Một số nhận định của ông Roger Scruton, triết gia người Anh, về thế giới Tây phương và sự dối trá của việc toàn cầu hóa
Sau một thời gian ca tụng và đề cao việc toàn cầu hóa, ngày nay xem ra đề tài này không còn sức hấp dẫn như trước nữa. Lý do là vì sự toàn cầu hóa chỉ có tính cách một chiều, và hầu như chỉ nằm trong lãnh vực thương mại, dựa trên đó các nước kỹ nghệ giầu tây phương đòi cho mình quyền xuất cảng hàng hóa sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba, nhưng lại hạn chế tối đa hay cấm các nước đang trên đường phát triển xuất cảng sản phẩm và hàng hóa của họ sang các nước tây phương.
Đây đã là lý do khiến cho nhiều vị lãnh đạo tôn giáo các nước Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh tỏ ra rất dè dặt với chiêu bài ”toàn cầu hóa kinh tế thương mại”, vì các vị thấy nó không đem lại ích lợi gì cho các dân tộc nghèo, mà chỉ làm lời cho các quốc gia giầu và các tổ chức siêu quốc tìm các thị trường mới để bán các sản phẩm của họ, với các điều kiện khiến cho các nước nghèo ngày càng phải tùy thuộc vào các nước giầu nhiều hơn.
Tuy nhiên, đây không phải chỉ là lập trường của nhiều vị lãnh đạo tôn giáo, mà cũng là ý kiến của nhiều nhà trí thức, trong đó có triết gia Roger Scruton, người Anh.
Triết gia Roger Scruton sinh năm 1944, là tác giả của trên 30 cuốn sách, trong đó có các cuốn nổi tiếng như: ”Nghệ thuật và tưởng tưởng” (1974). ”Ước muốn tính dục” (1986), ”Vẻ đẹp của âm nhạc” (1997), và ”Một triết lý chính trị: các lý lẽ cho khuynh hướng bảo thủ” (2006). Ông Scruton hiện là giáo sư môn khoa học tâm lý tại đại học Virginia bên Hoa Kỳ. Ông bênh vực chiều kích siêu việt của con người và ý niệm quốc gia, chống lại khuyh hướng toàn cầu hóa chủ trương hủy bỏ các biên giới địa lý, văn hóa và tập tục của các dân tộc trên thế giới.
Trong khảo luận tựa đề ”Việc sử dụng tốt khuynh hướng bi quan” triết gia Scruton cho rằng các tổ chức và cơ cấu quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu châu và Thị trường mậu dịch quốc tế cũng như các cơ cấu liên quốc khác chỉ là ”những niềm hy vọng giả dối”. Đứng trước ”chất nước đen cáu bẩn toàn cầu hóa” nhằm xóa bỏ các khác biệt, các nền văn hóa, các dân tộc và chủ quyền, cần phải cấp thiết trở lại với ý thức quốc gia dân tộc và nói ”không” với hiện tượng toàn cầu hóa.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông về thế giới Tây phương và sự dối trá của việc toàn cầu hóa.
Hỏi: Thưa giáo sư Scruton, giáo sư đề cao vai trò của quốc gia dân tộc trước quyền lực qúa lớn của các cơ cấu vượt trên các quốc gia. Giáo sư không sợ bị coi là theo khuynh hướng quốc gia qúa khích sao?
Đáp: Người ta luôn luôn lẫn lộn việc bảo vệ quốc gia với việc bảo vệ chủ nghĩa quốc gia. Nó giống như phản ửng tự động của Liên Hiệp Âu châu đối với bất cứ nỗ lực nào bảo vệ quyền tối thượng của quốc gia chống lại tệ nạn bàn giấy rườm rà của Quốc hội âu châu ở Bruxelles. Trong thế kỷ XIX các chủ nghĩa quốc gia thường đã rất là bạo lực và ý thức hệ, điển hình như tại Italia, với các buổi biểu tình, cờ quạt, các anh hùng giả tạo, và các vụ đổ máu. Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả những điều này đã bắt đầu với cuộc Cách Mạng Pháp và tiếng gọi của ”Tổ quốc”. Nhưng việc bảo vệ quốc gia không dính dáng gì tới tất cả những điều này.
Hỏi: ”Điều này” có nghĩa là gì, thưa giáo sư?
