5. THUỐC GIA TRUYỀN TRỊ BỆNH
Triều đại nhà Tống có ông bác sĩ họ Lưu, biết dùng thuốc hay để chữa bệnh, nên người ta gọi là “thuốc gia truyền họ Lưu”.
Một hôm, Tô Đông Pha đi thăm ông ta, vừa ngồi xuống ghế thì có bệnh nhân đến, bệnh nhân nói ngồi thuyền gặp gió lớn sợ quá nên bị bệnh.
Thầy thuốc gia truyền họ Lưu bèn nói:
- “Về nhà tìm cái bánh lái chiếc thuyền cũ, dùng lửa hơ cho khô, rồi pha thêm son, cây phục linh, đem tất cả nghiền thật nát, uống với nước lã”.
Bệnh nhân không hiểu ý nghĩa nên thỉnh giáo thầy thuốc, thầy thuốc gia truyền đắc ý nói:
- “Diệu kỳ là ở đây, cái bánh lái của chiếc thuyền cũ là chỗ của người lái thuyền, ngày dài tháng rộng, nên mồ hôi thấm vào trong gỗ, người lái đò thích nhất là đấu nhau với sóng gió, cho nên nó có thể trị bệnh kinh phong trên nước”.
Tô Đông Pha ngồi bên cạnh cười thầm, sau khi bệnh nhân đi về thì ông ta cố ý hỏi thầy thuốc gia truyền họ Lưu:
- “Nhà tôi có một người bệnh, nửa đêm mồ hôi ra quá trời, giường hai ba lớp chiếu đều ướt hết, nên dùng thuốc gì hả thầy?”
Bác sĩ gia truyền không cần nghĩ ngợi, nói:
- “Chỉ cần tìm vài ba cây cọ (quạt lá) lâu năm phơi khô nghiền nát, uống vào là bảo đảm hết bệnh ngay”.
Tô Đông Pha cười nói:
- “Theo như ông nói đó thì đem cây bút đốt cháy đen thành than, đưa cho một người không biết chữ uống thì lập tức biết viết văn chương; đưa cho thằng tiểu quỷ liếm liếm và nuốt cái thuẩn đở thì lập tức nó trở thành dũng cảm; gọi một người thật xấu như ma mút ngửi ngửi đôi vòng tai mà Tây Thi đã đeo, thì nó lập tức biến thành người tuấn tú hay sao?”
Bác sĩ gia truyền họ Lưu nghe xong thì kinh ngạc nói:
- “Không ngờ ngài Đông Pha đây cũng là một danh y nổi tiếng !”
(Đống Pha Chí Lâm)
Suy tư 5:
Người ta nói: ăn gì bổ nấy; hoặc là: ăn gan bổ gan, ăn tim bổ tim, thiếu chất ngọt thì ăn đường.v.v...những phương thuốc đơn giản đó đôi lúc cũng hiệu nghiệm, và ai cũng có thể làm bác sĩ cho chính mình.
Chất xúc tác để người Ki-tô hữu được hoạt bát mà làm việc truyền giáo là: yêu thương, phục vụ và khiêm tốn.
- Thiếu mất yêu thương thì lòng trở thành giận ghét, dễ dàng coi anh em như kẻ thù, cho nên cần phải “bổ” yêu thương.
- Thiếu mất tinh thần phục vụ thì trở thành ông chủ khắc nghiệt, không nhận ra người thân cận của mình, cho nên cần phải “bổ” tinh thần phục vụ.
- Thiếu lòng khiêm tốn thì sẽ thành kiêu ngạo, coi trời bằng vung, và thách thức cả cha mẹ và bề trên của mình, cho nên cần phải “bổ” sự khiêm tốn.
Tô Đông Pha vì thông minh mà nhận ra cái “kỳ diệu” của ông thầy thuốc gia truyền, nên được gọi là danh y.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu tự biết mình thiếu cái gì để “bổ” cái ấy, thì chắc chắn Lời Chúa sẽ được mọi người đón nhận qua đời sống thánh thiện của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Triều đại nhà Tống có ông bác sĩ họ Lưu, biết dùng thuốc hay để chữa bệnh, nên người ta gọi là “thuốc gia truyền họ Lưu”.
