban Giám đốc đã tiến hành lập đề án tổ chức cụ thể cơ sở 2, và ngày 27.12.1999 đã gởi đề án cho những nơi được chỉ định. Thế rồi, trong thời gian chờ đợi được mở Cơ sở 2, lại xảy ra những khó khăn, trở ngại từ nhiều phía, kéo dài nhiều năm, như có kiến nghị được mở một ĐCV khác và dưới sự điều hành của một ban đào tạo khác, như trường hợp ở một giáo phận miền Trung. Cũng may là bất khả thi.
Cuối cùng, cơ sở 2 cũng được hoạt động. Ngày 15-10-2006, Cơ sở 2 tại Xuân Lộc bắt đầu năm học mới.
Từ năm 1993, 6 giáo phận được gởi một số linh mục xuất thân từ Đại Chủng viện Thánh Giuse đi du học ở nước ngoài: Pháp, Ý, Úc, Mỹ. Trước tiên, Tổng Giáo phận TPHCM đã gởi 6 linh mục sang Paris, học tại Đại học Công Giáo, kế tiếp, gởi 4 linh mục sang học tại Rôma. Các giáo phận khác cũng lần lượt gởi linh mục du học nước ngoài.
Như đã nói, trong thời gian từ 1960 đến 1975, Đại Chủng viện được vinh dự có 3 người trong Ban Giám đốc làm Giám mục giáo phận Long Xuyên, Phú Cường và Vĩnh Long. Đối lại, sau năm 1975, Ban giáo sư được danh dự thấy những bạn “đồng nghiệp” được tấn phong Giám mục:
1. Cha Tôma Nguyễn Văn Trâm giáo sư Giáo Luật, hiện nay Giám mục giáo phận Bà Rịa,
2. Cha Phêrô Trần Đình Tứ, giáo sư Phụng Vụ, Giám mục giáo phận Phú Cường, vừa nghỉ hưu,
3. Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giáo sư Thần học Tín lý, Giám mục giáo phận Mỹ Tho,
4. Cha Giuse Võ Đức Minh, giáo sư Thánh Kinh, Giám mục giáo phận Nha Trang.
5. Cha Giuse Vũ Duy Thống, giáo sư Giáo hội học, Giám mục giáo phận Phan thiết,
6. Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giáo sư Giảng thuyết, Giám Mục Phụ Tá, Tổng giáo phận thành phố Hồ Chí Minh.
V. ĐẠI CHỦNGVIỆN THÁNH GIUSE TỪ NĂM 2005.
Ngày 26.11.2005, từ giáo phận Xuân Lộc, một giáo phận mới được thiết lập: giáo phận Bà Rịa. Đức cha Phụ tá Xuân Lộc, Tôma Nguyễn Văn Trâm, được bổ nhiệm giám mục giáo phận Bà Rịa.
Đại Chủng viện Thánh Giuse - Sàigòn chỉ còn dành cho chủng sinh của các giáo phận Sài Gòn, Mỹ Tho và Phú Cường. Đại Chủng viện ở Xuân Lộc nhận chủng sinh của các giáo phận Xuân Lộc, Đà Lạt, Phan Thiết và Bà Rịa.
Ngày 25 tháng 6 năm 2005, Cha Phaolô Lê Tấn Thành thôi giữ chức Giám đốc ĐCV. Đại Chủng viện Thánh Giuse có cha Giám đốc mới là Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng. Ngài điều hành ĐCV từ năm 2005 đến 2011. Hiện nay, Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn là Cha Gioakim Trần Văn Hương.
PHỤ LỤC
I. ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE 1960 - 1975.
Các cha Giám đốc ĐCV, từ năm 1960 đến năm 1975:
* Cha Giuse Phạm Văn Thiên từ năm học 1960 - 1961 đến khi cha được tấn phong Giám mục giáo phận Phú Cường ngày 14. 10. 1965.
* Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu được bổ nhiệm Giám đốc thay thế từ năm 1966 cho đến khi được tấn phong Giám mục giáo phận Vĩnh Long ngày 12. 09. 1968. Tiếp theo là,
* Cha Phaolô Huỳnh Ngọc Tiên làm Giám đốc cho tới năm 1975.
Các cha Phó Giám đốc :
Năm học 1960 - 1961, học kỳ I, Phó Giám đốc ban Thần học là cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ. Sau khi cha được tấn phong Giám mục giáo phận Long Xuyên, cha Giuse Thân Văn Tường thay thế ngài. Phó Giám đốc ban Triết là cha Đaminh Trần Thái Hiệp.
A/ Năm học 1960 –1961.
