Khi cầu nguyện chúng ta dâng lên Chúa tâm tình tạ ơn, đồng thời cởi mở tấm lòng, tâm sự cùng Chúa. Đôi khi tấm lòng đó là mớ bòng bong rối bời, bao gồm lo lắng, buồn phiền, lo sợ, pha trộn với đau thương, đen tối, thất vọng, ê chề, chan chứa niềm đau của chính mình hoặc của người thân thương. Chúng ta dâng lên Chúa mối bận tâm đó, bởi chúng ta tự nhận mình yếu đuối, không đủ khả năng giúp mình và cần đến ơn Chúa trợ giúp. Chúng ta định thời gian cầu nguyện, nơi chốn và ngay cả cách cầu nguyện. Tuy nhiên kết quả cầu nguyện, nằm ngoài tầm tay ta; điều này hoàn toàn thuộc về Chúa và do Chúa quyết định. Cầu nguyện thường rập khuân theo thói quen, có nghĩa là lập đi, lập lại cùng phong cách, lời cầu. Cuộc sống tâm linh và cuộc sống thường ngày giống nhau ở điểm lập đi, lập lại. Mỗi ngày chúng ta thức dậy đúng giờ, làm cùng một công việc cần làm cho bản thân trước khi bắt đầu một ngày mới. Khi cầu nguyện, chúng ta bắt đầu bằng tâm tình tạ ơn, sau đó chúng ta cởi mở tấm lòng, tâm sự cùng Chúa điều chúng ta cần, bởi chúng rất gần, liên quan đến cuộc sống.
Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy xin cho lương thực hàng ngày bởi chúng ta cần thực phẩm mỗi ngày. Chúng ta xin Chúa thứ tha tội lỗi bởi con người vừa bất toàn, vừa yếu đuối lại hay chiều theo thân xác. Học từ Thiên Chúa chúng ta cũng cần bỏ qua lỗi lầm thiếu sót của anh em. Đây không phải là một lựa chọn mà là điều phải làm bởi chính chúng ta được Chúa yêu thương, tha thứ. Chúng ta cần thể hiện điều đó với tha nhân. Chúng ta cũng cầu nguyện cho í Chúa được thể hiện để mọi người được sống an vui, hạnh phúc. Í tha nhân thường thay đổi, trong khi í Chúa không bao giờ thay đổi, trước sau như một. Đức Kitô dùng hình ảnh cha mẹ trần thế dù bất toàn còn biết cho con cái điều tốt đẹp. Chúa Cha sẽ ban cho những ai kêu cầu Danh Ngài điều trọn lành, thiện hảo, bởi Ngài là Đấng Thánh. Ngay cả Danh Ngài cũng Chí Thánh vì thế mọi sự đến từ Ngài đều tuyệt vời.
Đức Kitô kể chuyện ba người bạn để nói lên lòng nhân ái Chúa. Người bạn đi đường xa đến nhà anh bạn vào lúc đêm khuya. Chủ nhà không có chi đãi bạn đường xa, anh đến nhà người bạn cùng xóm hỏi mượn của ăn vào giữa đêm khuya. Người bạn đó chính là anh và tôi. Chúng ta được mời gọi dâng lời cầu lên Thiên Chúa bất cứ khi nào chúng ta nhớ đến Chúa, chập tối, giữa đêm hay hoàng hôn. Bất cứ khi nào chúng ta thấy nhu cầu cần cầu nguyện, chúng ta có thể dâng lời cầu xin. Bạn bị thức giấc, lo sợ, phiền muộn giữa đêm, bạn dâng lời cầu xin. Chúa không phiền trách. Đức Kitô còn dậy:
Ai xin sẽ được, tìm sẽ thấy và gõ sẽ mở cho Lc 11,9.
