Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước đều kêu gọi con cái phải thảo kính cha mẹ. Điều răn thứ Tư trong Mười điều răn dậy con cái phải thảo kính cha mẹ (Xh 20,12). Thánh Phaolô tông đồ trong thư gởi cho tín hữu Corintô cũng dậy con cái phải yêu mến, kính trọng và vâng lời cha mẹ, bởi điều đó làm đẹp lòng Chúa (Col 3,20). Khi còn trẻ cha mẹ chăm sóc nuôi nấng ta, khi sức khoẻ yếu kém con cái có bổn phận lo lắng cho cha mẹ khi tuổi già (1Tim 5:4,8). Điều răn thảo kính cha mẹ hoàn toàn không trái ngược giáo huấn Đức Kitô dậy khi Ngài nói với đám đông theo Ngài.

'Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi'. c.26.

Thiên Chúa là tình yêu, trong Ngài không có ghét bỏ. Vì thế chữ 'ghét' không áp dụng cho Thiên Chúa mà cho chính chúng ta bởi chúng ta cần ngôn từ diễn tả cảm xúc, tình cảm con người. Hơn nữa con người thuờng thay đổi cảm xúc và í kiến mình. Đang vui có thể chuyển ngay sang buồn. Một câu nói chuyển từ thương sang giận. Một cái nhìn chuyển từ tình cảm sang mất cảm tình. Không phải tất cả mọi thứ ta ghét đều tai hại. Rất nhiều trường hợp ta diễn tả cảm xúc mà không ngụ í ghét bỏ. Câu nói, 'tôi thích ăn cam nhưng ghét bóc vỏ cam bởi nó bầy hầy' là cách diễn tả cảm xúc vô thưởng, vô phạt, không khen, chê.

Có nhiều í kiến khác nhau diễn giải câu nói của Đức Kitô. Có người giải thích Đức Kitô kêu gọi đám đông là mến Chúa cách tuyệt hảo trên cả yêu mến cha mẹ. Người khác lại giải thích Đức Kitô kêu gọi cách chọn lựa khôn ngoan nhất là chọn điều tuyệt hảo. Người khác nữa lại diễn giải là đặt trong tâm vào lời Chúa mời gọi đi theo hơn là quyến luyến đời sống gia đình. Tôi cho là Đức Kitô cảnh báo đám đông cẩn trọng trong việc so sánh giữa trần tục và thần thiêng. Con người yêu quí những gì thuộc về trần tục bởi một phần chúng mang lại thoải mái cho cuộc sống, phần khác chúng thoả mãn đòi hỏi của thân xác. Đặt những gì thuộc về trần tục ngang hàng với thần thiêng là sai lầm. Cần phân biệt tình yêu dành cho trần thế và tình yêu dành cho Đấng linh thiêng, tình yêu nào cao trọng hơn tình yêu nào? Yêu mến cha mẹ là điều tốt lành, phải đạo nhưng cha mẹ ta vẫn thuộc về con người vì thế cha mẹ không thể cao trọng hơn Thiên Chúa là Đấng tạo thành cha mẹ ta. Đặt cha mẹ cao trọng hơn Đấng Tạo Hoá là đặt con người cao trọng hơn Thiên Chúa. Đây là hình thức tôn thờ ngẫu tượng.

(Xin phép được giải thích thêm- Tư tưởng tôn thờ ông bà là tôn thờ ngẫu tượng có thể làm phật lòng những vị thờ ông bà hay đạo thờ tổ tiên. Người Thiên Chúa Giáo tin là tổ tiên họ được chính Thiên Chúa nuôi dưỡng bằng tình yêu Chúa. Họ không cúng bái nhưng đọc kinh, cầu nguyện để tỏ lòng biết ơn tổ tiên và tạ ơn Thiên Chúa Đấng nuôi dưỡng tổ tiên họ. Khi người thân của ta mất đi họ đi vào thế giới linh thiêng, dành cho các vị thánh. Vì thế họ được tôn kính, nhưng không được tôn thờ bởi trên họ còn Đấng tạo dựng nên họ. Chính vị đó là Đấng Thiên Chúa Giáo tôn thờ).

Trọng tâm giáo huấn của Đức Kitô về kính mến cha mẹ chính là không thể đặt bất cứ loài thụ tạo nào cao trọng hơn Thiên Chúa là Đấng tạo dựng và ban sự sống cho tất cả mọi loài thụ tạo. Điều rõ ràng là nếu Thiên Chúa không tạo dựng nên ta thì sẽ không có ta và cũng không có cha mẹ ta. Thiên Chúa là Đấng toàn thiện, toàn mĩ. Mọi thứ do Ngài tạo dựng đều tốt lành bởi chúng được sinh ra bởi tình yêu Chúa. Vì thế không thể đặt vật thụ tạo do Chúa tạo thành cao hơn Đấng tạo thành loài thụ tạo.