Đáp: Một cách đơn sơ, đó là việc bảo vệ quyền tối thượng địa lý, các biên giới, khu phố, các tục lệ cũng như nền dân chủ và luật lệ. Không thể có một nền dân chủ liên quốc gia được, và vai trò của luật lệ do các tòa án Âu châu áp đặt chỉ là một sự khôi hài chế nhạo luật lệ. Nền dân chủ và vai trò của luật lệ chỉ có thể hiện hữu trong ranh giới của một quốc gia xác định.
Hỏi: Giáo sư đã trích dẫn triết gia Emmanuel Kant và dự án ”cho hòa bình vĩnh viễn” của ông. Giáo sư cho rằng Liên Hiệp Quốc không phải là tổ chức như nó đáng lý phải là, vì nó bao gồm cả các quốc gia độc tài không dân chủ. Thế thì phải thay đổi Liên Hiệp Quốc như thế nào, thưa giáo sư?
Đáp: Dĩ nhiên Liên Hiệp Quốc là một tổ chức rất thiếu sót, vì nó trao ban cùng sự tin tưởng và hợp pháp hóa cho cả các tay độc tài chuyên chế và tội phạm mafia cũng như cho các vị lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ. Chính vì thế không thể coi Liên Hiệp Quốc là một tổ chức nghiêm chỉnh được. Làm sao mà có thể coi Liên Hiệp Quốc là có uy tín, khi nó chỉ định nhà độc tài Libia Gheddafi làm chủ tịch Ủy ban nhân quyền?
Cách thức duy nhất giúp Liên Hiệp Quốc thay đổi đó là di chuyển, hướng tới dân chủ và lo lắng cho các vấn đề mà các quyết định của nó tuyệt đối cần thiết cho hạnh phúc của nhân loại. Điều này có nghĩa là phải thay đổi đối với tất cả các tổ chức thừa thãi chỉ tốn tiền vô ích như UNESCO, trong đó các tay độc tài chuyên chế và các tay trẻ tuổi xấc xược có điệu bộ phách lối ta đây là đại điện của các dân tộc đã không bao giờ lựa chọn họ.
Hỏi: Thưa giáo sư, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI làm vang vọng lại tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II, đề cập tới một Âu châu ”tự ghét bỏ chính mình”, đặc biệt đối với các gốc rễ kitô của nó. Làm thế nào để biện minh cho điều mà giáo sư gọi là ”sự sợ hãi chanh chua” của dại lục Âu châu gìa nua này?
Đáp: Điều mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi là ”sự thù ghét chính mình”, tôi định nghĩa nó là ”nền văn hóa từ rẫy”. Người âu châu chúng ta đến từ hai cuộc chiến đã gây ra một ý thức về tội lỗi lớn; tuy nhiên chúng ta cũng có một gia tài văn minh đáng tin cậy. Thế nhưng có nhiều người chống lại việc thừa nhận gia tài ấy và trốn chạy trong ý thức lỗi lầm. Điều này đặc biệt xảy ra với phe tả, trong đó sự oán hờn đối với đặc ân và quyền bính bắt đầu xóa bỏ mọi tôn trọng đối với sự chinh phục cao cả của luật lệ và sự tự do, mà người âu châu chúng ta đã thừa tự. Ngoài ra còn có một ”kỹ nghệ hàn lâm” chuyên môn biện minh cho nền văn hóa khước từ đó.
Hỏi: Giáo sư có thể kể tên một số nhân vật của kỹ nghệ này hay không?
Đáp: Tôi nghĩ tới vài tên tuổi trong các ngành văn chương và khoa học xã hội: từ Foucault cho tới Deleuze và Toni Negri, cũng như tổ chức mác xít Italia hồi thập niên 1960. Nguồn gốc của thái độ đó là việc đánh mất đức tin tôn giáo. Nhưng cũng có một loại tự nghắm nghía chính mình nữa, nghĩa là tâm tình, qua đó một người thiết định sự trong sạch của riêng mình, bằng cách khước từ các sự vật, thay vì phải chịu làm việc và tuân hành kỷ luật đòi hỏi để chấp nhận chúng.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư chỉ trích tổ chức Mậu dịch quốc tế WTO, bởi vì nó trải đài thị trường tự do trên toàn cầu và gây thiệt hại cho các thực tại kinh tế địa phương. Vậy thì cần phải trở lại với chế độ bảo hộ hay sao?
