Chúa nhật cầu nguyện xin ơn chữa lành
Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Mặc dù được sống cùng với Chúa Giêsu và đã được thấy biết bao nhiêu phép lạ Thầy mình làm trước mắt, thế nhưng các tông đồ vẫn luôn lo sợ: sợ không có gì ăn, sợ bão táp làm cho thuyền chìm, sợ quân dữ đến bắt Thầy nên đã bỏ chạy hết, sợ đến nỗi chối Thầy, sợ bị liên lụy nên không dám đi theo Thầy đến tận núi Sọ. Vì thế, chúng ta có thể gọi nhóm Mười Hai này là nhóm “Sợ”. Mãi sau này, khi Chúa Phục Sinh thổi hơi ban Thánh Thần thì nhóm Mười Hai được gọi là nhóm “Không Sợ”.
1. Sợ
Trong thánh lễ “Ngày Toàn Quốc cầu nguyện xin Ơn Chữa lành”, Giáo Hội chọn bài Tin Mừng Maccô kể chuyện các Tông đồ sợ hãi khi đối diện với bão tố.
Sau một ngày giảng dạy dân chúng, Chúa Giêsu bảo các môn đệ chèo thuyền đưa Ngài sang bên kia Biển Hồ. Biển Galilê dài 21km, rộng 12km, xung quanh có những rặng núi bao bọc. Nhiệt độ ở Galilê thuộc miền Bắc Israel và ở Biển Chết thuộc miền Nam chênh lệch nhau, thỉnh thoảng tạo ra những cơn gió mạnh. Biển Galilê nổi sóng dữ dội vì hình thể lòng chảo với núi non bao quanh. Vì thế, người xưa quan niệm rằng, biển là biểu hiện cho những gì nguy hiểm, tối tăm và sợ hãi. Biển động sóng gào biểu trưng cho một thế giới hỗn loạn và phường tội lỗi (x. Is 57, 20). Ý định băng qua bên kia Biển hồ lúc trời đã về chiều quả là một ý định táo bạo, liều lĩnh, bất chấp hiểm nguy.
Tuy vậy, Chúa Giêsu quyết định ra đi và thực hiện phép lạ trên biển với mục đích củng cố đức tin cho các môn đệ, đồng thời biểu lộ uy quyền của Thiên Chúa vượt trên mọi thế lực sự dữ. Chúa Giêsu cùng với các môn đệ và có một số thuyền khác vượt biển giữa trời đêm. Thuyền lướt sóng ra khơi giữa màn đêm. Bão tố cuồng phong bỗng dưng ập đến. Các môn đệ, dù nhiều trải nghiệm về biển cả vẫn hốt hoảng lo lắng hoang mang. Chỉ mình Chúa Giêsu vẫn an nhiên tự tại, vẫn ngủ như không có gì xảy đến. Đêm nay các môn đệ hốt hoảng và trách Thầy: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”.
Gần 2 năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô và cả Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện xin Chúa cho đại dịch mau chấm dứt. Dù Giáo Hội đã cầu nguyện sốt sắng nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát và lan rộng khắp thế giới. Vì thế, nhiều người đã đặt vấn nạn: phải chăng Chúa không nhận lời cầu nguyện? Trong buổi cầu nguyện chiều ngày thứ Sáu, 27-3-2020, Đức Thánh Cha trả lời: Nhân loại đang đi trên một chiếc thuyền, giống như các môn đệ đi trên chiếc thuyền ở biển hồ Galilê. Sóng gió bão táp nổi lên làm mọi người lo sợ. Chính lúc đó, Chúa Giêsu đang tựa gối mà ngủ. Các môn đệ trách Chúa: chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? (x. Mc 4,35-41). Trước sự dữ do đại dịch gây ra, cũng có người trách Chúa như vậy. Chúa đã quở trách các môn đệ: sao kém lòng tin! và Ngài đã ra lệnh cho bão táp phải dừng ngay. Chúa có chương trình của Ngài. Ngài hành động theo ý Ngài muốn, vào lúc Ngài muốn và với phương pháp Ngài muốn. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. Hãy cầu nguyện. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ thấy và hãy gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9). Hãy xin Chúa đoái thương nhân loại khổ đau. Hãy tìm sự công chính và gõ cửa lòng thương xót của Chúa.
Cuộc sống hàng ngày lắm vất vả, nhiều khó khăn, dễ làm chúng ta sợ, đó là sự sợ hãi của kiếp nhân sinh mà ai ai cũng phải đối mặt khi sống giữa thế gian...Người môn đệ trong thân phận của con người cũng cảm thấy mình yếu đuối, không đủ sức mạnh để đối mặt với gian nan cuộc đời và sợ hãi khi tự mình đương đầu trước những bách hại trên hành trình rao giảng.
