9. QUYẾT THÚC TAM HỐI
Quyết Thúc là người rất tự tin.
Ông ta cày ruộng ở phía bắc núi Quy, trồng lúa trên chỗ đất cao, dùng chỗ đất thấp trồng hoa màu.
Bạn bè nói cho ông ta nghe tập tính của lúa và hoa màu, để ông ta đổi cách trồng lại. Quyết Thúc không nghe, kết quả trồng lúa mười năm mà ngay cả một chút lương thực để dành trong kho cũng không có. Thế là ông ta đi đến ruộng của bạn bè để coi, những đám ruộng ấy thu hoạch rất phong phú.
Ông ta nói với bạn:
- “Tôi biết hối cải rồi”.
Không lâu sau đó, anh ta đến huyện Văn Thượng buôn bán, nhìn thấy hàng hóa ở đây bán chạy, bèn lập tức đi mua và thường tranh mua với người khác, hàng hóa vừa đến tay thì có rất nhiều người có hàng hóa bán đắt đều đến, do đó hàng hóa của ông ta rất khó bán được.
Bạn bè nói với anh ta:
- “Người biết làm ăn buôn bán, thường mua hàng hóa của những người không cần bán gấp, thời cơ đến thì lại bán ra, sẽ được lời gấp đôi”. Quyết Thúc không nghe.
Cứ thế buôn bán đến mười năm cho đến khi trở thành túng thiếu, lúc này lại đến thi lễ bạn bè:
- “Từ này về sau không dám không hối cải”.
Qua một thời gian sau, ông ta muốn ngồi thuyền đi biển và mời bạn bè cùng đi, thế là họ trôi giạt lênh đênh trên biển đến chỗ nước sâu, bạn bè nói:
- “Phải trở về chỗ cũ rồi mới tiến về phía trước, e rằng khó mà ra được”.
Ông ta lại không nghe, thuyền tiến vào trong chỗ nước sâu, trôi lênh đênh trên biển chín năm, nhờ một trận cuồng phong và sóng lớn khuấy động thuyền mới trôi vào bờ.
Khi về đến nhà thì đầu tóc đã bạc trắng, thân hình ốm yếu tong teo, không ai nhận ra ông ta, ông ta khấu đầu với bạn bè và ngửa mặt lên trời thề thốt:
- “Nếu tôi không hối cải lần nữa, thì có thái dương chứng kiến”.
Bạn bè cười nhạo nói:
- “Dù bây giờ ông có hối cải, thì là quá muộn rồi”.
(Úc Li tử)
Suy tư 9:
Người ta nói: “quá tam ba bận” hoặc là “bất quá tam” thì cũng như nhau, nghĩa là làm việc gì đến lần thứ ba mà vẫn không được thì thôi, không làm nữa.
Có những trẻ em có những tật xấu như hỗn hào với cha mẹ, với người lớn, nhưng cha mẹ thì cứ nói: nó còn nhỏ đợi lớn thì khắc nó biết lễ phép, thế là không chịu dạy con sống có lễ phép với mọi người; đến khi con lớn lên tuổi thanh niên thì cha mẹ nói: ôi, thời đại bây giờ vậy đó, để nó theo kịp chúng kịp bạn, thế là như một lời động viên con mình cứ theo nếp sống cũ ngày càng hư hỏng với đạm bạn xấu; khi con trai lập gia đình có con cái thì cứ cái đà như thế mà sống bê bối, rượu chè cờ bạc, làm khổ vợ con. Đến lúc này thì cha mẹ ôm một mối hận trong lòng mà “tiêu diêu miền cực lạc” vì không dạy con nên người.
Ba lần hối hận là tượng trưng cho ba giai đoạn của đời người, tuổi trẻ, trung niên và tuổi già. Đến lần hối hận thứ ba thì chẳng còn gì cả, vì sắp “xuống lổ” rồi, thật đáng tiếc thay.
Hối hận ngay bây giờ, đừng đợi đến ngày mai, vì chúng ta không biết lúc nào thì Con Người sẽ đến.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Quyết Thúc là người rất tự tin.