Một hôm, Tô Đông Pha đi thăm ông ta, vừa ngồi xuống ghế thì có bệnh nhân đến, bệnh nhân nói ngồi thuyền gặp gió lớn sợ quá nên bị bệnh.
Thầy thuốc gia truyền họ Lưu bèn nói:
- “Về nhà tìm cái bánh lái chiếc thuyền cũ, dùng lửa hơ cho khô, rồi pha thêm son, cây phục linh, đem tất cả nghiền thật nát, uống với nước lã”.
Bệnh nhân không hiểu ý nghĩa nên thỉnh giáo thầy thuốc, thầy thuốc gia truyền đắc ý nói:
- “Diệu kỳ là ở đây, cái bánh lái của chiếc thuyền cũ là chỗ của người lái thuyền, ngày dài tháng rộng, nên mồ hôi thấm vào trong gỗ, người lái đò thích nhất là đấu nhau với sóng gió, cho nên nó có thể trị bệnh kinh phong trên nước”.
Tô Đông Pha ngồi bên cạnh cười thầm, sau khi bệnh nhân đi về thì ông ta cố ý hỏi thầy thuốc gia truyền họ Lưu:
- “Nhà tôi có một người bệnh, nửa đêm mồ hôi ra quá trời, giường hai ba lớp chiếu đều ướt hết, nên dùng thuốc gì hả thầy?”
Bác sĩ gia truyền không cần nghĩ ngợi, nói:
- “Chỉ cần tìm vài ba cây cọ (quạt lá) lâu năm phơi khô nghiền nát, uống vào là bảo đảm hết bệnh ngay”.
Tô Đông Pha cười nói:
- “Theo như ông nói đó thì đem cây bút đốt cháy đen thành than, đưa cho một người không biết chữ uống thì lập tức biết viết văn chương; đưa cho thằng tiểu quỷ liếm liếm và nuốt cái thuẩn đở thì lập tức nó trở thành dũng cảm; gọi một người thật xấu như ma mút ngửi ngửi đôi vòng tai mà Tây Thi đã đeo, thì nó lập tức biến thành người tuấn tú hay sao?”
Bác sĩ gia truyền họ Lưu nghe xong thì kinh ngạc nói:
- “Không ngờ ngài Đông Pha đây cũng là một danh y nổi tiếng !”
(Đống Pha Chí Lâm)
Suy tư 5:
Người ta nói: ăn gì bổ nấy; hoặc là: ăn gan bổ gan, ăn tim bổ tim, thiếu chất ngọt thì ăn đường.v.v...những phương thuốc đơn giản đó đôi lúc cũng hiệu nghiệm, và ai cũng có thể làm bác sĩ cho chính mình.
Chất xúc tác để người Ki-tô hữu được hoạt bát mà làm việc truyền giáo là: yêu thương, phục vụ và khiêm tốn.
- Thiếu mất yêu thương thì lòng trở thành giận ghét, dễ dàng coi anh em như kẻ thù, cho nên cần phải “bổ” yêu thương.
- Thiếu mất tinh thần phục vụ thì trở thành ông chủ khắc nghiệt, không nhận ra người thân cận của mình, cho nên cần phải “bổ” tinh thần phục vụ.
- Thiếu lòng khiêm tốn thì sẽ thành kiêu ngạo, coi trời bằng vung, và thách thức cả cha mẹ và bề trên của mình, cho nên cần phải “bổ” sự khiêm tốn.
Tô Đông Pha vì thông minh mà nhận ra cái “kỳ diệu” của ông thầy thuốc gia truyền, nên được gọi là danh y.
Trong đời sống tu đức của người Ki-tô hữu cũng vậy, nếu tự biết mình thiếu cái gì để “bổ” cái ấy, thì chắc chắn Lời Chúa sẽ được mọi người đón nhận qua đời sống thánh thiện của chúng ta vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info