2. Không sợ
“Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: Im đi! Câm đi!”. Hiệu quả tức khắc “Gió liền tắt, và biển lặng như tờ”. Quát nạt sóng gió xong thì Người nhẹ nhàng trách các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”.
“Ngài là ai mà cả đến gió và biển cũng phải vâng lệnh?”. Đặt câu hỏi như thế cũng có nghĩa là các môn đệ đã nhận ra Thầy của các ông là Đấng quyền năng trên mọi sức mạnh thiên nhiên, Ngài chỉ cần ra lệnh là sóng yên biển lặng. Thầy của các ông còn là Đấng quyền năng trên mọi sự dữ. Người Do thái cho rằng, biển không chỉ là nơi có sóng gió tự nhiên, mà còn là nơi cư ngụ của thủy thần, của ma quỷ và thần dữ, là kẻ chuyên làm hại con người qua những trận cuồng phong. Vậy mà hôm nay, đứng trước phong ba dữ dội, Chúa Giêsu chỉ cần ra lệnh “Im đi ! Câm đi !” giông bão liền im lặng. Điều này có nghĩa: Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng trên ma quỷ và các thứ thủy thần, Ngài buộc nó im là nó phải im; Ngài ra lệnh câm miệng là nó phải vâng theo, không còn dám há miệng để nuốt chửng con người nữa. Uy quyền ấy chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi, như thế, Thầy phải là một vị Thiên Chúa.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy can đảm đối mặt với mọi gian nan. Chính lúc đó, người môn đệ tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, ngay cả trước những kẻ dữ mà không sợ bị bách hại. Người môn đệ ý thức mình yếu đuối, nên luôn tín thác vào Chúa, sống gắn bó với Người. Nhờ đó, sự yếu hèn của người môn đệ sẽ trở nên sức mạnh của Thiên Chúa như thánh Phaolô khẳng định: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).
Sợ sệt có thể làm con người chùn bước trước nghịch cảnh giăng mắc. Chúa căn dặn các tông đồ ‘đừng sợ”. Chúa luôn can thiệp kịp thời những biến cố xảy ra trong lịch sử cứu độ, trong đời sống riêng tư của con người.
Kitô hữu không phải là người không biết sợ, hay không dám khiêm tốn thú nhận là mình sợ. Nhưng họ là người không để nỗi sợ chi phối đời mình, không vì sợ mà không dám sống cho chân lý.
3. Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Trong bối cảnh nhân loại đang hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới: hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã tử vong, dường như con người đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực trước sức hoành hành của con virút quái ác này. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, người kitô hữu tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành. Khi đến trong trần gian để khai mở Nước Trời, Ngài đã tỏ mình ra là Con Thiên Chúa, Đấng mà Chúa Cha sai đến để thực hiện sứ mạng cứu độ. Để thi hành sứ mạng đó, Ngài đã chứng tỏ uy quyền trên sự dữ, bệnh tật và ma quỷ. Ngài chỉ phán một lời là bệnh tật tan biến, ma quỷ phải lui xa.
Giữa cơn đại dịch Covid 19, nhiều người cảm thấy mất phương hướng, bị khủng hoảng khi phải sống trong cảnh túng thiếu, đau khổ, mất mát người thân.... Hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu để xin ơn chữa lành thể xác tâm hồn, hầu giữ vững đức tin và hy vọng vào Ngài.
Tình yêu giải phóng con người khỏi sợ hãi. Thánh Gioan viết: “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo”. Tình yêu giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi, để không còn sợ hãi nữa. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân có thắng vượt được sợ hãi mới chứng tỏ là tình yêu chân thực. Thắng vượt được nỗi sợ càng lớn bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta càng chứng tỏ được là lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu càng tăng thì sợ hãi càng giảm.
Đại dịch Covid 19 làm cả thế giới điêu đứng. Đây là những trận cuồng phong bão táp đổ bộ vào thế giới, ai cũng thấy bằng con mắt thể lý. Vẫn còn đó những trận cuồng phong vô hình, những sang chấn tâm lý, những hệ quả xã hội đã và đang từng ngày tác động vào con người và xã hội hậu Covid.Tâm trạng dân chúng là lo âu sợ hãi vì nhiễm bệnh, nhiều người đã chết và nhiều người thoát chết. Mọi sinh hoạt bị tê liệt, mất việc làm, mất nơi cư trú, mất người thân yêu, con cái mất cha mẹ trở nên mồ côi, mất niềm tin, mất hy vọng vào tương lai … Nhiều người dân đã tháo chạy thoát thân để về quê tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Hệ quả kéo theo là trầm cảm, tâm thần, là cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bị xáo trộn, bị mất thăng bằng. Đó cũng là tình cảnh của những người nghèo trong xã hội Việt Nam trong những ngày qua và những ngày tới.
