16. NGƯỜI GIÀU DÁNG TẶC (CƯỚP)
Trước đây có một người một chữ bẻ đôi cũng không biết, đi ra buôn bán ở bên ngoài.
Một hôm, ông ta cho thuyền dừng lại bên cạnh chùa Giang Tâm và cùng với bạn bè lên bờ viếng cảnh chùa, thấy trên bức tường viết ba chữ “Phú Giang Tâm賦江心”, thương nhân vội vàng ra khỏi chùa kêu phu thuyền:
- “Mau chèo thuyền, chỗ này có cướp Giang Tâm, không thể dừng lâu được”.
Lời nói chưa dứt thì người đã lên thuyền.
Bạn bè đuổi theo khuyên:
- “Đừng vội, trên đó viết là phú 賦 ” (1) chứ không phải là tặc 賊 ”.
Thương nhân lắc đầu liên tục, nói:
- “Anh nói “phú富” (2) thì cho là “phú”, nó vẫn là mang dáng “tặc”.
(Hoa diên thú lạc đàm tiếu tửu lịnh)
Suy tư 16:
Có những phú ông tiền của chất đầy kho đầy tủ, nhưng vẫn cứ làm “tặc賊 ” (đạo tặc); có những ông quan lên xe xuống ngựa nhưng là những người ăn cướp của người nghèo, bởi vì họ giàu có về vật chất nhưng lại nghèo về đạo đức, nhất là đạo đức làm người.
Chữ “phú賦 ” và chữ “tặc賊 ” rất giống nhau, nhìn qua loa là lầm chữ “phú” ra chữ “tặc”, chữ “tặc” ra chữ “phú”, cũng vậy, từ cái tốt qua cái xấu chỉ cách nhau có một...sợi tóc, nên khó mà phân biệt được.
Có một vài người Ki-tô hữu thích phê bình người khác cách thậm tệ thiếu đức ái, rồi cho đó là việc mạc khải của Đức Chúa Thánh Thần dạy họ làm, họ đang từ cái tốt (góp ý) qua cái xấu (thiếu đức ái) cách nhau một sợi tóc, mà nếu không khiêm tốn cầu nguyện thì họ sẽ trở thành tảng đá chắn đường tiến đức của mình và của tha nhân.
Người thương nhân không biết chữ nên dù có giải thích thì ông ta cũng không hiểu.
Người cố chấp thường là người lấy cái kiêu ngạo để bịt lối khôn ngoan của mình, cho nên họ không nhận ra đâu là ý Chúa và đâu là ý của mình !
(1) Chữ “phú賦 ” và chữ “ tặc賊 ” mới nhìn thì giống nhau, nhưng nhìn kỷ thì khác nhau..
(2) Chữ 富 cũng đọc là “phú” nghĩa là giàu. Ông thương nhân không biết chữ nên hiểu lầm ý nghĩa của các chữ, thật tội nghiệp.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trước đây có một người một chữ bẻ đôi cũng không biết, đi ra buôn bán ở bên ngoài.
Một hôm, ông ta cho thuyền dừng lại bên cạnh chùa Giang Tâm và cùng với bạn bè lên bờ viếng cảnh chùa, thấy trên bức tường viết ba chữ “Phú Giang Tâm賦江心”, thương nhân vội vàng ra khỏi chùa kêu phu thuyền:
- “Mau chèo thuyền, chỗ này có cướp Giang Tâm, không thể dừng lâu được”.
Lời nói chưa dứt thì người đã lên thuyền.
Bạn bè đuổi theo khuyên:
- “Đừng vội, trên đó viết là phú 賦 ” (1) chứ không phải là tặc 賊 ”.
Thương nhân lắc đầu liên tục, nói:
- “Anh nói “phú富” (2) thì cho là “phú”, nó vẫn là mang dáng “tặc”.
(Hoa diên thú lạc đàm tiếu tửu lịnh)
Suy tư 16:
Có những phú ông tiền của chất đầy kho đầy tủ, nhưng vẫn cứ làm “tặc賊 ” (đạo tặc); có những ông quan lên xe xuống ngựa nhưng là những người ăn cướp của người nghèo, bởi vì họ giàu có về vật chất nhưng lại nghèo về đạo đức, nhất là đạo đức làm người.
Chữ “phú賦 ” và chữ “tặc賊 ” rất giống nhau, nhìn qua loa là lầm chữ “phú” ra chữ “tặc”, chữ “tặc” ra chữ “phú”, cũng vậy, từ cái tốt qua cái xấu chỉ cách nhau có một...sợi tóc, nên khó mà phân biệt được.
Có một vài người Ki-tô hữu thích phê bình người khác cách thậm tệ thiếu đức ái, rồi cho đó là việc mạc khải của Đức Chúa Thánh Thần dạy họ làm, họ đang từ cái tốt (góp ý) qua cái xấu (thiếu đức ái) cách nhau một sợi tóc, mà nếu không khiêm tốn cầu nguyện thì họ sẽ trở thành tảng đá chắn đường tiến đức của mình và của tha nhân.
Người thương nhân không biết chữ nên dù có giải thích thì ông ta cũng không hiểu.
Người cố chấp thường là người lấy cái kiêu ngạo để bịt lối khôn ngoan của mình, cho nên họ không nhận ra đâu là ý Chúa và đâu là ý của mình !
(1) Chữ “phú賦 ” và chữ “ tặc賊 ” mới nhìn thì giống nhau, nhưng nhìn kỷ thì khác nhau..
(2) Chữ 富 cũng đọc là “phú” nghĩa là giàu. Ông thương nhân không biết chữ nên hiểu lầm ý nghĩa của các chữ, thật tội nghiệp.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholic.org
http://facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info