CHẾT LUÔN CÓ TRONG SỐNG
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN 2022
Buông bỏ những tiếc nuối về quá khứ, các dự tính tương lai, những đồ án chưa hoàn thành, những cuộc hành trình vẫn còn trong hoạch định, hay một giấc mơ thành đạt..., nhưng sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra, sẵn sàng ngay cả khi thứ định mệnh nào đó vô tình cắt ngang mạng sống... Được như thế là hạnh phúc, vì đó là dấu hiệu cho thấy thái độ đón nhận một thứ bất ngờ nhất, xấu nhất tấn công bản thân: cái chết.
1. Câu chuyện về sự bất ngờ...
Vụ tai nạn thảm khốc đêm 23.4.2019 đã giết chết chị Lê Thị Thu Hà sinh năm 1977, một công nhân quét rác trên đường Láng Hạ, Hà Nội. Chị ra đi bỏ lại hai con trai là Trần Đức Anh mới 15 tuổi và Trần Đức Hiếu mới 12 tuổi, cùng mẹ già đã 75 tuổi.
Ngay sau khi chị Hà bị chiếc xe "điên" lao vào và kéo lê khoảng gần 200 thước trong lúc đang làm nhiệm vụ trong đêm, chị không kịp nói một lời từ biệt, nhưng vội vã ra đi trong hình tượng hết sức thương tâm.
Theo lời đồng nghiệp đau đớn đang ngồi bên thi thể chị Hà, còn chưa hoàn hồn sau khi chứng kiến cái chết của bạn, thì chị Hà đã gắn bó với nghề 8 năm. Nhà chị nghèo. Để có tiền nuôi 2 con ăn học và mẹ già, chị phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Cả gia đình chị sống trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ, chỉ có 15 thước vuông nằm sâu trong ngõ Xã Đàn (Hà Nội).
Chị Hà đang có bệnh rất nặng. Chị cố giấu mọi người vì sợ mẹ và các con lo lắng. Chị mới đi bệnh viện, mới mua bịch thuốc còn chưa kịp uống. Người lao công nói thêm: "Chị Hà sống khổ sở lâu rồi, giờ chết vẫn không hết khổ. Nhìn chị bị như vậy chúng tôi đau đớn lắm, bây giờ làm sao chúng tôi cầm cây chổi để làm việc nữa đây. Hôm qua chị ấy còn tâm sự, con trai xin tiền nộp tiền học mà chưa có. Hôm qua chị ấy còn rủ tôi đi chùa... vậy mà...".
Người anh rể chị Hà cho biết: Trước đây chị Hà từng làm nhiều công việc từ bán bún, bán gà, đến osin. Năm 2011 chị làm lao công. Hiện tại, sáng nào chị chạy cũng grab, đến 5 giờ chiều đi quét rác. công việc thường kết thúc lúc 2 giờ sáng. "Hà là người chịu khó, siêng năng, rất hòa đồng vui vẻ với người khác, không ngại việc gì để kiếm tiền nuôi con", người anh rể nói thêm.
Còn Trần Đức Anh, con trai lớn của chị Hà đang học lớp 9, ngay sau khi nhận được tin mẹ bị tai nạn, vội có mặt tại hiện trường. Đức Anh không kềm nổi xúc động, ngồi bên thi thể mẹ gào khóc thảm thiết khiến bất cứ ai chứng kiến hoàn cảnh vốn đã quá bi thảm càng thêm xót xa, thêm quặng thắt cõi lòng.
Đặc biệt, như một định mệnh, trong cái đêm nghiệt ngã chứng kiến mẹ bị tử thương, Đức Anh lại mặc chiếc áo có hàng chữ vô cùng ám ảnh: "I Never Told You But I Was Falling In Love" (tạm dịch: Có thể con chưa bao giờ nói thành lời nhưng con yêu mẹ).
Cùng với hình ảnh Đức Anh gục đầu khóc thảm thiết, rồi hình ảnh một cô lao công đồng nghiệp của mẹ cũng đầy nước mắt, ôm Đức Anh vào lòng an ủi và hàng chữ thắm tình trên chiếc áo em mặc đã khiến không ít người rụng rời bởi những tình cảm thương xót, đau đớn, cảm thấu đan xen lẫn nhau...