Đây không phải là kinh nghiệm của Kitô hữu bởi ai cũng có kinh nghiệm xin hoài, xin mãi vẫn không nhận được điều mình xin. Điều chắc chắn, rõ ràng là những gì đến từ Chúa đều trọn lành, tốt đẹp, bởi Ngài là Đấng Thánh. Có thể Chúa không ban đúng điều chúng ta xin nhưng ban cho điều khác tốt lành cho ta hơn. Có thể Chúa ban cho sức mạnh nội tâm để vững tin vào Chúa. Có thể Chúa ban ơn khôn ngoan để giải quyết vấn đề. Có thể Chúa ban cho ơn can đảm để chấp nhận sự thật trong đời. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết nhận ra món quà Chúa trao ban.
Chú trọng quá nhiều đến thành quả của cầu nguyện là đặt sai trọng tâm trong cầu nguyện. Trọng tâm của cầu nguyện không phải là nhìn đến kết quả của cầu xin. Trọng tâm của cầu nguyện là liên kết cuộc sống ta với Thiên Chúa; nhận biết Thiên Chúa cùng đồng hành với ta trong mọi hoàn cảnh, tình huống của cuộc sống. Đức Kitô cho biết Chúa Cha biết ta cần những gì ngay cả trước khi chúng ta xin.
Khi cảm thấy điều ta xin bị từ chối, hãy đọc lại dụ ngôn người kia tổ chức tiệc cưới cho con. Ông gởi thiệp mời đến các thân hữu. Mọi người đều viện lí do từ chối. Người thì cần đi xem ruộng định mua, kẻ khác coi nhà bán, kẻ khác nữa đi mua súc vật Lc 14:16-19. Dụ ngôn đặt vấn đề ai từ chối ai? có bao giờ bạn từ chối lời Đức Kitô mời gọi: Hãy theo ta.
Đức kitô không thiếu kinh nghiệm bị người ta loại bỏ, từ chối, trách móc, nhục mạ. Đức Kitô có lần nói, 'Ta đứng gõ cửa. Ai ra mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, và sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta'. K H 3:20.
Cuối bài giảng Đức Kitô cho biết,
'Cha trên trời ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người' Lk 11,13
Có Thánh Thần Chúa là có tất cả bởi Thánh Thần sẽ đáp lại lời ta tâm sự.
TiengChuong.org
Complexity
When we pray, we place before God our personal concerns, and this puts us in a vulnerable situation, because we are conscious of our own weakness and inability to help ourselves. In prayer, we can take control of the time, location and what we would like to pray for, but the outcome of our prayer is entirely in God's hands. Prayer takes the form of a mantra which means we repeat the same prayer again and again, and that is the rhythm of life. Life is very much a repetition. Each day we wake up at the same time, doing the same routine things, and yet each day is a new day. We begin a prayer with a vote of thanks, and then we open our heart to God. What we pray for is real and close to our heart, and that is what we need daily. The Lord's Prayer teaches us to pray for our daily needs. We need bread daily, and pray for daily bread. We often make mistakes and need forgiveness. We learn from God to forgive others as they too make mistakes. We pray for God's will be done on earth, so that everyone will enjoy real peace, because God's will is holy and unchanged. Jesus encourages us to pray to God as our Father. He used the image of imperfect parents who would love to give good things for their own children. Our God, the Most Holy Father, would not harm us, but always gives the best things for those who call upon him. Jesus told us that even God's Name is holy, which implies that everything which comes from God must be good and holy, because God is full of goodness and grace.
Jesus used the story of three friends who called on each other for help to talk about the boundless of God's hospitality. The traveller friend arrived late at his friend's house. The host had nothing to offer. He went to his neighbour friend at mid-night asking for help. That friend is you and me who believe, that there is no time limit to prayer whenever we remember it. It is either at evening or mid-night or daybreak. Whenever we have the urge to pray, then do it. We all have experienced to pray to God at midnight when something disturbed our sleep.