Trong cơn đại dịch, lòng tin và lời cầu xin vang lên tới Thiên Chúa thật khẩn thiết. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu Đấng Chữa Lành. Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Những bài học trong mùa dịch bệnh: yêu thương liên đới, tiết kiệm, sống vì cộng đồng, cùng nhau vươn lên vượt khó…như những kinh nghiệm sống hậu Covid cho mọi người.
Hôm nay, tại tất cả nhà thờ, nhà nguyện ở Việt Nam, đều hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện xin ơn chữa lành. Chúng ta tin rằng lời cầu xin tha thiết của mọi tín hữu sẽ chạm đến lòng thương xót Chúa. Cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, trẻ em được đến trường, công nhân được đến công xưởng, người nông dân tiếp tục ra đồng… niềm vui và bình an sẽ trở lại với mọi người.
Lạy Giêsu - Đấng Chữa Lành, xin cho chúng con luôn mang trong mình trái tim, đôi mắt và đôi tay của Chúa, để chúng con biết nhìn mà chạnh lòng thương xót, để biết đưa tay ra chữa lành, để biết đồng hành với con người hôm nay trong chính hoàn cảnh của họ. Amen.
Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Mặc dù được sống cùng với Chúa Giêsu và đã được thấy biết bao nhiêu phép lạ Thầy mình làm trước mắt, thế nhưng các tông đồ vẫn luôn lo sợ: sợ không có gì ăn, sợ bão táp làm cho thuyền chìm, sợ quân dữ đến bắt Thầy nên đã bỏ chạy hết, sợ đến nỗi chối Thầy, sợ bị liên lụy nên không dám đi theo Thầy đến tận núi Sọ. Vì thế, chúng ta có thể gọi nhóm Mười Hai này là nhóm “Sợ”. Mãi sau này, khi Chúa Phục Sinh thổi hơi ban Thánh Thần thì nhóm Mười Hai được gọi là nhóm “Không Sợ”.
1. Sợ
Trong thánh lễ “Ngày Toàn Quốc cầu nguyện xin Ơn Chữa lành”, Giáo Hội chọn bài Tin Mừng Maccô kể chuyện các Tông đồ sợ hãi khi đối diện với bão tố.
Sau một ngày giảng dạy dân chúng, Chúa Giêsu bảo các môn đệ chèo thuyền đưa Ngài sang bên kia Biển Hồ. Biển Galilê dài 21km, rộng 12km, xung quanh có những rặng núi bao bọc. Nhiệt độ ở Galilê thuộc miền Bắc Israel và ở Biển Chết thuộc miền Nam chênh lệch nhau, thỉnh thoảng tạo ra những cơn gió mạnh. Biển Galilê nổi sóng dữ dội vì hình thể lòng chảo với núi non bao quanh. Vì thế, người xưa quan niệm rằng, biển là biểu hiện cho những gì nguy hiểm, tối tăm và sợ hãi. Biển động sóng gào biểu trưng cho một thế giới hỗn loạn và phường tội lỗi (x. Is 57, 20). Ý định băng qua bên kia Biển hồ lúc trời đã về chiều quả là một ý định táo bạo, liều lĩnh, bất chấp hiểm nguy.
Tuy vậy, Chúa Giêsu quyết định ra đi và thực hiện phép lạ trên biển với mục đích củng cố đức tin cho các môn đệ, đồng thời biểu lộ uy quyền của Thiên Chúa vượt trên mọi thế lực sự dữ. Chúa Giêsu cùng với các môn đệ và có một số thuyền khác vượt biển giữa trời đêm. Thuyền lướt sóng ra khơi giữa màn đêm. Bão tố cuồng phong bỗng dưng ập đến. Các môn đệ, dù nhiều trải nghiệm về biển cả vẫn hốt hoảng lo lắng hoang mang. Chỉ mình Chúa Giêsu vẫn an nhiên tự tại, vẫn ngủ như không có gì xảy đến. Đêm nay các môn đệ hốt hoảng và trách Thầy: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao?”.