Trong nước mắt giàn giụa, Đức Anh gào thét: "Mẹ nói con cố gắng học, thi tốt nếu đỗ cấp 3 mẹ sẽ mua cho một chiếc xe để đi lại, học tập... Thế nhưng, mẹ chưa thực hiện lời hứa. Mẹ bỏ anh em con mãi mãi không về...".
2. Mùa cầu nguyện cho các Đẳng, gợi nhớ phận mình...
Lại một lần nữa, chúng ta bước vào mùa cầu nguyện cho các Linh hồn, thì cũng là lần nữa, chúng ta cùng xác tín: Đời người rất ngắn ngủi, thoáng chốc sẽ trôi qua, mới đó rồi lại mất đó, mới đó rồi lại tan biến như bọt biển.
Không phải người Việt Nam mới nói "đời người như bóng câu qua cửa sổ". Từ ngàn xưa, Thánh Kinh từng nhắc đến hình ảnh này. Sách Sử Biên Niên quyển I ghi lại lời cầu nguyện cảm động của vua Đavid: “Ngày đời của chúng con trên mặt đất như bóng câu cửa sổ, không để lại dấu vết” (29, 15).
Thánh vịnh 90 từng than thở: "Đời chúng con tàn tạ, kiếp sống thoảng qua, một tiếng thở dài. Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi" (câu 9-10).
Từ câu chuyện thương tâm của chị Thu Hà cùng biết bao nhiêu oan khiên khác của đời sống mà chúng ta từng nghe, từng kinh nghiệm, rồi hết sức nghiêm túc nghĩ về cái chết, chắc ai cũng cảm nhận một thực tế chua chát: ngoài cái chết, những thứ khác đều là chuyện nhỏ. Tiền tài dù giá trị đến đâu, cũng không giá trị bằng mạng sống. Danh lợi dù quan trọng đến đâu, cũng không quan trọng bằng sức khỏe. Cuộc sống rất mong manh và ngắn ngủi, thật khó để biết: ngày mai và đại nạn, thứ nào sẽ đến trước.
Vì thế, không phải chỉ tưởng nhớ các Linh hồn mà thôi, nhưng thông qua việc tưởng nhớ và cầu nguyện, Hội Thánh dạy chúng ta nghĩ đến phận mình. Có ai sống mãi trên đời? Sống là để chết. Chết có trong sống. Cứ thêm một ngày sống là đã mất đi một ngày để sống, nhưng tăng thêm một ngày tiến về cái chết. Càng sống, quỹ thời gian cho kiếp người càng vơi cạn, càng rút ngắn khoảng cách giữa sống và chết...
Thời gian chẳng chờ đợi ai. Chưa kịp thành công thì đã quá nửa đời người. Dù cuộc sống mong manh, không hiểu sao cả nhân loại lại cứ xoáy vào nó. Con người ta cứ mải mê lo sự nghiệp, lo làm việc, học hành, hưởng thụ, v.v…
Để rồi một ngày, khi sức khỏe bắt đầu hao hụt, xác thân thấm mệt, bước đi chậm chạp, đuôi mắt hằn vết chân chim... mới chợt giật mình nhận ra, BẢN THÂN ĐÃ GIÀ.
Bao năm tháng lầm than vất vả đã mất rất nhiều mà có được bao nhiêu. Tiền để làm gì? Tương lai ư? Đã ở tuổi bên kia lưng đồi thì thì tham tiền chỉ là ngu dại. Đã thực sự bước vào hoàng hôn của cuộc đời, làm gì còn tương lai! Chưa kịp nhìn lại kuôn mặt thì đã thấy mình phải đối diện với cái chết...
Muộn màng và ngắn ngủi. Mọi thứ chỉ đến thế là cùng. Của cải kiếm được bao nhiêu cho đủ. Công danh sự nghiệp lắm khi phải mất cả một đời mà không thể sở hữu hai tiếng "hạnh phúc". Mọi sự rồi sẽ qua đi. Mong manh và đổ vỡ. Nghiệt ngã đến thương đau.