Dap: Tôi không coi việc trở lại với chế độ bảo hộ là một điều xấu xa. Có một vài điều cần phải được bảo vệ khỏi sức mạnh của thị trường, chẳng hạn như các tương quan tính dục, các giá tri gia đình, các niềm tin tôn giáo. Có thực sự là chúng ta nghĩ rằng thị trường phải vượt lên trên thói quen của người hồi giáo mỗi ngày cầu nguyện 5 lần, vì một thói quen như thế gây ra thiệt thòi kinh tế cho các xã hội hồi không? Hãy để cho họ bảo vệ các thị trường của họ, nếu điều này có nghĩa là bảo vệ các giá trị và lối sống của họ. Và chúng ta cũng hãy làm như thế. Nhưng cho rằng thị trường toàn cầu là phải có cùng các mức độ sống cao như mức độ sống của chúng ta thì nhất định là một ý tưởng không lành mạnh rồi.
Hỏi: Trong khảo luận của mình giáo sư nêu bật việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu như là điều khả thể: như thế là quốc gia hồi giáo to lớn này sẽ được che chở khỏi tình trạng không được là thành viên hiện hành trong thế giới hồi giáo. Giáo sư có đồng ý cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu không?
Đáp: Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Tôi là một người phò nước Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tôi thích một nước Thổ Nhĩ Kỳ do Kemal Ataturk nhào nặn hơn là nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Tôi sẽ rất sung sướng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu, nếu Anh quốc không là thành viên. Nhưng Liên Hiệp Âu châu có một đòi hỏi nguy hiểm đối với thị trường lao động tự do, có nghĩa là tự do di chuyển việc làm như hướng tới Anh quốc chẳng hạn. Nếu Liên Hiệp Âu châu đã không có bắt buộc này và để yên quyền tối thượng quốc gia, thì sẽ không có vấn đề của người di chuyển. Nhưng vì sự việc là như vậy, nên tôi chống lại sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu. Nhưng tôi coi vấn đề này như là một thất bại lớn của Liên Hiệp Âu châu, vì một nước có thể là thành viên lại bị khước từ như vậy. Còn hơn thế nữa Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành kẻ thù tương lai của Liên Hiệp Âu châu. (Avvenire 3-3-2012)
Sau một thời gian ca tụng và đề cao việc toàn cầu hóa, ngày nay xem ra đề tài này không còn sức hấp dẫn như trước nữa. Lý do là vì sự toàn cầu hóa chỉ có tính cách một chiều, và hầu như chỉ nằm trong lãnh vực thương mại, dựa trên đó các nước kỹ nghệ giầu tây phương đòi cho mình quyền xuất cảng hàng hóa sang các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba, nhưng lại hạn chế tối đa hay cấm các nước đang trên đường phát triển xuất cảng sản phẩm và hàng hóa của họ sang các nước tây phương.
Đây đã là lý do khiến cho nhiều vị lãnh đạo tôn giáo các nước Phi châu, Á châu và châu Mỹ Latinh tỏ ra rất dè dặt với chiêu bài ”toàn cầu hóa kinh tế thương mại”, vì các vị thấy nó không đem lại ích lợi gì cho các dân tộc nghèo, mà chỉ làm lời cho các quốc gia giầu và các tổ chức siêu quốc tìm các thị trường mới để bán các sản phẩm của họ, với các điều kiện khiến cho các nước nghèo ngày càng phải tùy thuộc vào các nước giầu nhiều hơn.
Tuy nhiên, đây không phải chỉ là lập trường của nhiều vị lãnh đạo tôn giáo, mà cũng là ý kiến của nhiều nhà trí thức, trong đó có triết gia Roger Scruton, người Anh.
Triết gia Roger Scruton sinh năm 1944, là tác giả của trên 30 cuốn sách, trong đó có các cuốn nổi tiếng như: ”Nghệ thuật và tưởng tưởng” (1974). ”Ước muốn tính dục” (1986), ”Vẻ đẹp của âm nhạc” (1997), và ”Một triết lý chính trị: các lý lẽ cho khuynh hướng bảo thủ” (2006). Ông Scruton hiện là giáo sư môn khoa học tâm lý tại đại học Virginia bên Hoa Kỳ. Ông bênh vực chiều kích siêu việt của con người và ý niệm quốc gia, chống lại khuyh hướng toàn cầu hóa chủ trương hủy bỏ các biên giới địa lý, văn hóa và tập tục của các dân tộc trên thế giới.