Gần 2 năm trước đây, Đức Thánh Cha Phanxicô và cả Giáo Hội Công Giáo cầu nguyện xin Chúa cho đại dịch mau chấm dứt. Dù Giáo Hội đã cầu nguyện sốt sắng nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát và lan rộng khắp thế giới. Vì thế, nhiều người đã đặt vấn nạn: phải chăng Chúa không nhận lời cầu nguyện? Trong buổi cầu nguyện chiều ngày thứ Sáu, 27-3-2020, Đức Thánh Cha trả lời: Nhân loại đang đi trên một chiếc thuyền, giống như các môn đệ đi trên chiếc thuyền ở biển hồ Galilê. Sóng gió bão táp nổi lên làm mọi người lo sợ. Chính lúc đó, Chúa Giêsu đang tựa gối mà ngủ. Các môn đệ trách Chúa: chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? (x. Mc 4,35-41). Trước sự dữ do đại dịch gây ra, cũng có người trách Chúa như vậy. Chúa đã quở trách các môn đệ: sao kém lòng tin! và Ngài đã ra lệnh cho bão táp phải dừng ngay. Chúa có chương trình của Ngài. Ngài hành động theo ý Ngài muốn, vào lúc Ngài muốn và với phương pháp Ngài muốn. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. Hãy cầu nguyện. Chúa Giêsu đã nói với chúng ta: “Hãy xin thì sẽ được; hãy tìm thì sẽ thấy và hãy gõ cửa thì sẽ mở cho” (Lc 11,9). Hãy xin Chúa đoái thương nhân loại khổ đau. Hãy tìm sự công chính và gõ cửa lòng thương xót của Chúa.
Cuộc sống hàng ngày lắm vất vả, nhiều khó khăn, dễ làm chúng ta sợ, đó là sự sợ hãi của kiếp nhân sinh mà ai ai cũng phải đối mặt khi sống giữa thế gian...Người môn đệ trong thân phận của con người cũng cảm thấy mình yếu đuối, không đủ sức mạnh để đối mặt với gian nan cuộc đời và sợ hãi khi tự mình đương đầu trước những bách hại trên hành trình rao giảng.
2. Không sợ
“Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: Im đi! Câm đi!”. Hiệu quả tức khắc “Gió liền tắt, và biển lặng như tờ”. Quát nạt sóng gió xong thì Người nhẹ nhàng trách các ông: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”.
“Ngài là ai mà cả đến gió và biển cũng phải vâng lệnh?”. Đặt câu hỏi như thế cũng có nghĩa là các môn đệ đã nhận ra Thầy của các ông là Đấng quyền năng trên mọi sức mạnh thiên nhiên, Ngài chỉ cần ra lệnh là sóng yên biển lặng. Thầy của các ông còn là Đấng quyền năng trên mọi sự dữ. Người Do thái cho rằng, biển không chỉ là nơi có sóng gió tự nhiên, mà còn là nơi cư ngụ của thủy thần, của ma quỷ và thần dữ, là kẻ chuyên làm hại con người qua những trận cuồng phong. Vậy mà hôm nay, đứng trước phong ba dữ dội, Chúa Giêsu chỉ cần ra lệnh “Im đi ! Câm đi !” giông bão liền im lặng. Điều này có nghĩa: Chúa Giêsu là Đấng có quyền năng trên ma quỷ và các thứ thủy thần, Ngài buộc nó im là nó phải im; Ngài ra lệnh câm miệng là nó phải vâng theo, không còn dám há miệng để nuốt chửng con người nữa. Uy quyền ấy chỉ có nơi Thiên Chúa mà thôi, như thế, Thầy phải là một vị Thiên Chúa.
Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ hãy can đảm đối mặt với mọi gian nan. Chính lúc đó, người môn đệ tuyên xưng đức tin trước mặt mọi người, ngay cả trước những kẻ dữ mà không sợ bị bách hại. Người môn đệ ý thức mình yếu đuối, nên luôn tín thác vào Chúa, sống gắn bó với Người. Nhờ đó, sự yếu hèn của người môn đệ sẽ trở nên sức mạnh của Thiên Chúa như thánh Phaolô khẳng định: “Khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).
Sợ sệt có thể làm con người chùn bước trước nghịch cảnh giăng mắc. Chúa căn dặn các tông đồ ‘đừng sợ”. Chúa luôn can thiệp kịp thời những biến cố xảy ra trong lịch sử cứu độ, trong đời sống riêng tư của con người.
Kitô hữu không phải là người không biết sợ, hay không dám khiêm tốn thú nhận là mình sợ. Nhưng họ là người không để nỗi sợ chi phối đời mình, không vì sợ mà không dám sống cho chân lý.