3. Lối đường nào cho người có đức tin?
Dù vậy, người tín hữu Kitô đúng nghĩa sẽ không thất vọng. Bởi khi tôi biết tôi phải chết, tôi sẽ ghi khắc lời dạy của Chúa Giêsu và cố gắng sống lời dạy ấy hoàn hảo nhất có thể.
Chúa dạy: "Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ. Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!" (Mc 13, 33-37).
Để sống lời dạy của Chúa, tôi xin được đề nghị vài cách thức:
- Phấn đấu thanh luyện mình hằng ngày để có thể xa tránh cám dỗ và sự dữ.
- Khiêm tốn quên mình, dấn thân sống theo ý Chúa. Nếp sống kiêu căng cần phải bị loại tận gốc. Nếp sống cầu nguyện khiêm nhường cần được thường xuyên phát huy.
- Thường xuyên hồi tâm để thực sự sống tinh thần ăn năn thống hối tội lỗi.
- Không bao giờ được lười biếng trong bổn phận thờ phượng Chúa, nhưng luôn lấy tinh thần đạo đức, tinh thần đức tin để tự thúc đẩy mình "siêng năng việc Đức Chúa Trời" (kinh Cải tội bảy mối có bảy đức).
- Hãy nhớ sống thánh lễ, sống mầu nhiệm Thánh Thể, khắc ghi, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
- Siêng năng lãnh bí tích, nhất là bí tích giao hòa.
- Rộng tay sống bác ái yêu thương với mọi anh chị em.
- Luôn sống hiền hòa, tha thứ và nhẫn nhịn.
- Luôn tin tưởng và tín thác vào Chúa, thấy Chúa hiện diện trong đời mình và chân nhận hình ảnh của Chúa nơi anh chị em.
- Chấp nhận thánh ý Chúa, ngay cả khi bị thử thách đớn đau nhất, cùng quẩn nhất...
LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN 2022
Buông bỏ những tiếc nuối về quá khứ, các dự tính tương lai, những đồ án chưa hoàn thành, những cuộc hành trình vẫn còn trong hoạch định, hay một giấc mơ thành đạt..., nhưng sẵn sàng chấp nhận bất cứ điều gì xảy ra, sẵn sàng ngay cả khi thứ định mệnh nào đó vô tình cắt ngang mạng sống... Được như thế là hạnh phúc, vì đó là dấu hiệu cho thấy thái độ đón nhận một thứ bất ngờ nhất, xấu nhất tấn công bản thân: cái chết.
1. Câu chuyện về sự bất ngờ...
Vụ tai nạn thảm khốc đêm 23.4.2019 đã giết chết chị Lê Thị Thu Hà sinh năm 1977, một công nhân quét rác trên đường Láng Hạ, Hà Nội. Chị ra đi bỏ lại hai con trai là Trần Đức Anh mới 15 tuổi và Trần Đức Hiếu mới 12 tuổi, cùng mẹ già đã 75 tuổi.
Ngay sau khi chị Hà bị chiếc xe "điên" lao vào và kéo lê khoảng gần 200 thước trong lúc đang làm nhiệm vụ trong đêm, chị không kịp nói một lời từ biệt, nhưng vội vã ra đi trong hình tượng hết sức thương tâm.
Theo lời đồng nghiệp đau đớn đang ngồi bên thi thể chị Hà, còn chưa hoàn hồn sau khi chứng kiến cái chết của bạn, thì chị Hà đã gắn bó với nghề 8 năm. Nhà chị nghèo. Để có tiền nuôi 2 con ăn học và mẹ già, chị phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Cả gia đình chị sống trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ, chỉ có 15 thước vuông nằm sâu trong ngõ Xã Đàn (Hà Nội).
Chị Hà đang có bệnh rất nặng. Chị cố giấu mọi người vì sợ mẹ và các con lo lắng. Chị mới đi bệnh viện, mới mua bịch thuốc còn chưa kịp uống. Người lao công nói thêm: "Chị Hà sống khổ sở lâu rồi, giờ chết vẫn không hết khổ. Nhìn chị bị như vậy chúng tôi đau đớn lắm, bây giờ làm sao chúng tôi cầm cây chổi để làm việc nữa đây. Hôm qua chị ấy còn tâm sự, con trai xin tiền nộp tiền học mà chưa có. Hôm qua chị ấy còn rủ tôi đi chùa... vậy mà...".