Trong khảo luận tựa đề ”Việc sử dụng tốt khuynh hướng bi quan” triết gia Scruton cho rằng các tổ chức và cơ cấu quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu châu và Thị trường mậu dịch quốc tế cũng như các cơ cấu liên quốc khác chỉ là ”những niềm hy vọng giả dối”. Đứng trước ”chất nước đen cáu bẩn toàn cầu hóa” nhằm xóa bỏ các khác biệt, các nền văn hóa, các dân tộc và chủ quyền, cần phải cấp thiết trở lại với ý thức quốc gia dân tộc và nói ”không” với hiện tượng toàn cầu hóa.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông về thế giới Tây phương và sự dối trá của việc toàn cầu hóa.
Hỏi: Thưa giáo sư Scruton, giáo sư đề cao vai trò của quốc gia dân tộc trước quyền lực qúa lớn của các cơ cấu vượt trên các quốc gia. Giáo sư không sợ bị coi là theo khuynh hướng quốc gia qúa khích sao?
Đáp: Người ta luôn luôn lẫn lộn việc bảo vệ quốc gia với việc bảo vệ chủ nghĩa quốc gia. Nó giống như phản ửng tự động của Liên Hiệp Âu châu đối với bất cứ nỗ lực nào bảo vệ quyền tối thượng của quốc gia chống lại tệ nạn bàn giấy rườm rà của Quốc hội âu châu ở Bruxelles. Trong thế kỷ XIX các chủ nghĩa quốc gia thường đã rất là bạo lực và ý thức hệ, điển hình như tại Italia, với các buổi biểu tình, cờ quạt, các anh hùng giả tạo, và các vụ đổ máu. Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả những điều này đã bắt đầu với cuộc Cách Mạng Pháp và tiếng gọi của ”Tổ quốc”. Nhưng việc bảo vệ quốc gia không dính dáng gì tới tất cả những điều này.
Hỏi: ”Điều này” có nghĩa là gì, thưa giáo sư?
Đáp: Một cách đơn sơ, đó là việc bảo vệ quyền tối thượng địa lý, các biên giới, khu phố, các tục lệ cũng như nền dân chủ và luật lệ. Không thể có một nền dân chủ liên quốc gia được, và vai trò của luật lệ do các tòa án Âu châu áp đặt chỉ là một sự khôi hài chế nhạo luật lệ. Nền dân chủ và vai trò của luật lệ chỉ có thể hiện hữu trong ranh giới của một quốc gia xác định.
Hỏi: Giáo sư đã trích dẫn triết gia Emmanuel Kant và dự án ”cho hòa bình vĩnh viễn” của ông. Giáo sư cho rằng Liên Hiệp Quốc không phải là tổ chức như nó đáng lý phải là, vì nó bao gồm cả các quốc gia độc tài không dân chủ. Thế thì phải thay đổi Liên Hiệp Quốc như thế nào, thưa giáo sư?
Đáp: Dĩ nhiên Liên Hiệp Quốc là một tổ chức rất thiếu sót, vì nó trao ban cùng sự tin tưởng và hợp pháp hóa cho cả các tay độc tài chuyên chế và tội phạm mafia cũng như cho các vị lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ. Chính vì thế không thể coi Liên Hiệp Quốc là một tổ chức nghiêm chỉnh được. Làm sao mà có thể coi Liên Hiệp Quốc là có uy tín, khi nó chỉ định nhà độc tài Libia Gheddafi làm chủ tịch Ủy ban nhân quyền?
Cách thức duy nhất giúp Liên Hiệp Quốc thay đổi đó là di chuyển, hướng tới dân chủ và lo lắng cho các vấn đề mà các quyết định của nó tuyệt đối cần thiết cho hạnh phúc của nhân loại. Điều này có nghĩa là phải thay đổi đối với tất cả các tổ chức thừa thãi chỉ tốn tiền vô ích như UNESCO, trong đó các tay độc tài chuyên chế và các tay trẻ tuổi xấc xược có điệu bộ phách lối ta đây là đại điện của các dân tộc đã không bao giờ lựa chọn họ.
Hỏi: Thưa giáo sư, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI làm vang vọng lại tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II, đề cập tới một Âu châu ”tự ghét bỏ chính mình”, đặc biệt đối với các gốc rễ kitô của nó. Làm thế nào để biện minh cho điều mà giáo sư gọi là ”sự sợ hãi chanh chua” của dại lục Âu châu gìa nua này?