B/ Kể từ năm học 1962 - 1963, ĐCV có thêm những cha sau đây:
Lưu ý:
A/ Có trường hợp cha M. Phạm Hảo Kỳ được qua TCV làm Linh hướng, vì thế cha GB Huyên thay thế. Trừ cha M. Nguyễn Khắc Ngữ và cha A. Phùng Thành, các cha giáo đều phục vụ cho tới 1975.
B/ Trừ hai cha ngoại trú, các cha khác đều phục vụ cho đến năm 1975.
II. TIỂU CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN.
A. Ngôi nhà cổ kính đã được xây dựng năm 1863.
Mục đích: nhà ba tầng dùng làm phòng và lớp học cho chủng sinh và phòng riêng cho cha Bề trên và các cha giáo sư. Khi có ngôi nhà mới năm 1928, một số phòng nhà cổ dành làm phòng học và phòng lớp cho những chủng sinh hai năm đầu tiên: lớp 8 và lớp 7. Trong thời gian chiến tranh 1939-1945, khi nhà mới bị chiếm dụng, một số phòng khác còn dành cho chủng sinh các lớp lớn.
Sau năm 1975, nhà cổ được một hợp tác xã mượn để tổ chức sản xuất và xuất khẩu mành trúc.
Khoảng năm 1990, sau khi Đại Chủng viện hoạt động trở lại năm 1986, Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình dự định dùng làm nhà Hưu dưỡng linh mục giáo phận, nhưng không thực hiện được, nên ngài dùng làm Nhà Truyền thống giáo phận Sài Gòn.
B. Ngôi nhà được xây dựng năm 1928.
Nhà nầy dành cho sáu lớp lớn: các lớp 6, 5, 4, 3, 2 và 1, và sẽ được trùng tu năm 1963 cho hợp với kiến trúc của ba khu nhà mới Thần học và Triết học Đại Chủng viện.
Khi quân đội Nhật xâm chiếm miền Đông Nam Á năm 1941-1942, trường Taberd Sài Gòn bị quân đội Nhật chiếm dụng. Trường được sử dụng ngôi nhà Tiểu Chủng viện (TCV) đến khi chiến tranh chấm dứt. Sau đó, ngôi nhà TCV lại bị trưng dụng, làm Trung tâm Tiếp đón những gia đình Việt Pháp và có quốc tịch Pháp tạm trú, cho đến ít là cuối năm 1948 để di cư sang Pháp.
Để tránh bom đạn chiến tranh, năm 1944 các chủng sinh TCV phải di tản: bốn lớp 8, 7, 6 và 5 lên tạm trú tại gần nhà thờ Lái Thiêu, còn bốn lớp 4, 3, 2 và 1 đi xuống tạm trú tại Cái Nhum, trong ngôi nhà ba tầng của dòng Kitô Vua cho mượn.
Các thầy ĐCV cũng lên tạm trú tại Trường học nam của giáo xứ Lái Thiêu, nhưng một ít lâu lại dời xuống Vĩnh Long.
Công việc giảng dạy và học tập của chủng sinh cũng như của các thầy vẫn được tiếp tục ở những nơi đó.
Sau chiến tranh, từ năm 1946, TCV và ĐCV trở về Sài Gòn.
Tuy nhiên, như kể trên, ngôi nhà TCV vẫn bị chiếm dụng, cũng như lúc bị trường Taberd sử dụng, các chủng sinh TCV đành phải sử dụng các phòng của ngôi nhà được xây dựng năm 1863, và một nhà trệt với tường gạch trơ trụi, không có lớp xi măng bên ngoài, cùng với một nhà trệt khác của ĐCV.
(Nhà trệt khác nầy sẽ được ĐCV sử dụng làm phòng khách và hội trường cho những lớp học chung hay cho những buổi giảng cấm phòng hằng năm của giáo phận từ năm 1987, và được triệt hạ sau năm 2005).
Có thể nói: những chủng sinh nhập học TCV từ năm 1939 đến năm 1948 đã không được dịp ở và học tập trong ngôi nhà được xây dựng năm 1928.
Sau 1975, Bộ Tài chánh mượn ngôi nhà này cho trường Tài chánh Kế toán. Và từ năm 1985, lại có hợp đồng cho mượn thêm 25 năm nữa. Có dự định bán luôn nhà đất cho Bộ, nhưng - có thể nói là may mắn - dự định đó bất khả thi.
Qua nhiều lần trao đổi, kiến nghị với trường Tài chánh Kế toán, cuối cùng trường đã trả nhà lại cho giáo phận năm 2004. Từ đó, Đức Hồng Y Gioan Baotixita cho sử dụng ngôi nhà làm Trung Tâm Mục vụ giáo phận, dưới sự điều hành của Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Chí Hoà, ngày 28.1.2013
Lm. Phaolô Lê Tấn Thành