Người anh rể chị Hà cho biết: Trước đây chị Hà từng làm nhiều công việc từ bán bún, bán gà, đến osin. Năm 2011 chị làm lao công. Hiện tại, sáng nào chị chạy cũng grab, đến 5 giờ chiều đi quét rác. công việc thường kết thúc lúc 2 giờ sáng. "Hà là người chịu khó, siêng năng, rất hòa đồng vui vẻ với người khác, không ngại việc gì để kiếm tiền nuôi con", người anh rể nói thêm.
Còn Trần Đức Anh, con trai lớn của chị Hà đang học lớp 9, ngay sau khi nhận được tin mẹ bị tai nạn, vội có mặt tại hiện trường. Đức Anh không kềm nổi xúc động, ngồi bên thi thể mẹ gào khóc thảm thiết khiến bất cứ ai chứng kiến hoàn cảnh vốn đã quá bi thảm càng thêm xót xa, thêm quặng thắt cõi lòng.
Đặc biệt, như một định mệnh, trong cái đêm nghiệt ngã chứng kiến mẹ bị tử thương, Đức Anh lại mặc chiếc áo có hàng chữ vô cùng ám ảnh: "I Never Told You But I Was Falling In Love" (tạm dịch: Có thể con chưa bao giờ nói thành lời nhưng con yêu mẹ).
Cùng với hình ảnh Đức Anh gục đầu khóc thảm thiết, rồi hình ảnh một cô lao công đồng nghiệp của mẹ cũng đầy nước mắt, ôm Đức Anh vào lòng an ủi và hàng chữ thắm tình trên chiếc áo em mặc đã khiến không ít người rụng rời bởi những tình cảm thương xót, đau đớn, cảm thấu đan xen lẫn nhau...
Trong nước mắt giàn giụa, Đức Anh gào thét: "Mẹ nói con cố gắng học, thi tốt nếu đỗ cấp 3 mẹ sẽ mua cho một chiếc xe để đi lại, học tập... Thế nhưng, mẹ chưa thực hiện lời hứa. Mẹ bỏ anh em con mãi mãi không về...".
2. Mùa cầu nguyện cho các Đẳng, gợi nhớ phận mình...
Lại một lần nữa, chúng ta bước vào mùa cầu nguyện cho các Linh hồn, thì cũng là lần nữa, chúng ta cùng xác tín: Đời người rất ngắn ngủi, thoáng chốc sẽ trôi qua, mới đó rồi lại mất đó, mới đó rồi lại tan biến như bọt biển.
Không phải người Việt Nam mới nói "đời người như bóng câu qua cửa sổ". Từ ngàn xưa, Thánh Kinh từng nhắc đến hình ảnh này. Sách Sử Biên Niên quyển I ghi lại lời cầu nguyện cảm động của vua Đavid: “Ngày đời của chúng con trên mặt đất như bóng câu cửa sổ, không để lại dấu vết” (29, 15).
Thánh vịnh 90 từng than thở: "Đời chúng con tàn tạ, kiếp sống thoảng qua, một tiếng thở dài. Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ, cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi" (câu 9-10).
Từ câu chuyện thương tâm của chị Thu Hà cùng biết bao nhiêu oan khiên khác của đời sống mà chúng ta từng nghe, từng kinh nghiệm, rồi hết sức nghiêm túc nghĩ về cái chết, chắc ai cũng cảm nhận một thực tế chua chát: ngoài cái chết, những thứ khác đều là chuyện nhỏ. Tiền tài dù giá trị đến đâu, cũng không giá trị bằng mạng sống. Danh lợi dù quan trọng đến đâu, cũng không quan trọng bằng sức khỏe. Cuộc sống rất mong manh và ngắn ngủi, thật khó để biết: ngày mai và đại nạn, thứ nào sẽ đến trước.