Jesus told us to ask and it will be given. Knock and it will be opened and search and we will find. Lk 11,9. What we have experienced is that we have asked, and searched and knocked but not always received what we asked for. When we pray we live in hope and trust, that God will listen to our prayers. If we always received what we had asked for then we would not need to have any hope. It is not us, but God who is in control the outcome of our prayers. God decides what is best for us. God may not give what we have asked for, but give something else, such as strength to overcome the problem, or wisdom to make a wise decision, or peace of mind or a calm heart. Prayer is not primarily getting what we ask for, but rather having a personal relationships with God. Unanswered prayer reminds us to read the parable of the invited guests who made excuses (Lk 14: 16-19). There was a man who invited guests to come to his own son's wedding. All the guests found excuses not to come to the wedding. Being rejected is something God has had more experience than all of us.
'If one of you hears me calling and opens the door. I will come in to share his meal, side by side with him', Rev 3,20.
Jesus told us, 'The heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask him'. v.13. God's Spirit answers all our prayers.
Kinh Lậy Cha, Đức Kitô dậy xin cho lương thực hàng ngày bởi chúng ta cần thực phẩm mỗi ngày. Chúng ta xin Chúa thứ tha tội lỗi bởi con người vừa bất toàn, vừa yếu đuối lại hay chiều theo thân xác. Học từ Thiên Chúa chúng ta cũng cần bỏ qua lỗi lầm thiếu sót của anh em. Đây không phải là một lựa chọn mà là điều phải làm bởi chính chúng ta được Chúa yêu thương, tha thứ. Chúng ta cần thể hiện điều đó với tha nhân. Chúng ta cũng cầu nguyện cho í Chúa được thể hiện để mọi người được sống an vui, hạnh phúc. Í tha nhân thường thay đổi, trong khi í Chúa không bao giờ thay đổi, trước sau như một. Đức Kitô dùng hình ảnh cha mẹ trần thế dù bất toàn còn biết cho con cái điều tốt đẹp. Chúa Cha sẽ ban cho những ai kêu cầu Danh Ngài điều trọn lành, thiện hảo, bởi Ngài là Đấng Thánh. Ngay cả Danh Ngài cũng Chí Thánh vì thế mọi sự đến từ Ngài đều tuyệt vời.
Đức Kitô kể chuyện ba người bạn để nói lên lòng nhân ái Chúa. Người bạn đi đường xa đến nhà anh bạn vào lúc đêm khuya. Chủ nhà không có chi đãi bạn đường xa, anh đến nhà người bạn cùng xóm hỏi mượn của ăn vào giữa đêm khuya. Người bạn đó chính là anh và tôi. Chúng ta được mời gọi dâng lời cầu lên Thiên Chúa bất cứ khi nào chúng ta nhớ đến Chúa, chập tối, giữa đêm hay hoàng hôn. Bất cứ khi nào chúng ta thấy nhu cầu cần cầu nguyện, chúng ta có thể dâng lời cầu xin. Bạn bị thức giấc, lo sợ, phiền muộn giữa đêm, bạn dâng lời cầu xin. Chúa không phiền trách. Đức Kitô còn dậy:
Ai xin sẽ được, tìm sẽ thấy và gõ sẽ mở cho Lc 11,9.
Đây không phải là kinh nghiệm của Kitô hữu bởi ai cũng có kinh nghiệm xin hoài, xin mãi vẫn không nhận được điều mình xin. Điều chắc chắn, rõ ràng là những gì đến từ Chúa đều trọn lành, tốt đẹp, bởi Ngài là Đấng Thánh. Có thể Chúa không ban đúng điều chúng ta xin nhưng ban cho điều khác tốt lành cho ta hơn. Có thể Chúa ban cho sức mạnh nội tâm để vững tin vào Chúa. Có thể Chúa ban ơn khôn ngoan để giải quyết vấn đề. Có thể Chúa ban cho ơn can đảm để chấp nhận sự thật trong đời. Chúng ta xin ơn khôn ngoan biết nhận ra món quà Chúa trao ban.
Chú trọng quá nhiều đến thành quả của cầu nguyện là đặt sai trọng tâm trong cầu nguyện. Trọng tâm của cầu nguyện không phải là nhìn đến kết quả của cầu xin. Trọng tâm của cầu nguyện là liên kết cuộc sống ta với Thiên Chúa; nhận biết Thiên Chúa cùng đồng hành với ta trong mọi hoàn cảnh, tình huống của cuộc sống. Đức Kitô cho biết Chúa Cha biết ta cần những gì ngay cả trước khi chúng ta xin.