Ông ta cày ruộng ở phía bắc núi Quy, trồng lúa trên chỗ đất cao, dùng chỗ đất thấp trồng hoa màu.
Bạn bè nói cho ông ta nghe tập tính của lúa và hoa màu, để ông ta đổi cách trồng lại. Quyết Thúc không nghe, kết quả trồng lúa mười năm mà ngay cả một chút lương thực để dành trong kho cũng không có. Thế là ông ta đi đến ruộng của bạn bè để coi, những đám ruộng ấy thu hoạch rất phong phú.
Ông ta nói với bạn:
- “Tôi biết hối cải rồi”.
Không lâu sau đó, anh ta đến huyện Văn Thượng buôn bán, nhìn thấy hàng hóa ở đây bán chạy, bèn lập tức đi mua và thường tranh mua với người khác, hàng hóa vừa đến tay thì có rất nhiều người có hàng hóa bán đắt đều đến, do đó hàng hóa của ông ta rất khó bán được.
Bạn bè nói với anh ta:
- “Người biết làm ăn buôn bán, thường mua hàng hóa của những người không cần bán gấp, thời cơ đến thì lại bán ra, sẽ được lời gấp đôi”. Quyết Thúc không nghe.
Cứ thế buôn bán đến mười năm cho đến khi trở thành túng thiếu, lúc này lại đến thi lễ bạn bè:
- “Từ này về sau không dám không hối cải”.
Qua một thời gian sau, ông ta muốn ngồi thuyền đi biển và mời bạn bè cùng đi, thế là họ trôi giạt lênh đênh trên biển đến chỗ nước sâu, bạn bè nói:
- “Phải trở về chỗ cũ rồi mới tiến về phía trước, e rằng khó mà ra được”.
Ông ta lại không nghe, thuyền tiến vào trong chỗ nước sâu, trôi lênh đênh trên biển chín năm, nhờ một trận cuồng phong và sóng lớn khuấy động thuyền mới trôi vào bờ.
Khi về đến nhà thì đầu tóc đã bạc trắng, thân hình ốm yếu tong teo, không ai nhận ra ông ta, ông ta khấu đầu với bạn bè và ngửa mặt lên trời thề thốt:
- “Nếu tôi không hối cải lần nữa, thì có thái dương chứng kiến”.
Bạn bè cười nhạo nói:
- “Dù bây giờ ông có hối cải, thì là quá muộn rồi”.
(Úc Li tử)
Suy tư 9:
Người ta nói: “quá tam ba bận” hoặc là “bất quá tam” thì cũng như nhau, nghĩa là làm việc gì đến lần thứ ba mà vẫn không được thì thôi, không làm nữa.
Có những trẻ em có những tật xấu như hỗn hào với cha mẹ, với người lớn, nhưng cha mẹ thì cứ nói: nó còn nhỏ đợi lớn thì khắc nó biết lễ phép, thế là không chịu dạy con sống có lễ phép với mọi người; đến khi con lớn lên tuổi thanh niên thì cha mẹ nói: ôi, thời đại bây giờ vậy đó, để nó theo kịp chúng kịp bạn, thế là như một lời động viên con mình cứ theo nếp sống cũ ngày càng hư hỏng với đạm bạn xấu; khi con trai lập gia đình có con cái thì cứ cái đà như thế mà sống bê bối, rượu chè cờ bạc, làm khổ vợ con. Đến lúc này thì cha mẹ ôm một mối hận trong lòng mà “tiêu diêu miền cực lạc” vì không dạy con nên người.
Ba lần hối hận là tượng trưng cho ba giai đoạn của đời người, tuổi trẻ, trung niên và tuổi già. Đến lần hối hận thứ ba thì chẳng còn gì cả, vì sắp “xuống lổ” rồi, thật đáng tiếc thay.
Hối hận ngay bây giờ, đừng đợi đến ngày mai, vì chúng ta không biết lúc nào thì Con Người sẽ đến.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info