Vì thế, không phải chỉ tưởng nhớ các Linh hồn mà thôi, nhưng thông qua việc tưởng nhớ và cầu nguyện, Hội Thánh dạy chúng ta nghĩ đến phận mình. Có ai sống mãi trên đời? Sống là để chết. Chết có trong sống. Cứ thêm một ngày sống là đã mất đi một ngày để sống, nhưng tăng thêm một ngày tiến về cái chết. Càng sống, quỹ thời gian cho kiếp người càng vơi cạn, càng rút ngắn khoảng cách giữa sống và chết...
Thời gian chẳng chờ đợi ai. Chưa kịp thành công thì đã quá nửa đời người. Dù cuộc sống mong manh, không hiểu sao cả nhân loại lại cứ xoáy vào nó. Con người ta cứ mải mê lo sự nghiệp, lo làm việc, học hành, hưởng thụ, v.v…
Để rồi một ngày, khi sức khỏe bắt đầu hao hụt, xác thân thấm mệt, bước đi chậm chạp, đuôi mắt hằn vết chân chim... mới chợt giật mình nhận ra, BẢN THÂN ĐÃ GIÀ.
Bao năm tháng lầm than vất vả đã mất rất nhiều mà có được bao nhiêu. Tiền để làm gì? Tương lai ư? Đã ở tuổi bên kia lưng đồi thì thì tham tiền chỉ là ngu dại. Đã thực sự bước vào hoàng hôn của cuộc đời, làm gì còn tương lai! Chưa kịp nhìn lại kuôn mặt thì đã thấy mình phải đối diện với cái chết...
Muộn màng và ngắn ngủi. Mọi thứ chỉ đến thế là cùng. Của cải kiếm được bao nhiêu cho đủ. Công danh sự nghiệp lắm khi phải mất cả một đời mà không thể sở hữu hai tiếng "hạnh phúc". Mọi sự rồi sẽ qua đi. Mong manh và đổ vỡ. Nghiệt ngã đến thương đau.
3. Lối đường nào cho người có đức tin?
Dù vậy, người tín hữu Kitô đúng nghĩa sẽ không thất vọng. Bởi khi tôi biết tôi phải chết, tôi sẽ ghi khắc lời dạy của Chúa Giêsu và cố gắng sống lời dạy ấy hoàn hảo nhất có thể.
Chúa dạy: "Các con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì các con không biết lúc đó là lúc nào. Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại, trao quyền hành cho các đầy tớ, mỗi người một việc, và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức. Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết lúc nào chủ nhà trở về, hoặc là chiều tối, hoặc là nửa đêm, hoặc là lúc gà gáy, hay ban sáng, kẻo khi ông trở về thình lình, bắt gặp các con đang ngủ. Ðiều Ta bảo cho các con, thì Ta bảo cho tất cả mọi người là: Hãy tỉnh thức!" (Mc 13, 33-37).
Để sống lời dạy của Chúa, tôi xin được đề nghị vài cách thức:
- Phấn đấu thanh luyện mình hằng ngày để có thể xa tránh cám dỗ và sự dữ.
- Khiêm tốn quên mình, dấn thân sống theo ý Chúa. Nếp sống kiêu căng cần phải bị loại tận gốc. Nếp sống cầu nguyện khiêm nhường cần được thường xuyên phát huy.
- Thường xuyên hồi tâm để thực sự sống tinh thần ăn năn thống hối tội lỗi.
- Không bao giờ được lười biếng trong bổn phận thờ phượng Chúa, nhưng luôn lấy tinh thần đạo đức, tinh thần đức tin để tự thúc đẩy mình "siêng năng việc Đức Chúa Trời" (kinh Cải tội bảy mối có bảy đức).
- Hãy nhớ sống thánh lễ, sống mầu nhiệm Thánh Thể, khắc ghi, suy niệm và thực hành Lời Chúa.
- Siêng năng lãnh bí tích, nhất là bí tích giao hòa.
- Rộng tay sống bác ái yêu thương với mọi anh chị em.
- Luôn sống hiền hòa, tha thứ và nhẫn nhịn.
- Luôn tin tưởng và tín thác vào Chúa, thấy Chúa hiện diện trong đời mình và chân nhận hình ảnh của Chúa nơi anh chị em.
- Chấp nhận thánh ý Chúa, ngay cả khi bị thử thách đớn đau nhất, cùng quẩn nhất...