Khi cảm thấy điều ta xin bị từ chối, hãy đọc lại dụ ngôn người kia tổ chức tiệc cưới cho con. Ông gởi thiệp mời đến các thân hữu. Mọi người đều viện lí do từ chối. Người thì cần đi xem ruộng định mua, kẻ khác coi nhà bán, kẻ khác nữa đi mua súc vật Lc 14:16-19. Dụ ngôn đặt vấn đề ai từ chối ai? có bao giờ bạn từ chối lời Đức Kitô mời gọi: Hãy theo ta.
Đức kitô không thiếu kinh nghiệm bị người ta loại bỏ, từ chối, trách móc, nhục mạ. Đức Kitô có lần nói, 'Ta đứng gõ cửa. Ai ra mở cửa, Ta sẽ vào nhà người ấy, và sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta'. K H 3:20.
Cuối bài giảng Đức Kitô cho biết,
'Cha trên trời ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người' Lk 11,13
Có Thánh Thần Chúa là có tất cả bởi Thánh Thần sẽ đáp lại lời ta tâm sự.
TiengChuong.org
Complexity
When we pray, we place before God our personal concerns, and this puts us in a vulnerable situation, because we are conscious of our own weakness and inability to help ourselves. In prayer, we can take control of the time, location and what we would like to pray for, but the outcome of our prayer is entirely in God's hands. Prayer takes the form of a mantra which means we repeat the same prayer again and again, and that is the rhythm of life. Life is very much a repetition. Each day we wake up at the same time, doing the same routine things, and yet each day is a new day. We begin a prayer with a vote of thanks, and then we open our heart to God. What we pray for is real and close to our heart, and that is what we need daily. The Lord's Prayer teaches us to pray for our daily needs. We need bread daily, and pray for daily bread. We often make mistakes and need forgiveness. We learn from God to forgive others as they too make mistakes. We pray for God's will be done on earth, so that everyone will enjoy real peace, because God's will is holy and unchanged. Jesus encourages us to pray to God as our Father. He used the image of imperfect parents who would love to give good things for their own children. Our God, the Most Holy Father, would not harm us, but always gives the best things for those who call upon him. Jesus told us that even God's Name is holy, which implies that everything which comes from God must be good and holy, because God is full of goodness and grace.
Jesus used the story of three friends who called on each other for help to talk about the boundless of God's hospitality. The traveller friend arrived late at his friend's house. The host had nothing to offer. He went to his neighbour friend at mid-night asking for help. That friend is you and me who believe, that there is no time limit to prayer whenever we remember it. It is either at evening or mid-night or daybreak. Whenever we have the urge to pray, then do it. We all have experienced to pray to God at midnight when something disturbed our sleep.
Jesus told us to ask and it will be given. Knock and it will be opened and search and we will find. Lk 11,9. What we have experienced is that we have asked, and searched and knocked but not always received what we asked for. When we pray we live in hope and trust, that God will listen to our prayers. If we always received what we had asked for then we would not need to have any hope. It is not us, but God who is in control the outcome of our prayers. God decides what is best for us. God may not give what we have asked for, but give something else, such as strength to overcome the problem, or wisdom to make a wise decision, or peace of mind or a calm heart. Prayer is not primarily getting what we ask for, but rather having a personal relationships with God. Unanswered prayer reminds us to read the parable of the invited guests who made excuses (Lk 14: 16-19). There was a man who invited guests to come to his own son's wedding. All the guests found excuses not to come to the wedding. Being rejected is something God has had more experience than all of us.
'If one of you hears me calling and opens the door. I will come in to share his meal, side by side with him', Rev 3,20.
Jesus told us, 'The heavenly Father give the Holy Spirit to those who ask him'. v.13. God's Spirit answers all our prayers.