Không phải mọi vật thụ tạo đều có giá trị ngang nhau. Có loài thụ tạo có giá trị cao hơn loài thụ tạo kia. Để làm sáng tỏ vấn đề, Đức Kitô đưa ra hai dụ ngôn cảnh tỉnh con người khôn ngoan, cẩn trọng trong việc làm quyết định quan trọng. Dụ ngôn thứ nhất là người thợ xây, để tránh miệng thiên hạ dèm pha, ông định xây một công trình nhưng không bắt tay vào công việc ngay mà tính toán khả năng tài chánh, và các yêu tố cần thiết xem có thể hoàn thành không? Dụ ngôn thứ hai là vị vua kia cũng cẩn trọng tính toán xem giao chiến hay làm hoà. Cách nào lợi hơn? Cả hai dụ ngôn kêu gọi con người cần khôn ngoan, cẩn trọng khi phải làm những quyết định lớn trong đời. Tin theo làm môn đệ Đức Kitô là quyết định lớn trong đời. Đây là quyết định quan trọng nhất trong đời. Thứ nhất quyết định này ảnh hưởng đến lối sống hiện tại và ảnh hưởng tới sự sống trường sinh trong tương lai. Thứ hai, quyết định tin theo sẽ trở thành nền tảng cho mọi quyết định khác sau này. Mọi hy sinh, hiến thân sau này đều xuất phát từ quyết định nền tảng này. Bởi tầm mức quan trọng trên mà con người cần suy nghĩ, đắn đó, tính toán trước khi đưa ra quyết định, chọn lựa tin theo.

Tin theo Đức Kitô có nghĩa là từ bỏ lối sống hiện tại để đón nhận đời sống mới trong Đức Kitô, tin, nghe và làm theo lời Ngài hướng dẫn. Từ bỏ lối sống hiện tại không đơn giản, nó đòi phải cố gắng, chấp nhận ngay cả dằn vặt tinh thần, đau khổ thân xác. Điều rõ ràng Đức Kitô không đòi hỏi môn đệ làm những gì ngoài khả năng họ. Ngài cũng không để họ phải làm một mình nhưng cùng đồng hành, ban sức mạnh giúp họ hoàn thành tốt đẹp điều Đức Kitô mời gọi. Đơn giản và khôn ngoan nhất là trao trọn đời ta cho Đức Kitô, biến đời ta thành dụng cụ trong tay Đức Kitô để Ngài xử dụng con người ta theo í Ngài.

Đi theo con đường thế gian, ta thuộc về thế gian. Con đường thế gian do trí khôn con người tạo ra. Đi theo con đường Đức Kitô hướng dẫn ta thuộc về Đức Kitô. Chỉ trong Đức Kitô chúng ta mới thực sự huởng bình an thật.

TiengChuong.org

Mortal And Devine

Both the Old and the New Testament call us to love our parents. The fourth Commandment of the Decalogue requires children to honour their parents (Ex 20,12). St. Paul told us that children must respect, obey and love their parents, because their authority comes from God ( Col 3,20). Parents take care of us when we are young; as they advance in age, they are no longer able to help themselves as they once could; children must try their best to give their parents some sort of support needed (1 Tim 5:4,8). The teaching to love and to take care of parents is not in contradiction to what Jesus requires: devotion from His followers, when he said,

'If any man comes to me without hating his father, mother, wife, children,.... and his own life, he cannot be my disciples'. v 26.

God is love and in God, there is no hatred. The words 'hate' apply not to God, but only to us. We need words that express our feelings. The phrase like, 'I love this cheese but hate its smell' simply is an expression. It attaches to no application.

The teaching love God above one's parents is open to various interpretations. Some say, Jesus calls for undivided loyalty to Himself above family loyalties; others say, Jesus tells us to choose what is most important to us; others again say, Jesus calls us to be wise in weighing between the call of Jesus and family care. I think the heart of Jesus' teaching is not about choosing, but rather about the warning of the misunderstanding between the two kinds of love: love of God and love of creatures. Which one is superior to the other? Some people love God less than they love their relatives because they make no distinction between mortals and the divine. God's love is perfect; while all human love is imperfect. Placing the mortal's love equal to the Divine's love is an act of disgrace. Believing the filial love which is superior to the Divine one is idolatry. The reality is that without God we don't even exist, not saying that we have a family or life. God's love is perfect and every good thing is born out of God's love for the world. The imperfect thing can't be superior to the Perfect.

Not all things in this world are equal in value; some have more value, while others have less. To make this point clearer, Jesus gave two examples to warn his followers that they must be wise and prudent in their decision- making. To avoid ridicule by the public, a wise builder would carefully work out the cost of a project before commencing the work. The second example was a king who worked out different strategies whether it was better to go to war or to negotiate for peace. Both examples require careful consideration for decision-making. The decision to commit to follow Jesus is a serious one. It is a lifetime commitment now and thereafter. Because of its utmost importance, one must take it seriously, and carefully examine all aspects of one's life to respond to the call. It is a matter of choosing the meaning of life now, and afterwards the everlasting life. This decision is the most important of human life, because every other decision must flow out from it.

Following Jesus means to let go of the present life for the new life in Christ to grow. Letting go of what we love is not easy. We struggle hard and endure much pain to let go of what gives comfort to life. Following Jesus is a demanding way of life, and but what God commands is doable because God would never ask us to do something which is beyond our ability. All we have to do is place ourselves before God, to be an instrument in God's hands. With attachment to the world, we follow the way of the world. The way of the world is man-made. With attachment to God, we follow the way of God. And only in God we do enjoy true freedom.