Đáp: Điều mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi là ”sự thù ghét chính mình”, tôi định nghĩa nó là ”nền văn hóa từ rẫy”. Người âu châu chúng ta đến từ hai cuộc chiến đã gây ra một ý thức về tội lỗi lớn; tuy nhiên chúng ta cũng có một gia tài văn minh đáng tin cậy. Thế nhưng có nhiều người chống lại việc thừa nhận gia tài ấy và trốn chạy trong ý thức lỗi lầm. Điều này đặc biệt xảy ra với phe tả, trong đó sự oán hờn đối với đặc ân và quyền bính bắt đầu xóa bỏ mọi tôn trọng đối với sự chinh phục cao cả của luật lệ và sự tự do, mà người âu châu chúng ta đã thừa tự. Ngoài ra còn có một ”kỹ nghệ hàn lâm” chuyên môn biện minh cho nền văn hóa khước từ đó.
Hỏi: Giáo sư có thể kể tên một số nhân vật của kỹ nghệ này hay không?
Đáp: Tôi nghĩ tới vài tên tuổi trong các ngành văn chương và khoa học xã hội: từ Foucault cho tới Deleuze và Toni Negri, cũng như tổ chức mác xít Italia hồi thập niên 1960. Nguồn gốc của thái độ đó là việc đánh mất đức tin tôn giáo. Nhưng cũng có một loại tự nghắm nghía chính mình nữa, nghĩa là tâm tình, qua đó một người thiết định sự trong sạch của riêng mình, bằng cách khước từ các sự vật, thay vì phải chịu làm việc và tuân hành kỷ luật đòi hỏi để chấp nhận chúng.
Hỏi: Thưa giáo sư, giáo sư chỉ trích tổ chức Mậu dịch quốc tế WTO, bởi vì nó trải đài thị trường tự do trên toàn cầu và gây thiệt hại cho các thực tại kinh tế địa phương. Vậy thì cần phải trở lại với chế độ bảo hộ hay sao?
Dap: Tôi không coi việc trở lại với chế độ bảo hộ là một điều xấu xa. Có một vài điều cần phải được bảo vệ khỏi sức mạnh của thị trường, chẳng hạn như các tương quan tính dục, các giá tri gia đình, các niềm tin tôn giáo. Có thực sự là chúng ta nghĩ rằng thị trường phải vượt lên trên thói quen của người hồi giáo mỗi ngày cầu nguyện 5 lần, vì một thói quen như thế gây ra thiệt thòi kinh tế cho các xã hội hồi không? Hãy để cho họ bảo vệ các thị trường của họ, nếu điều này có nghĩa là bảo vệ các giá trị và lối sống của họ. Và chúng ta cũng hãy làm như thế. Nhưng cho rằng thị trường toàn cầu là phải có cùng các mức độ sống cao như mức độ sống của chúng ta thì nhất định là một ý tưởng không lành mạnh rồi.
Hỏi: Trong khảo luận của mình giáo sư nêu bật việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu như là điều khả thể: như thế là quốc gia hồi giáo to lớn này sẽ được che chở khỏi tình trạng không được là thành viên hiện hành trong thế giới hồi giáo. Giáo sư có đồng ý cho Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu không?
Đáp: Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Tôi là một người phò nước Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tôi thích một nước Thổ Nhĩ Kỳ do Kemal Ataturk nhào nặn hơn là nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Tôi sẽ rất sung sướng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu, nếu Anh quốc không là thành viên. Nhưng Liên Hiệp Âu châu có một đòi hỏi nguy hiểm đối với thị trường lao động tự do, có nghĩa là tự do di chuyển việc làm như hướng tới Anh quốc chẳng hạn. Nếu Liên Hiệp Âu châu đã không có bắt buộc này và để yên quyền tối thượng quốc gia, thì sẽ không có vấn đề của người di chuyển. Nhưng vì sự việc là như vậy, nên tôi chống lại sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Âu châu. Nhưng tôi coi vấn đề này như là một thất bại lớn của Liên Hiệp Âu châu, vì một nước có thể là thành viên lại bị khước từ như vậy. Còn hơn thế nữa Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành kẻ thù tương lai của Liên Hiệp Âu châu. (Avvenire 3-3-2012)