3. Tín thác vào Đấng Chữa Lành
Trong bối cảnh nhân loại đang hoang mang lo sợ bởi đại dịch Covid 19 trên toàn thế giới: hàng trăm triệu người đã bị nhiễm bệnh, hàng triệu người đã tử vong, dường như con người đã cảm thấy mỏi mệt và bất lực trước sức hoành hành của con virút quái ác này. Nhưng dưới nhãn quan đức tin, người kitô hữu tin tưởng vào quyền năng của Chúa Giêsu, Đấng Chữa Lành. Khi đến trong trần gian để khai mở Nước Trời, Ngài đã tỏ mình ra là Con Thiên Chúa, Đấng mà Chúa Cha sai đến để thực hiện sứ mạng cứu độ. Để thi hành sứ mạng đó, Ngài đã chứng tỏ uy quyền trên sự dữ, bệnh tật và ma quỷ. Ngài chỉ phán một lời là bệnh tật tan biến, ma quỷ phải lui xa.
Giữa cơn đại dịch Covid 19, nhiều người cảm thấy mất phương hướng, bị khủng hoảng khi phải sống trong cảnh túng thiếu, đau khổ, mất mát người thân.... Hãy cầu nguyện với Chúa Giêsu để xin ơn chữa lành thể xác tâm hồn, hầu giữ vững đức tin và hy vọng vào Ngài.
Tình yêu giải phóng con người khỏi sợ hãi. Thánh Gioan viết: “Tình yêu không biết đến sợ hãi, trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi, vì sợ hãi gắn liền với hình phạt và ai sợ hãi thì không đạt tới tình yêu hoàn hảo”. Tình yêu giúp chúng ta vượt thắng sợ hãi, để không còn sợ hãi nữa. Tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân có thắng vượt được sợ hãi mới chứng tỏ là tình yêu chân thực. Thắng vượt được nỗi sợ càng lớn bao nhiêu thì tình yêu của chúng ta càng chứng tỏ được là lớn lao bấy nhiêu. Tình yêu càng tăng thì sợ hãi càng giảm.
Đại dịch Covid 19 làm cả thế giới điêu đứng. Đây là những trận cuồng phong bão táp đổ bộ vào thế giới, ai cũng thấy bằng con mắt thể lý. Vẫn còn đó những trận cuồng phong vô hình, những sang chấn tâm lý, những hệ quả xã hội đã và đang từng ngày tác động vào con người và xã hội hậu Covid.Tâm trạng dân chúng là lo âu sợ hãi vì nhiễm bệnh, nhiều người đã chết và nhiều người thoát chết. Mọi sinh hoạt bị tê liệt, mất việc làm, mất nơi cư trú, mất người thân yêu, con cái mất cha mẹ trở nên mồ côi, mất niềm tin, mất hy vọng vào tương lai … Nhiều người dân đã tháo chạy thoát thân để về quê tìm đường sống cho bản thân và gia đình. Hệ quả kéo theo là trầm cảm, tâm thần, là cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bị xáo trộn, bị mất thăng bằng. Đó cũng là tình cảnh của những người nghèo trong xã hội Việt Nam trong những ngày qua và những ngày tới.
Trong cơn đại dịch, lòng tin và lời cầu xin vang lên tới Thiên Chúa thật khẩn thiết. Hãy tín thác vào Chúa Giêsu Đấng Chữa Lành. Chúa vẫn luôn đồng hành và ở với chúng ta, ngay cả khi chưa nhận lời chúng ta. Vậy, chúng ta hãy giục lòng tin và cầu xin Chúa cứu giúp.
Những bài học trong mùa dịch bệnh: yêu thương liên đới, tiết kiệm, sống vì cộng đồng, cùng nhau vươn lên vượt khó…như những kinh nghiệm sống hậu Covid cho mọi người.
Hôm nay, tại tất cả nhà thờ, nhà nguyện ở Việt Nam, đều hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện xin ơn chữa lành. Chúng ta tin rằng lời cầu xin tha thiết của mọi tín hữu sẽ chạm đến lòng thương xót Chúa. Cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường, trẻ em được đến trường, công nhân được đến công xưởng, người nông dân tiếp tục ra đồng… niềm vui và bình an sẽ trở lại với mọi người.
Lạy Giêsu - Đấng Chữa Lành, xin cho chúng con luôn mang trong mình trái tim, đôi mắt và đôi tay của Chúa, để chúng con biết nhìn mà chạnh lòng thương xót, để biết đưa tay ra chữa lành, để biết đồng hành với con người hôm nay trong chính hoàn cảnh của họ. Amen.